Quên mật khẩu
 Register
Xem: 17941|Trả lời: 11

TIỂU SỬ NHẠC SĨ

[Sao chép liên kết]
Đăng vào 11-12-2008 09:03:19 | Hiển thị tất cả tầng |Chế độ đọc
ANH BẰNG

Lê Dinh @ Anh Bằng

Tiểu sử

Anh Bằng tên thật An Bường, sinh năm 1925 tại thị trấn Điền Hộ thuộc tỉnh Ninh Bình gần ranh giới tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 100 cây số về phía Nam. Ông theo học Trung học ở Hà Nội trước khi theo gia đình di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống ở Sài Gòn cho đến năm 1975.

Trong thời kì 1954 - 1975, nhạc sĩ Anh Bằng rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm sáng tác và phổ nhạc. Các tác phẩm như Nếu vắng anh (phổ từ bài Cần thiết của nhà thơ Nguyên Sa), Khúc Thụy du (phổ từ bài thơ cùng tên của Du Tử Lê), Người thợ săn và đàn chim nhỏ... đã được các ca sĩ Tuấn Ngọc, Ngọc Lan, Khánh Ly... thể hiện rất thành công.

Năm 1975, Anh Bằng cùng gia đình di tản sang Mỹ ở độ tuổi 50, và vẫn tiếp tục hoạt động âm nhạc với Trung tâm sản xuất và phát hành băng nhạc cassettes Dạ Lan (1981 - 1990).

Lê Minh Bằng

Năm 1966, Anh Bằng cùng với hai nhạc sĩ khác là Lê Dinh và Minh Kỳ thành lập một nhóm sáng tác nhạc, kí chung tên là Lê Minh Bằng. Các hoạt động chính của nhóm bao gồm:

    * Mở lớp dạy nhạc có tên là "Lớp Nhạc Lê Minh Bằng" tại địa chỉ số 102/8 đường Hai Bà Trưng, Tân Định, Sài Gòn. Ba nhạc sĩ thay phiên nhau giảng dạy về lý thuyết (nhạc lý, ký âm) và thực hành (luyện giọng, xướng âm).
    * Thành lập ban nhạc "Sóng Mới", chuyên trình diễn trên đài phát thanh Sài Gòn.
    * Cố vấn cho giám đốc hãng đĩa hát Asia là ông Nguyễn Tất Oanh trong việc lựa chọn bài hát và ca sĩ.
    * Phụ trách trong việc tổ chức chương trình "Tuyển Lựa Ca Sĩ" được tổ chức hàng tuần ở rạp hát Quốc Thanh, do Đài Phát Thanh Sài Gòn thực hiện.
    * Sáng tác, xuất bản, và phổ biến nhiều ca khúc mới dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Lê Minh Bằng, Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường... Trong đó tác phẩm nổi tiếng nhất có lẽ là Chuyện tình Lan và Điệp.

Tác phẩm (chưa đầy đủ)

    * Nếu Vắng Anh
    * Hẹn Anh Ðêm Nay
    * Chuyện Giàn Thiên Lý (theo thơ Yên Thao)
    * Bướm Trắng
    * Nỗi Lòng Người Ði
    * Anh Biết Em Ði Chẳng Trở Về (thơ Thái Can)
    * Linh Hồn Tượng Ðá
    * Tango Dĩ Vãng
    * Ðêm Nguyện Cầu
    * Sài Gòn Thứ Bảy
    * Nửa Ðêm Buốt Giá
    * Tình Yêu Tuyệt Vời
    * Lời Tình Băng Giá
    * Trả Em Cay Ðắng Mộng Vàng
    * Dù Nắng Có Mong Manh
    * Nhớ Sài Gòn (cùng Trúc Giang)
    * Tâm Hồn Cô Ðơn
    * Cô Bé Môi Hồng
    * Chuyện Hoa Sim (Phổ thơ Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan)
    * Chuyện Tình Hoa Trắng (Phổ thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím của Kiên Giang)
    * Chuyện Người Con Gái Ao Sen
    * Người Thợ Săn Và Ðàn Chim Nhỏ
    * Mất Nhau Mùa Ðông
    * Từ Ðộ Ánh Trăng Tan (thơ Ðặng Hiền)
    * Khúc Thụy Du (thơ Du Tử Lê)

Những ca khúc sáng tác chung dưới tên Lê Minh Bằng:

    * Ðêm Ngoại Ô
    * Chuyện Tình Lan Và Ðiệp
    * Nó
    * Tình Là Sợi Tơ
    * Hai Mùa Mưa


[ Last edited by gmk at 2008-12-11 10:34 AM ]
 Tác giả chủ đề| Đăng vào 11-12-2008 10:38:09 | Hiển thị tất cả tầng
ANH VIỆT THU

Nhạc sĩ Anh Việt ( 1927-2008)
Cựu Ðại Tá Trần Văn Trọng, nguyên cục trưởng Cục Quân Cụ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), tức nhạc sĩ Anh Việt đã từ trần vào ngày 15 Tháng Ba 2008 tại San Jose, Bắc California, Hoa Kỳ, thọ 81 tuổi (sinh năm 1927).

Nhạc sĩ Anh Việt đã bắt đầu viết nhạc từ các năm của thập niên 1940 và có thể nói được rằng vào thời kỳ đó chưa có truyền hình và hệ thống phát thanh trên toàn Việt Nam còn thô sơ và hạn chế từng vùng, nhưng nhạc của ông đã được phổ biến rộng rãi trên các đĩa nhựa 33 tours, máy hát còn phải quay bằng tay, thay kim sau vài lần hát, chứ chưa có bao nhiêu máy chạy bằng điện, song đã giúp ông nổi tiếng ngay với các bài, như “Chiều Trong Rừng Thẳm” (1945), “Bến Cũ” (1946), “Một chuyến đi”, “Thơ Ngây” (1951)... khiến đi đến đâu từ thành thị đến các vùng nông thôn, người ta cũng đều nghe thấy vang lên các lời ca như sau:

“Trong rừng xa vắng... âm u nhuộm ánh dương mờ/Tiếng gió rít lên... ngàn cây xác xơ...” (Chiều trong rừng thẳm), hay “Bến ấy ngày xưa người đi vấn vương biệt ly, gió cuốn muôn phương về đây, thấy bóng người về hay chăng?...” (Bến Cũ), hoặc “Khi ấy em còn thơ ngây/Ðôi mắt chưa vương lệ sầu...” (Thơ ngây)...

Ngoài ra nhạc sĩ Anh Việt còn sáng tác các bản nhạc khác như “Rồi Ngàn Sau”, “Lúa Vàng”, “Một Chuyến Ði”, “Ai Xuôi Biên Thùy”, “Lỡ Chuyến Ðò”, “Ngày Xưa Yêu Nhau”...

Theo các người thân quen nhạc sĩ Anh Việt, thì cho đến năm 1993, ông còn phổ nhạc cho bài thơ của Tố Oanh, mang tựa đề “Bâng Quơ”.

Nhạc sĩ Anh Việt hồi năm 1967, từng là chủ tịch Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Ðội của QLVNCH. (L.T)

Sau đây là bài viết của nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Ðình Toàn về nhạc sĩ quá cố Anh Việt, mà chúng tôi trân trọng giới thiệu.

Nếu hai thập niên 1940-1950 được coi là phồn thịnh của tân nhạc Việt Nam, thì phần đóng góp của Anh Việt không phải là nhỏ.

Vào thời ấy, buổi sáng người ta có thể nghe thấy Ngọc Bảo và Tâm Vấn hát “Bến Cũ” của Anh Việt trên đài phát thanh Hà Nội, buổi chiều hay đêm khuya người ta lại có thể nghe tiếng Anh Ngọc/Minh Trang, Mạnh Phát/Minh Diệu, Trọng Nghĩa/Ngọc Hà hát “Lỡ Chuyến Ðò”, “Một Chuyến Ði”, “Chiều Trong Rừng Thẳm” của ông trên sóng của các đài phát thanh Huế, Pháp Á hay Sài Gòn. Ấy là chưa kể có đài còn dùng nhạc của ông để làm nhạc hiệu nữa

Hầu hết các ca khúc của Anh Việt đều là tình ca.

Và, tình của chúng ta nói chung, trong thập niên 50, thường nói về những cuộc chia ly, nỗi nhớ nhung xa cách, ước mong một ngày yên bình được trở về chốn cũ, nối lại tình xưa...

Nhạc của Anh Việt cũng vậy.

Nhưng với cái ngọt ngào của âm điệu, thơ mộng của lời ca, ông đã biến các ca khúc của mình trở thành những bài hát điển hình của một thời đại.

Chiều vàng lại đem nhớ tiếc thương

Ðây người sang với con đò xưa

Và chiều chiều thôn nữ vấn vương

Duyên tình xưa êm thấm còn đâu

Người của bốn phương

Người đã ra đi có nhớ bao giờ

Dù duyên thề ước đắm với giấc mơ

Ðường tơ vấn vương

Ðem gieo thắm tươi vào đau thương

Và cố quên tình người bơ vơ

(Lỡ Chuyến Ðò)

Anh Việt cho biết về tiểu sử của mình như sau:

“Sinh trưởng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long giữa lúc cao trào kháng Pháp dành độc lập đang bùng lên. Buổi niên thiếu sống trong khung cảnh ruộng lúa phì nhiêu với sóng triều biển cả của những chiều gió lộng với dòng Kiên Giang in bóng trăng vàng và cũng là nơi còn ghi chiến tích oanh liệt của anh hùng Nguyễn Trung Trực chống giặc Pháp, nêu gương tiết liệt với ngàn thu”.

Chính ở đây Anh Việt đã viết các ca khúc “Bến Kiên Giang”, “Chiều Trong Rừng Thẳm”, “Một Chuyến Ði”, “Lỡ Chuyến Ðò”...

Có điều hơi lạ Anh Việt là người Nam, tình yêu của ông đối với sông nước, ruộng đồng nơi mình sinh trưởng thật đằm thắm, nhưng nhạc của ông không có vẻ gì là sản phẩm của một người gốc gác miền Nam cả.

Nhà văn Nguyễn Trọng Trạc bày tỏ cảm tưởng khi nghe lại các ca khúc của Anh Việt như sau:

“Những bài hát cũ gợi lại cả trời xưa cũ, thời xưa cũ, những rung động xa xưa, cũng nhắc đến cả một chiều dài phức tạp của lịch sử đất nước Việt Nam cận đại. Anh đã khởi đi trong những ngày quật cường của quần chúng, đã sống cuộc sống giang hồ của một nghệ sĩ, đã góp tiếng lòng với quê hương, và cũng đã có tâm trạng của một kẻ bị lưu đầy”.

Còn nhà văn Thanh Nam đã mượn thơ Quang Dũng để viết về Anh Việt:

Chưa chắc cây cao hồ dễ im

Sông sâu hồ dễ đã êm đềm

Cây cao chừng đợi giờ giông tố

Sông đợi mùa dâng sóng nước lên

Có vẻ như Anh Việt muốn viết anh hùng ca, nhưng chất lãng mạn đã lấn át mọi cái khác, nên cuối cùng ông chỉ còn lại những bài tình ca.

Ngoài ngàn dặm đoàn người ra đi

Trong sương lạnh lòng trai bền chí

Ra biên quan xa xăm ngàn phương

Và còn vọng tiếng hát trong sương

Người theo ngàn gió

Biệt ly buồn nhớ

Chờ đợi bao năm

Sống với âm thầm

Chốn ấy xa xăm người đi

Chiếc bóng bên song chờ chi

Tha phương ngoài ngàn quan san

Từ bao lần lá thu tàn...

(Một Chuyến Ði)

Bài hát hùng tráng nhất của Anh Việt là bài “Chiều Trong Rừng Thẳm”. Bài hát này có thể coi như tiếng vang của tâm hồn ông đối với các nhân vật lịch sử và quê hương riêng, ông ấp ủ trong hồn. Chính nỗi bi tráng của bài hát trở thành hùng tráng:

Trong rừng xa vắng âm u nhuộm ánh dương mờ

Tiếng gió rít lên ngàn cây xác xơ

Chuông chùa vang nhắc ngân lên như những oan hồn

Rừng còn mang hận mãi trong hoàng hôn

Mây nặng u hoài

Thây ngập bên rừng

Tiếng gió hòa bi ai

Ðây là nấm mồ

Bao nhiêu quân Nam hy sinh vì quốc dân

(Chiều Trong Rừng Thẳm)

Bài tình ca ngọt ngào và trọn nghĩa nhất của Anh Việt có lẽ là bài “Thơ Ngây”. Ðây cũng là bài hát được nhiều ca sĩ chọn để trình bày nhiều hơn cả trong số các nhạc phẩm của ông.

Từ âm điệu đến lời ca có một vẻ gì đó nũng nịu, làm dáng, nhưng vẫn giữ được vẻ nghiêm trang, trong sáng, không quá trớn để trở thành bỡn cợt hay giả dối:

Khi ấy em còn thơ ngây

Ðôi mắt chưa vương lệ sầu

Cười đùa trong muôn ánh trăng

Ðắm xinh đôi môi hồng thắm

Em ngắm mây hồng hay dòng nước trong

Thấy lòng ngẩn ngơ như tìm một bóng ai

..............

Rồi một hôm

Có chàng trai trẻ đến nơi này

Ðời em có một lần

Là lần tim em thấy yêu chàng...

(Thơ Ngây)

Anh Việt có vẻ là một người sống kín đáo. Ông ít xuất hiện ở nhưng nơi công cộng, dù cho đó có là nơi người ta mang nhạc của ông ra trình diễn. Hoặc giả ông cũng có tới dự nhưng tự lẫn vào đám đông, như những khán giả vô danh khác.

Ông từng giữ những chức vụ quan trọng trong chế độ cũ của chúng ta ở Sài Gòn xưa, nhưng cũng ít người biết ông.

Từ sau biến cố 75, sống ở hải ngoại, người ta cũng không thấy ông tuyên bố điều này điều khác, ở chỗ nọ chỗ kia.

Chắc ông chọn sự im lặng.

Những người yêu nhạc ông hoàn toàn kính trọng sư im lặng của ông, và xin gửi tới ông một bông hồng tạ ơn về nhưng gì ông đã cống hiến cho âm nhạc Việt Nam.

Bến Cũ

Bến ấy ngày xưa người đi vấn vương biệt ly

Gió cuốn mây trôi về đây

Thấy bóng người về hay chăng?

Xa nhau bến xưa ngày ấy

Anh đi thế thôi từ đây

Sầu chết bên lòng

Hồn nặng nhớ mong

Biết đi sầu em mong

Nhưng ngàn dân đang ngóng

Dưới trời gió mưa

Làn gió chiều đưa

Xa nhau bến xưa ngày ấy

Anh như bóng mây hồng trôi

Về chốn xa vời

Lòng nặng nhớ mong

Cố quên sầu thương đi

Anh nguyền đi theo gió

Chớ buồn khóc chi

Càng khổ người đi

Bến ấy chiều sương chờ mong

Vấn vương lòng ta

Gió cuốn mây trôi về đâu

Cố nén sầu lòng bao năm

Nguyễn Ðình Toàn
 Tác giả chủ đề| Đăng vào 19-12-2008 08:59:18 | Hiển thị tất cả tầng
LAM PHƯƠNG


  Hai nét đặc biệt của Lam Phương:
1. Nét nhạc bình dị, chân thành và mộc mạc
2. Lam Phương rất thương mẹ và là người con có hiếu vô cùng.
Sở dĩ con người của Lam Phương như vậy là bởi tuổi thơ của ông ở miền quê Rạch Giá: nghèo nàn, thiếu thốn nhưng rào rạt yêu thương.
Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20/3/1937 tại Rạch Giá. Ông là con trai trưởng trong một gia đình gồm 6 người con. Các em của ông không ai theo con đường âm nhạc hay nghệ thuật gì cả.
Thời Thế Chiến thứ 2, miền quê miền Nam VN thường bị phi cơ của quân đội Đồng Minh (the Allied Forces) dội bom để đánh Nhật (lúc đó đang chiếm đóng toàn cõi Đông Dương). Nhiều gia đình đã phải lánh nạn, đàn ông đi trước dò đường tìm nơi định cư rồi trở về đón gia đình đi theọ Ba của LP cũng bỏ Rạch Giá lên Saigon tìm đường sinh sống nhưng . . . ông không trở về đón vợ con. Ông ở lại và có nhiều gắn bó với những người đàn bà khác. Kết quả là LP có RẤT NHIỀU em cùng cha khác mẹ.
Bởi vậy, LP rất thương mẹ. Ông đã dồn hết lòng thương yêu cho người mẹ nghèo nàn, quê mùa đau khổ nhưng thương con vô cùng.
Và cũng bởi lòng yêu thương người mẹ hiền mà LP đã quyết tâm vượt mọi trở ngại để thành công cho bằng được trong sự nghiệp âm nhạc của mình.
Cách đây 3 năm, LP đã tâm sự bằng giọng miền Nam chân chất và nụ cười hiền hòa:
- Tôi thương má tôi lắm. Má tôi là một người đàn bà quê mùa nhưng mà thực lòng thương tôi lắm. Con trai lớn mà ! Má tôi nói một câu thôi mà tôi đã ráng làm muốn chết luôn!
Hình ảnh người mẹ hiền lúc nào cũng phảng phất trong lời ca đơn sơ của ông, nhất là những nhạc phẩm đầu tiên vào giữa thập niên 50.
Năm 1947, cuộc sống của gia đình ở miền quê Rạch Giá quá khó khăn nên người con trai trưởng đầu còn xanh chỉ mới 10 tuổi đã phải bơ vơ lên Saigon một mình bỏ lại mẹ và các em để kiếm ăn và . . . để giúp gia đình.
LP đến tá túc tại nhà một người dì ở Tân Định. Khi tạm ổn định, mẹ ông dẫn các em lên theọ Cả gia đình dọn về một ngôi nhà mướn tồi tàn, chật hẹp trong một căn hẻm lầy lội tăm tối ở vùng Da Kaọ Những đêm mưa dù không lớn, nước chảy vào nhà, từ trên mái xuống, từ ngõ trước vào và cũng trong một đêm mưa năm 1954 như vậy, LP đã quá tủi thân cho cảnh cơ cực, bi đát của gia đình nên sáng tác bản "Kiếp Nghèo". Lúc đó, LP còn đang học Trung Học. Đây là thời kỳ LP bi quan nhất. Suốt tuổi thanh niên, LP đã sống trong cơ cực nên từ đó tư tưởng bi quan đã hằn sâu trong đầu óc ông. Ta có thể tìm thấy sự bi quan này trong rất nhiều tác phẩm của LP trong thập niên 60, 70 và sau này ở hải ngoạị
Một nhạc phẩm nữa cũng được LP sáng tác để nói lên cảnh nghèo của gia đình thời còn ở Đa Kao: "Đèn Khuya", sáng tác năm 1958. Cả hai bài KN và DK đều được Thanh Thúy (là ca sĩ ăn khách số 1 của miền Nam lúc đó) trình bày và đều là top ten đầu thập niên 60. Riêng bài KN thì đã bị dân gian sửa lời mà anh chắc là em đã biết (và không chừng có góp phần ).
(Thật ra, LP là nhạc sĩ tân nhạc có sáng tác bị dân gian sửa lời nhiều nhất trong suốt 68 năm tân nhạc VN (1938 - 2001). 80% sáng tác của ông, nếu không bị Trần văn Trạch, Tùng Lâm, Phi Thoàn và các hề cải lương sửa lời thì cũng bị các anh hùng hè phố, đạp xích lô sửa lờị Lý do: nhạc LP đã đi vào lòng của giới nghèo).
Sự nghiệp âm nhạc của LP bắt đầu bằng tấm lòng thương mẹ. Lúc mới mười mấy tuổi, mẹ ông thường nói với ông niềm mơ ước nhỏ bé được có một nơi trú ngụ . . . đỡ tồi tàn hơn. Câu nói của mẹ là ngọn lửa nung đúc LP trong thập niên 50 khi LP chập chững bước vào âm nhạc với quyết tâm là ông sẽ nuôi mẹ và các em bằng âm nhạc. (It was very lucky that he did it because in VN then, you simply couldn't).
(Ngày nay, tuy đã hơn 60 tuổi nhưng mỗi lần nhắc đến mẹ là ông xúc động và bật khóc nức nở. Ông khóc thành tiếng, những giọt nước mắt chảy đầm đìa xuống đôi gò má khiến người nào đối diện cũng phải mủi lòng. Mẹ ông qua đời năm 1979).
Bởi tính tình chất phác, LP được một thầy "lang băm" tân nhạc thương hại rồi dạy miễn phí căn bản nhạc lý. Tuy nhiên, LP học ông thầy này thì ít nhưng "học lóm" thì nhiềụ Thế mà cho đến nay, LP lúc nào cũng nhắc nhở và nhớ ơn vị thầy tốt bụng này cả.
Với chút vốn liếng, năm 1952, LP sáng tác nhạc phẩm đầu tay của mình tên "Chiều Thu Ấy" và dĩ nhiên là chẳng ai muốn biết đến. Năm 1954, "Chuyến Đò Vĩ Tuyến" và "Kiếp Nghèo" mới thực sự tạo tên tuổi cho ông. Từ đó, sự nghiệp của LP chắp cánh.
Ban đầu, cùng với Hoàng Thi Thơ, LP chuyên sáng tác loại dân ca theo thể điệu mambo của Nam Mỹ. Điều lạ lùng là loại nhạc mới này đi vào mọi tầng lớp quần chúng thật nhanh. Có người độc miệng gọi đó là "dân ca mắm bò". It was the lucky break for LP. Có lẽ trời không muốn phụ lòng kẻ thương mẹ.
Đây là những bản nhạc thịnh hành của LP theo điệu mambo thời đó: Khúc Ca Ngày Mùa, Trăng Thanh Bình, Nhạc Rừng Khuyạ Những bản nhạc của LP có số bán rất chạy vào cuối thập niên 50 như: CDVT, Đoàn Người Lữ Thứ, Sầu Cố Đô, Lá Thư Miền Trung, Bức Tâm Thư (mà nhiều người tưởng lầm là của P. Duy) and of course the classic "Nắng Đẹp Miền Nam".
Bài này do Hồ Đình Phương đặt lờị HDP là một thi sĩ gốc người Huế, làm thơ không được nổi tiếng lắm nhưng đặt lời nhạc thì phải nói là tuyệt. Thanh Nam (chồng nữ văn sĩ Tuý Hồng, not Túy Hồng, ca sĩ kiêm kịch sĩ mà sau này là vợ thứ 1 của LP) và HDP là 2 chuyên gia đặt lời thời đó. Họ đặt lời cho Hoàng Trọng (vua Tango), Văn Phụng (vua Blue đen), Nguyễn Hiền, Nhật Bằng, Châu Kỳ, Lam Phương.
Bài NDMN nhờ ca sĩ Kim Hoàng (từ cải lương nhảy qua tân nhạc) hát lần đầu tiên tại Đại Nhạc Hội mà nổi tiếng như cồn. Sau đó dĩa hát vòng có bài này được bán chạy như tôm tươị Và cũng từ đó, LP thoát khỏi "Kiếp Nghèo". More of it later.
Năm 1958, LP nhập ngũ. Từ đó, ông xoay qua sáng tác nhạc lính (những bản nhạc nổi tiếng như "Chiều Hành Quân", "Tình Anh Lính Chiến", "Kiếp Tha Hương"). Năm 1959, ông giải ngũ rồi gia nhập ban văn nghệ Bảo An và đoàn Hoa Tình Thương. Sau đó, LP cộng tác với Đài Phát Thanh Quân Đội, Saigon, Biệt Đoàn Văn Nghệ.
Ngoài việc sáng tác, LP còn cộng tác với những ban nhạc trên các đài phát thanh như ban Hoàng Lang, Võ Đức Tuyết, Văn Phụng, ban kịch Thẩm Thúy Hằng và ban kịch Sống của kịch sĩ Tuý Hồng. Một chi tiết ít người biết là ông thường trình diễn vào ban đêm tại một Club dành cho sĩ quan Mỹ trên lầu rạp Rex ở Saigon vào cuối thập niên 60 (lúc mới lập gia đình với Túy Hồng).
Anh xin mở ngoặc để nói sơ về TH một chút. Túy Hồng ban đầu chỉ biết dóng kịch và là một kịch sĩ nổi tiếng của ban thoại kịch Dân Nam và Kim Cương, sau nhờ LP chỉ dẫn nên hát rất nghề. Những bản nổi tiếng của LP như "Chiều Tàn", "Đèn Khuya", "Mộng Ước", "Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi" và nhất là "Phút Cuối" được TH trình bày thật truyền cảm. Giọng TH trong nhưng hơi chát. TH ngân rất điêu luyện. Tiếc là khán giả chỉ mến kịch sĩ TH chứ không mến ca sĩ TH.
Như đã nói ở trên, cuộc sống vật chất của LP đã sáng sủa hơn rất nhiều một thời gian sau khi nhạc phẩm "Nắng Đẹp Miền Nam" được tung ra và lại càng sáng sủa hơn sau "Tình Anh Lính Chiến" và "Chiều Hành Quân". Đây là 2 nhạc phẩm do chính LP xuất bản và tự phát hành. Số lượng bán 2 nhạc phẩm này phải nói là kỷ lục. Lúc này, ông đã có xe gắn máy (Lambretta) để chạy rồi (và cũng để giao nhạc lẻ cho các sạp bán nhạc rời ở Saigon).
Cuối thập niên 60 là giai đoạn vàng son nhất của LP. Ông đã bớt bi quan. Trước sự thành công của ông, một số nhà xuất bản xúm nhau lại "đánh hội đồng" tẩy chay không phổ biến những tác phẩm của ông. Tuy nhiên, khi thấy LP tự xuất bản và phát hành mà vẫn thành công và tên tuổi lại càng đi lên thì sau đó nhiều nhà phát hành lớn đã thương lượng để mua những tác phẩm của ông với giá thật caọ Trong thời gian này, LP đã mua được một căn nhà khang trang trong cư xá Lữ Gia rồi đến năm 1972, ông mua thêm được một căn nhà khác trên đường Nguyễn Tri Phương. Thế là ước mơ của mẹ ông gần 20 năm trước đã được toại nguyện.
Ngày 30/4/1975, ông rời VN trên tàu Trường Xuân cùng với gần 4,000 người khác và là một trong những người Việt Nam đầu tiên đến định cư ở Mỹ. Sau một thời gian cư ngụ tại California, LP qua Paris sống một thời gian.
Ra hải ngoại, dòng nhạc LP có rất nhiều thay đổị Trước hết, trong thời gian ở Paris, khung cảnh mới lạ mang tính chất lãng mạn và cổ kính của thành phố đó đã ảnh hưởng sâu xa đến dòng nhạc của ông. Ông cảm thấy thoải mái hơn trong việc sáng tác, có dịp sống thật với chính mình và không bị vướng bận về vấn đề thương mại, sinh kế như khi còn ở VN. Trong thời gian này, nhiều nhạc phẩm đặc sắc ra đời như: Mùa Thu Yêu Đương, Tình Hồng Paris, Cho Em Quên Tuổi Ngọc, v.v... Lời nhạc của LP ở hải ngoại có vẻ bóng bẩy hơn khi còn ở trong nước. Đối tượng của ông bây giờ không còn là giới bình dân nữạ
Ông bảo lãnh TH sang đoàn tụ. Sau đó không lâu, cuộc hôn nhân giữa LP và TH tan vỡ. Lời nhạc của ông bắt đầu hiện rõ nét chua xót, đắng cay như bài "Tình Vẫn Chưa Yên" chẳng hạn. Sự ngao ngán, thất vọng về cuộc đời, tình người đã khiến LP, một người hiền từ, ăn nói nhỏ nhẹ, cư xử thật khiêm tốn phải xúc cảm để có những lời nhạc thống thiết, uất ức như trong bài "Lầm".
Sau sự đổ vỡ này, LP đã sống những chuỗi ngày thật đau khổ. Cũng nhờ đó mà ông đã cho ra đời nhiều sáng tác đặc sắc mà điển hình là bài "Một Đời Tan Vỡ".
Sau đó, LP tìm được nguồn an ủi trong một cuộc tình rồi biến thành cuộc hôn nhân mới với người vợ tên Diệu cho đến hôm naỵ LP như tìm lại sức sống mớị Từ đó, những nhạc phẩm như "Từ Ngày Có Em Về", "Tình Đẹp Như Mơ" ra đờị Dòng nhạc LP không những phong phú mà còn tha thiết, sống động hơn như ta có thể tìm thấy trong "Bài Tango Cho Em", "Cỏ Úa", "Một Mình".
Cuối thập niên 90, LP bị bệnh tiểu đường và có lượng cholesterol caọ Ngày 13/3/1999, do biến chứng của bệnh tiểu đường, ông đã phải vào bệnh viện cấp cứu và từ đó LP bị liệt. Biến cố này đã đưa LP về lại với nỗi bi quan vốn đã đeo đuổi theo ông từ thuở còn thanh niên.
Sự nghiệp của LP gồm trên 200 tác phẩm trải dài trong một thời gian gần 50 năm.


[ Last edited by gmk at 2008-12-19 09:01 AM ]
 Tác giả chủ đề| Đăng vào 19-12-2008 09:00:37 | Hiển thị tất cả tầng
Tiểu Sử Trầm Tử Thiêng



Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh ngày 01 tháng 10 năm 1937 (tuổi Đinh Sửu) tại Đại Lộc, Quảng Nam và lớn lên ở miền Nam.

-Bắt đầu ca hát từ thuở lên 10 ở các thôn quê miền Nam VN trong thời kỳ kháng chiến chống Phăp1945-1949)
-Lánh nạn lên Saigon tiếp tục đi học và sinh hoạt ca hát ở các học đường và các đoàn thể trẻ

-Tốt nghiệp Sư Phạm và bắt đầu dạy học từ năm 1958.

-Bắt đầu sáng tác nhạc từ năm 1958 cho đến cuối đời với trên 200 ca khúc bao gồm các đề tài về tình yêu, quê hương, chiến tranh và thân phận của dân tộc VN và hàng trăm ca khúc viết cho thiếu nhi . Ông sáng tác bản hát nổi tiếng "Bài Hương Ca vô Tận" trong thời kỳ đầu tiên.

- Nhập ngũ và phục vụ tại Cục Tâm Lý Chiến thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QLVNCH từ năm 1966, và sáng tác những bài hát cho các chiến hữu miền Nam như "Quân trường vang tiếng gọi", "Đêm di hành", "Mưa trên poncho" vvv ...

-Sau Tết Mậu Thân 1968, Nhạc Sĩ đã sáng tác bài "Chuyện một chiếc cầu đã gẫy" để chia sẻ niềm đau với người dân xứ Huế, rất gần với quê hương ông, xứ Quảng Nam.

- Đến năm 1970 ông sáng tác bản "Tôn Nữ Còn Buồn", nói về trận bão lụt tàn phá miền Nam

- Biệt phái Bộ Giáo Dục từ năm 1970, tiếp tục làm việc trong ngành Phát Thanh Học Đường cho đến năm 30 tháng 4 năm 1975.

Sau mấy lần trốn tránh vì bị kết án "nhạc sĩ phản động", Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng đã vượt biên, bị bắt tù, cuối cùng ông đã đến bến bờ Tự Do vào năm 1985.

Sang Hoa Kỳ, Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng luôn sát cánh cùng các đoàn thể, tổ chức trong mục đích giữ gìn văn hóa dân tộc. Ông là cố vấn ban chấp hành Hội Ký Giả VN Hải Ngoại 2 nhiêm kỳ 1996-2000 .
- Vào cuối năm 1999, ông cùng các bạn văn nghệ sĩ sáng tác lập Thư Viện Việt Nam tại Little Saigon .

Từ khi lưu vong tị nạn, ông sống tại thủ đô tị nạn Little Saigon, tiểu bang California, hợp tác làm việc với Mây Productions, Hollywood Night và trung tâm Asia. Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng đã cùng với Nhạc sĩ trẻ Trúc Hồ sáng tác nhiều bản nhạc thích hợp cho thể loại nhạc đồng ca như "Bước Chân Việt Nam, Việt Nam niềm Nhớ, Một Ngày Việt Nam, Tình Đầu Thời Áo Trắng, Cám Ơn Anh, Hẹn Nhau năm 2000 .... ." .

Bài "Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng" sáng tác vào tháng Tám năm 1996, nhân ngày Đại Nhạc Hội "Góp Một Bàn Tay" là một bản hát lịch sử đánh dấu một làng VN được xây tại Phi Luật Tân cho những người VN lưu vong không còn tổ quốc, và không có quốc gia nào còn chấp nhận họ.

Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng còn được biết qua nhiều bản nhạc Tình sáng tác sau và trước thời điểm năm 1975, "Chợt Nghĩ Về Hai Nơi", Mười Năm Yêu Em, "Tình Ca Mùa Đông (1965), Mây Hạ (1967), Đêm Nhớ Về Sài Gòn (1987)"

Những tác phẩm của ông viết suốt hơn 40 năm đã được hầu hết các ca sĩ trong và ngoài nước trình diễn .

Ước nguyện cuối đời ông là được mang tình thương đến cho các trẻ em mồ côi. Qua nhạc sĩ Trúc Hồ và Việt Dzũng, Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng đã ký thác ước nguyện thành lập một quỹ "Bên Em đang có Ta" (là tên một sáng tác của ông viết cho trẻ em mồ côi tị nạn), để giúp các trẻ mồ côi.

Ông mất vào ngày 25 tháng 01 năm 2000.
 Tác giả chủ đề| Đăng vào 19-12-2008 09:02:51 | Hiển thị tất cả tầng
TRỊNH CÔNG SƠN

Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam. Trong sự nghiệp âm nhạc, ông đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca. Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và do đó đã chịu sự cấm đoán, hạn chế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, và ngay cả của chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau này. Nhạc của Trịnh Công Sơn được rất nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly.

Tiểu sử

Cuộc đời Trịnh Công Sơn trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, chế độ cũng như giai đoạn sáng tác. Trịnh Công Sơn quê làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông sinh tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao-hiện nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột), tỉnh Đắk Lắk. Ông lớn lên tại Huế, tốt nghiệp Đại học Sư phạm (khoa Triết học) tại Qui Nhơn. Sau đó ông trốn lính, vào Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng và làm nghề dạy học.

Ông bắt đầu viết nhạc năm 1958. Tác phẩm đầu tiên của ông là Ướt mi, được xuất bản năm 1959. Từ đó tên tuổi của ông được nhiều người biết đến. Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến, nhà cầm quyền miền Nam đã cấm lưu hành vài tác phẩm của ông[1]. Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn đối lập, cũng không tán thành việc ông gọi Chiến tranh Việt Nam là "nội chiến" trong bài Gia tài của mẹ[2], vì quan điểm của họ cho rằng đây là cuộc chiến tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, nhiều bài hát của ông lại rất thịnh hành trong công chúng cho đến hôm nay.

Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm 1970 như Diễm Xưa (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), Ca dao Mẹ, Ngủ đi con.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng tay lớn, bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968.

Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di tản sang Mỹ và ông đã phải sống 4 năm trong trại cải tạo[3]. Nhưng cũng có những nguồn tin theo tác giả Bùi Đức Lạc thì Trịnh Công Sơn chỉ đi kinh tế mới vài năm chứ không hề có cải tạo[4]. Một thời gian dài sau 1975, nhạc của ông bị cấm đoán ở tại Việt Nam hay bị một ít người ngấm ngầm tẩy chay ở hải ngoại.

Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, và có viết một số bài có nội dung ca ngợi chế độ mới như Thành phố Mùa Xuân, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ... Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản tình ca có giá trị.

Ngoài âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực như thơ, văn và hội họa.

Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai chính trong phim Đất khổ [5] [6]. Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có tính phản chiến” [7] [8]. Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam[9].Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.

Ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường.

Suốt đời, Trịnh Công Sơn yêu nhiều nhưng không chính thức kết hôn với ai, và cũng chưa chính thức công nhận con.

[sửa] Sự nghiệp sáng tác

    Bài chi tiết: Nhạc Trịnh

Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc[10], những tác phẩm không những mang đậm một phong cách riêng mà còn gửi gắm một triết lý. Ông từng lý giải cho cái sự sáng tác của mình: "Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."[11].

Nhạc tình
Bìa CD nhạc tuyển Trịnh Công Sơn, làm vào thập niên 1970

Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của họ Trịnh tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với Ướt mi đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn có những bản tình ca thấm thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ người...

Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ... Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng...

Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực.

Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam, nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là "người Việt viết tình ca hay nhất thế kỷ".

Nhạc phản chiến

Tên tuổi của Trịnh Công Sơn còn gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, ca ngợi hòa bình mà người ta thường gọi là nhạc phản chiến, sau này tài tử hơn và để tránh nhầm lẫn với những ca khúc phản chiến của tác giả khác, người ta gọi là Ca khúc da vàng.

Theo Bửu Chỉ[4], Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965- 1966. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn, trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng. Năm sau, ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc Da Vàng.

Nhạc phản chiến của họ Trịnh phần lớn viết bằng điệu Blues, cộng với lời ca chân tình thống thiết, trở nên những bài hát rất cảm động nhưng không hề yếu đuối, bỉ mị. Những bản nhạc này được ông cùng Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam, được nhiều người nhất là giới sinh viên nhiệt tình ủng hộ. Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong tự điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp.

Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn được cho là có vai trò không nhỏ trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam. Cũng vì loại nhạc này mà ông đã bị tẩy chay nhiều lần từ cả hai phe đối địch. Nhưng về phía Trịnh Công Sơn, không thể phủ nhận rằng ông đã trở thành một tên tuổi đặc biệt nhờ vào dòng nhạc này.

Cho đến nay, sau hơn 30 năm hòa bình, rất nhiều bài hát của ông vẫn còn bị cấm trình diễn tại Việt Nam, dù rất phổ biến (và được Khánh Ly phát hành băng nhạc) tại miền Nam trong thời chiến tranh Việt Nam (như bài Chính chúng ta phải nói hòa bình, Hát trên những xác người, Ta đi dựng cờ, Ta quyết phải sống)

Nhạc khác

Ngoài các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn để lại những tác phẩm viết về quê hương: Chiều trên quê hương tôi, viết cho trẻ em: Em là hoa hồng nhỏ, Mẹ đi vắng, và cả những bài có thể xếp vào loại nhạc đỏ: Huyền thoại mẹ, Em ở nông trường em ra biên giới, Nối vòng tay lớn. Trong đó những bản viết cho thiếu nhi nổi tiếng hơn cả.


Vinh dự

    * Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ Đi Con"[12] (trong Ca Khúc Da Vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly. Năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia mời Khánh Ly thu băng lần thứ nhì các nhạc phẩm của ông, cũng vào năm này ca khúc Ngủ Đi Con trở thành 1 hit ở Nhật Bản[13].
    * Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội Lỗi Cuối Cùng"
    * Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới"
    * Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai Mươi Mùa Nắng Lạ"
    * Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin Trả Nợ Người", "Sóng Về Đâu", "Em Đi Bỏ Lại Con Đường", "Ta đã thấy gì hôm nay"
    * Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển bách khoa Pháp Encyclopédie de tous les pays du monde (Coll. Les Millions)

Ca sĩ thể hiện

Tên tuổi gắn liền với những bài hát nhạc Trịnh Công Sơn là Khánh Ly, Khánh Ly đã thể hiện hầu hết những ca khúc của Trịnh Công Sơn và được cho là thành công nhất. Nhưng Khánh Ly không phải người đầu tiên hát nhạc này, trước đó đã có Thanh Thúy, Hà Thanh giới thiệu những sáng tác đầu tay của Trịnh Công Sơn ra công chúng.

Ngoài ra, nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn, tuy ít, cũng rất thành công như Thái Thanh, Lệ Thu, Lan Ngọc. Giọng nam thì có Tuấn Ngọc được Trịnh Công Sơn đánh giá rất cao khi hát nhạc của ông.

Ở Việt Nam sau 1975 cũng có những người hát nhạc Trịnh Công Sơn như Hồng Nhung, Trịnh Vĩnh Trinh theo phong cách mới và được một số khán giả đón nhận.[14][15]

Cũng nên kể đến những ca sĩ trẻ muốn dấn thân vào hát nhạc Trịnh Công Sơn bằng phong cách "mới" và "lạ", để rồi gặt hái sự không thành công, tiêu biểu là Thanh Lam, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng sau khi trình bày các ca khúc đã gặp phải sự phản đối của dư luận. [16] [17]

Đời sống tình cảm

Trịnh Công Sơn không có vợ, nhưng ông có những mối tình đẹp và lãng mạn với những phụ nữ nổi tiếng không những ở Việt Nam mà ở cả ngoại quốc. Mối tình đầu của ông là với ca sĩ Khánh Ly, rồi sau đó với một cô gái Nhật Bản làm luận án tiến sĩ về âm nhạc Trịnh Công Sơn, mối tình thứ ba của ông là với ca sĩ Hồng Nhung và mối tình thứ tư của ông là với VA..., khi ông mất VA là một trong số các người thân ở bên cạnh ông [18].

Sau 1975, đã có hai lần ông định lập gia đình. Lần đầu vào năm 1983, với một thiếu phụ tên là C.N.N., sinh năm 1944. Từ quận 18, Paris, bà C.N.N [19]. đã bay về Việt Nam trong dự định sẽ tổ chức đám cưới với ông, nhưng rồi sau đó đám cưới ấy lại vĩnh viễn không được tổ chức. Lần thứ hai, ông định cưới một cô gái thua ông 30 tuổi, là Vân Anh, Á hậu báo Tiền Phong năm 1990 [20]. [21]

Những năm cuối cùng của cuộc đời, niềm say mê lớn nhất, TCS gần như dành hết cho ca sĩ Hồng Nhung mà theo ông là "Một người quá gần gũi không biết phải gọi là ai!"... Với Hồng Nhung, tâm hồn Trịnh gần như trẻ lại, khiến bước chân ông trở nên bối rối, ngập ngừng với buổi hẹn ban đầu. [22].

Ca sĩ Hồng Nhung kể lại tình cảm của cô giành cho Trịnh Công Sơn và của Trịnh giành cho cô lần đầu gặp mặt: "Lần đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ và Sơn run vì anh quá... già!"[22]

Hoàng Anh, một người bạn gái khác của Trịnh nói về tình yêu đối với ông: "Hiện tôi vẫn để ảnh tưởng nhớ Trịnh Công Sơn trong phòng ngủ, nhưng chồng tôi không bao giờ thắc mắc, mà luôn tôn trọng thế giới riêng của tôi". Và khi trả lời phỏng vấn cô cũng phủ nhận tin đồn con đầu của cô là con của Trịnh Công Sơn. [23].

Tình yêu của Trịnh dành cho nhiều phụ nữ trẻ, đẹp và nổi tiếng, họ yêu ông say đắm, khi ông mất có người còn xin gia đình cho được để tang ông, nhưng ông không sống khăng khít với một phụ nữ nào [24]. Tài năng của ông luôn liên tục thăng hoa, ngoài âm nhạc ông còn đóng phim, hội họa [25]…. Nhưng ông nhìn nhận cuộc đời và giành tình cảm cho đời một cách rất giản đơn với không hề tham vọng, ông nói một cách thản nhiên về cuộc đời: Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống.[26]

Nhận xét

    * Nhạc sĩ Phạm Duy:

    Tình yêu trong nhạc của anh là những cảm xúc dữ dội như trái phá con tim mù loà, như nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng... Cuộc đời là hư vô chủ nghĩa, con người sống trong cảnh Chúa, Phật bỏ loài người. Cuộc đời còn là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi... Tất cả nói lên sự muộn phiền, đau đớn... - Trích trong hồi ký Phạm Duy III, thời phân chia Quốc - Cộng

    Nhạc thần thoại quê hương, nhạc tình yêu và thân phận con người của Trịnh Công Sơn có một tư tưởng chỉ đạo khá rõ, dù toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác chữ lẫn hồn thơ, nghe bảng lảng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa, nhưng nếu nghe kỹ cũng tìm ra ý chính: Trịnh Công Sơn muốn nói lên nỗi đau con người trong cuộc sống hiện đại, có tình yêu, có chiến tranh, có hận thù, có cái chết dễ dàng như chết trong mơ Anh ca tụng tình yêu và -- cũng như bất cứ nghệ sĩ nào ở trên đời này -- anh chống bạo lực và chống chiến tranh. - Trích trong hồi ký Phạm Duy III, thời phân chia Quốc - Cộng

    * Nhạc sĩ Văn Cao:

    Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là ở chính chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả ngoài biên giới nữa... - Trích trong lời bạt cuối sách trong cuốn nhạc Em còn nhớ hay em đã quên, xuất bản năm 1997.

    * Thi sĩ Bùi Giáng:

    Anh Sơn vô tận bấy chầy
    Tôi từ lẽo đẽo tháng ngày trải qua
    Niềm thống khổ đứt ruột rà
    Còn chăng? chỉ một ấy là là chi ? - Bài thơ Trịnh Công Sơn.
 Tác giả chủ đề| Đăng vào 19-12-2008 09:04:26 | Hiển thị tất cả tầng
NHẬT NGÂN

Tên thật là Trần Nhật Ngân. Sinh tại Thanh Hóa và lớn lên tại Ðà Nẵng. Cựu cán bộ tâm lý chiến trung tâm huấn luyện Quang trung. Hiện định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1982. Theo học nhạc với giáo sư Ðỗ Thế Phiệt về violon và piano. Khởi sáng tác từ năm 1959. Ngoài viết những ca khúc ký tên Nhật Ngân, ông còn một số sáng tác chung với nhạc sĩ Trần Trịnh, Và vì, cả hai chơi thân với Lâm Ðệ (con rể chủ hãng dĩa Sóng Nhạc) nên đã khai sinh ra tên: Trịnh Lâm Ngân.

Những nhạc bản phổ biến rộng trong quần chúng:

    Tôi Ðưa Em Sang Sông (viết chung với Y Vũ)
    Ngày Vui Qua Mau
    Lời Ðắng Cho Một Cuộc Tình
    Bài Hát Cho Người Kỷ Nữ
    Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về
    Một Mai Giã Từ Vũ Khí
    Xuân Này Con Không Về
    Qua Cơn Mê
    Xin Chia Buồn
    Mùa Xuân Của Mẹ
    Người Tình Và Quê Hương
    Anh Giải Phóng Tôi Hay Tôi Giải Phóng Anh?
    Ngày Ðá Ðơm Bông
    Cả Nhà Làm Thơ (phổ thơ Trần Mộng Tú)



Gần đây nhất, nhạc sĩ Nhật Ngân đã viết thêm hai ca khúc tiếp theo cho bài nhạc nổi tiếng "Xuân Này Con Không Về", là các bản "Xuân Nào Con Sẽ Về" và "Xuân Này Con Về Mẹ Ở Đâu" - được các ca sĩ Tường Nguyên và Quang Lê trình diễn rất đạt trong Video Paris By Night 76 Chủ Đề Xuân Tha Hương 2005.

Nhật Ngân: 40 năm cho âm nhạc Việt Nam


"Tôi không bao giờ than vãn cuộc đời. Tôi vẫn mang trái tim của tôi, mang sự yêu mến cuộc đời của mình để bước vào cuộc đời".
Năm nay (?) 58 tuổi đời, nhưng Nhật Ngân đã có một quá trình hoạt động trong lãnh vực âm nhạc từ 40 năm qua. Ðó là một tên tuổi lớn trong làng âm nhạc, tác giả của nhiều ca khúc giá trị - với số lượng lên tới hàng trăm bài, không kể đến những nhạc phẩm Mỹ hoặc Pháp do ông soạn lời Việt. Không những thế, ngoài việc sáng tác ca khúc, Nhật Ngân còn là tác giả của nhiều nhạc kịch rất quen thuộc trong các chương trình video.

Trần Nhật Ngân, sinh năm 1942 tại Thanh Hóa và là con út trong một gia đình sáu người con. Vì thân phụ là một công chức thường phải di chuyển nhiều, nên Nhật Ngân cũng đã từng sống ở nhiều nơi: Huế và Ðà Nẵng.

Vào khoảng cuối thập niên 50, Nhật Ngân cùng mẹ vào SàiGòn, theo chân các anh chị đã vào đây từ trước, trong khi bố ông đã qua đời từ lâu. Sau khi học hết trung học ở trường Võ Trường Toản và lấy được mảnh bằng tú tài, ông trở ra Ðà Nẵng dạy nhạc và Việt văn tại trường Phan Thanh Giản. Trước đó, tại Ðà Nẵng và Huế, Nhật Ngân đã đến với âm nhạc qua sự chỉ dẫn của các linh mục và sau đó ở Sài Gòn, qua sự hướng dẫn của những người thân trong họ là giáo sư âm nhạc và nhạc sĩ nổi tiếng như Ðỗ Thế Phiệt và Nhật Bằng.

Theo lời tâm sự của Nhật Ngân, đáng lẽ ông đã trở thành một nhạc công xử dụng vĩ cầm như người em họ là Nhật Hiền, nhưng vì gia đình ông quá nghèo, không đủ khả năng mua cho ông nhạc khí này. Do đó, ông đành quyết định thôi học. Và chính quyết định đó đã đưa Nhật Ngân đi theo con đường sáng tác.

"Tôi Ðưa Em Sang Sông"

Vì lòng đam mê âm nhạc và nhất là nhờ ở khả năng thiên phú của mình, Nhật Ngân đã hoàn thành nhạc phẩm đầu tay khi ông mới vừa 18 tuổi vào năm 1960. Ðó là một ca khúc tình cảm mang tên "Tôi Ðưa Em Sang Sông."

Về trường hợp ra đời ca khúc này, Nhật Ngân cho biết: Khi trở về dạy học ở Ðà Nẵng, ông có một người yêu. Mà thời đó các gia đình ở miền Trung, vấn đề là phải có chức phận, thì họ mới gả con gái cho mình. Thế nhưng thuở đó ông chỉ là người dạy học thôi, nhất là còn trẻ lắm, nên gia đình cô ấy không chịu gả và cô ấy đi lấy chồng. "Thật sự là ngẫu hứng thôi, tôi làm bài hát đó".

Mặc dù chưa có phương tiện phổ biến rộng rãi trong thời gian đầu, nhưng "Tôi Ðưa Em Sang Sông" đã trở thành một ca khúc được giới học sinh, sinh viên Ðà Nẵng rất ưa thích, chép tay chuyền cho nhau hát.

Sau đó Nhật Ngân gửi ca khúc này vào Sài Gòn nhờ nhạc sĩ Y Vân phổ biến dùm, với sự sửa đổi một vài chữ trong bản nhạc cho hợp với đường lối của Bộ Thông Tin, lúc đó không cho phép phổ biến những nhạc phẩm ủy mị, ướt át. Câu "Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là cánh mây trôi bốn phương trời. Và đời em là cánh hoa thì bao người ước mơ, đưa đón trông chờ" được nhạc sĩ Y Vân đổi thành "Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là chiến binh đi khắp phương trời. Mà đời em là ước mơ đẹp muôn ngàn ý thơ, như ngóng trông chờ" cho phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh của đất nước.

Câu kết của bản chính là "Nàng đã thay một lối về, thay cả bàn tay đón đưa" cũng đã được Y Vân đổi thành "Nàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa." Sự thay đổi lời ca này đã khiến cho cảm thấy "hẫng" đi một chút, như lời ông nói, vì không đúng với tâm trạng của mình khi đến lúc đó, chưa hề trải qua đời sống trong quân ngũ.

Hơn nữa, vì tác giả còn là một người chưa có tên tuổi nên cần nhờ tới một nhạc sĩ nổi tiếng đứng chung tên với "Tôi Ðưa Em Sang Sông" để dễ dàng đến với quần chúng hơn. Khi được phát hành, "Tôi Ðưa Em Sang Sông" được ký tên bởi hai người là Trần Nhật Ngân và Y Vũ.

Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về

Với một tâm hồn lãng mạn của thời niên thiếu, Nhật Ngân, vì cảm mến giọng ca của một nữ ca sĩ tên tuổi thời đó, đã cảm hứng để sáng tác tình khúc thứ nhì của ông là "Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về" đã được Lệ Thanh trình bầy lần đầu tiên qua phần phụ họa của Hồng Phúc và Thanh Sơn. Cũng như "Tôi Ðưa Em Sang Sông, " nhạc phẩm "Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về" vào đầu thập niên 60 đã trở thành ca khúc quen thuộc đối với thính giả của các đài Sài Gòn và Quân Ðội và là những nhạc phẩm được nhà Diên Hồng xuất bản dưới hình thức những bản nhạc rời bán rất chạy.

Cuộc đời quân ngũ.

Năm 1965, Nhật Ngân gia nhập Cục Tâm Lý Chiến, một năm sau ông được chuyển về làm trưởng ban văn nghệ của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung cho đến năm 1975. Trong thời kỳ này ông viết rất nhiều ca khúc về quân đội trong số có những bài quen thuộc như "Người Tình Và Quê Hương, " "Lính Xa Nhà, " "Mùa Xuân Của Mẹ, " "Xuân Này Con Không Về, " v.v. Riêng ca khúc sau là một trong những ca khúc dính liền với tên tuổi của Duy Khánh, khiến có nhiều người lầm tưởng chính Duy Khánh là tác giả.

Sau 1975 kẹt lại Việt Nam, Nhật Ngân thỉnh thoảng cùng với một số anh chị em cùng hoàn cảnh đi trình diễn nhiều nơi. Thời gian này ông đã cho ra đời nhạc phẩm nổi tiếng, có tính cách châm biếm điều mà nhà cầm quyền Việt Nam thời kỳ này gọi là "giải phóng" vào tháng Tám năm 75. Ðó là ca khúc "Anh Giải Phóng Tôi Hay Tôi Giải Phóng Anh?" được nữ ca sĩ Ngọc Minh phổ biến đầu tiên tại hải ngoại sau khi vượt biển rời khỏi Việt Nam.

Nhật Ngân sau đó cũng một mình rời Việt Nam vào năm 1982, bị kẹt ở trại tỵ nạn Sikiu, Thái Lan cho đến năm 84 mới được nhận vào Hoa Kỳ và ông được nữ ca sĩ Thanh Thúy bảo trợ về sống tại phía bắc Hollywood. Một thời gian sau, ông dời xuống Orange County ở chung với nghệ sĩ Nguyễn Long trong khi chờ ngày đoàn tụ với vợ con vào năm 90.


"Thích thì tôi viết, không thích thì tôi thôi".

Nhật Ngân lập gia đình vào năm 1969 và có ba người con. Người con gái lớn của ông tên Ngân Khánh, đã tốt nghiệp cử nhân về âm nhạc Ðại học Fullerton, nam California. Ông đã lấy tên Ngân Khánh để ký dưới một số nhạc phẩm như "Giã Từ Vũ Khí" và "Cám Ơn." Người con trai kế của ông đang theo học về ngành dược, trong khi người con trai út đã tốt nghiệp về ngành điện toán. Với tình trạng như vậy, Nhật Ngân cho là mình đã được thảnh thơi trong việc sáng tác "thích thì tôi viết, không thích thì tôi thôi."

Ngay thời gian đầu đặt chân lên đất Mỹ, Nhật Ngân đã vùi đầu ngay vào công việc sáng tác. Ông cho ra đời nhạc phẩm đầu tiên tại hải ngoại là "Hương." Nhật Ngân đã dựa trên một bài thơ của Nguyễn Long để soạn thành cakhúc này.

"Hương" đã thành công ngay từ bước đầu với tiếng hát của Elvis Phương, kế đó với tiếng hát của Tuấn Anh và gần đây hơn cả là Nguyễn Hưng.

Nhật Ngân cũng từng phổ nhạc từ một số bài thơ tại hải ngoại, trong số có bài thơ "Kiếp Sau" của Trần Mộng Tú, do Ái Vân trình bầy trên một chương trình video của trung tâm Thúy Nga.

Nhật Ngân cho biết đối với những sáng tác có "hơi hướng quê hương" của ông "thì Duy Khánh, Hương Lan, Thanh Tuyền là thích hợp hơn cả ". Do đó, ông thường nhắm vào một tiếng hát đặc biệt để sáng tác trước khi gửi đến người nghe. Còn về những ca khúc tình cảm thì "những bài của tôi như "Ngày Vui Qua Mau, " "Lời Ðắng Cho Một Cuộc Tình" hay "Hương" thì đủ giọng ca có thể hát được."

Tình trạng nghệ sĩ sáng tác hiện nay.

Theo Nhật Ngân, cuộc sống của một nghệ sĩ sáng tác hiện nay ở hải ngoại đang trong tình trạng dễ thở hơn những năm trước về mặt kinh tế mà nguyên nhân chính do sự phổ biến mạnh mẽ của các chương trình video ca nhạc.

Sự phát triển của video từ hơn 10 năm nay đã nuôi dưỡng được phong trào sáng tác nhạc mới cũng như một số hoạt động văn nghệ cho các nhạc sĩ bằng cách này hay cách khác có thể sống được. "Những năm trước thì tôi nghĩ là không sống nổi. Cái thời điểm trước, từ 84 trở đi cho tới khoảng độ 90, 91, 92 chẳng hạn thì tương đối mình sống vẫn èo ọt lắm. Nhưng những năm sau này chẳng hạn, từ khi mà video mạnh lên, những video như là Thúy Nga, Asia hay mấy trung tâm lớn họ làm mạnh lên thì tôi nghĩ nếu những người nào có khả năng thì có thể vẫn sống được với ngành âm nhạc."

Ðối với một số nhạc sĩ khi ghi nhận về dòng nhạc Việt trong nước và hải ngoại đã cho rằng có sự khác biệt, nhưng theo Nhật Ngân thì hai dòng nhạc đều giống nhau, đặt căn bản trên sự rung động của tâm hồn mình: "Tôi thật sự không biết đối với những tác giả khác như thế nàọ Nhưng mà riêng tôi, thì tôi thấy khi mình gặp những cái rung động nào đó xẩy đến với tâm hồn mình thì mình vẫn viết thoải mái. Tôi nghĩ trước năm 75 và sau năm 75 cũng đều giống nhau cả. Những nguồn cảm hứng đến với tôi thì tôi có thể trọn vẹn đem tới được người nghe."

Ngay như dựa trên sự thay đổi về hoàn cảnh xã hội trước kia và hiện nay, ông cũng không cho là có ảnh hưởng đến công việc sáng tác của mình vì hiện nay ông vẫn sáng tác một cách đều đặn.

Mức độ sáng tác của Nhật Ngân được ông ví von như một cái máy xe hơi chạy đều nên không bị trục trặc và rỉ sét. Trái với một vài nghệ sĩ cùng thời với ông, không còn tìm thấy được hứng thú trong việc sáng tác hoặc không có dịp để phổ biến tác phẩm mình.

Những kinh nghiệm cho những người tiếp nối.

Nhật Ngân cho biết cách hiệu quả nhất để phổ biến những ca khúc của những người sáng tác hiện nay là qua phương tiện video. Tuy nhiên đó không phải là điều mà những trung tâm nhạc có thể thực hiện được một cách dễ dàng. Vì phần lớn các trung tâm nhạc hiện nay vẫn dùng nhiều nhạc phẩm cũ, trong khi có rất nhiều sáng tác mới từ khắp nơi được gửi đến. Về điểm này, Nhật Ngân đưa ra những nhận xét "Những trung tâm nhạc tốn kém nhiều trong việc thực hiện một bài hát hoặc là một màn video chẳng hạn. Họ làm ăn, cho nên họ chắc ăn hơn. Họ không muốn đánh bài với những tác phẩm mới mà không biết có đi đến đâu không. Thật sự tôi cũng không dám nói là mọi trung tâm đều nặng về thương mại. Thế nhưng phải "có thực mới vực được đạọ" Tôi nghĩ là họ vẫn phải nghĩ đến chuyện sản phẩm của họ có được yêu thích không. Thành ra khi lựa bài, họ rất là khó khăn. Khó khăn vì nếu xài bài của người trẻ mà lỡ bài không ăn là họ mất credit, sản phẩm bán không chạy. Ðã tốn tiền mà không chạy, rồi sẽ khiến khán giả bắt đầu sợ các sản phẩm có những bài nhạc không ăn khách."

Vấn đề phổ biến những ca khúc mới của những tác giả trẻ cứ luôn ở trong vòng lẩn quẩn. Một giải pháp tương đối hữu hiệu theo ông là nếu những nhạc sĩ trẻ có khả năng thì nên tự mình thực hiện một clip video cho ca khúc của mình để giới thiệu với các trung tâm như trong trường hợp của nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn trước kia đã thực hiện một clip video rất công phu và tốn kém để giới thiệu tác phẩm của mình. "Mà khi ca khúc đó thật sự được mọi người chấp nhận thì trung tâm họ sẽ bắt đầu từ từ chấp nhận cái tên đó luôn."

Nhật Ngân gọi đó là một sự đầu tư và là một sự hy sinh đầu tiên để đẩy tác phẩm của mình lên. Hoặc theo như kinh nghiệm của ông, nếu các nhạc sĩ trẻ muốn được các trung tâm lớn chú ý tới, cần phải làm một băng nhạc hay một CD "demo" thật hay ở phòng thâu, nhờ những giọng ca tên tuổi thu một hai nhạc phẩm của mình để gửi đến các trung tâm. Sau khi nghe băng nhạc mẫu đó các trung tân nhạc mới có thể quyết định đưa vào chương trình của họ hay không. Nếu chỉ gửi đến họ những nhạc phẩm viết hoặc in trên giấy, Nhật Ngân khẳng định kết quả chỉ là một con số không. Vì theo ông phần lớn các trung tâm nhạc không có khả năng nhìn bài để định giá được vấn đề nhạc phẩm đó có ăn khách hay không.

Trước vấn đề nhạc trong nước lan tràn tại hải ngoại.

Một vấn đề khác hiện vẫn còn là một đề tài đang được bàn tán tới nhiều là sự lan tràn của nhạc trong nước tại hải ngoại. Trước sự kiện này Nhật Ngân đã đưa ra một số nhận xét của ông về những giọng ca cũng như những sáng tác trong nước. Thêm vào đó là những lý do khiến những trung tâm nhạc tại hải ngoại nhắm vào việc khai thác những tác phẩm đó: "Thật sự thì nhạc trong nước trong thời gian vừa rồi rộ ra ở ngoài, thì mình công nhận là trong đợt đó, trong nước có một số bài có vẻ nghe được, có vẻ ăn khách đối với quần chúng.
Sự kiện được mọi người thích thì cũng đúng thôi. Vì bài dễ nghe, có một chiều hướng tương đối khác với sáng tác bên này. Thứ đến là các giọng ca bên đó rất rất thích hợp với các loại bài đó. Các trung tâm bên này xử dụng lại những bài hát đó là vì những bài đã được lăng xê rồi, thành họ mạnh bạo thu thanh với những giọng hát ở hải ngoại. Nhất là vấn đề tác quyền gần như không có, cho nên mọi người đều sẵn sàng làm thôi. "
Tuy nhiên theo ông sự tràn ngập của nhạc trong nước tại hải ngoại chỉ là một phong trào nhất thời, dấy lên từng đợt và không có khả năng duy trì lâu dài vì "cho tới bây giờ đâu còn bài nào nữa đâu. "

Nhật Ngân còn nhấn mạnh thêm là dù trong nước có đông người sáng tác thật sự, nhưng không phải lúc nào cũng có những nhạc phẩm hay. Riêng đối với những ca sĩ trong nước, ông đã không phủ nhận khả năng về kỹ thuật của những tiếng hát này.

Yêu đời và thoải mái.

Hiện nay sinh hoạt của nhạc sĩ Nhật Ngân là sinh hoạt của một người nhàn hạ, trong niềm hạnh phúc gia đình cùng với những người con đã thành đạt và một người vợ với công việc làm thường nhật về ngành y tá: "Sinh hoạt bình thường của tôi là ngoài những giờ thể thao, buổi sáng cà phê ra thì về nhà sáng tác, làm việc."

Những giờ thể thao như ông nói là những giờ đánh tennis từ sáng sớm đến gần 9 giờ sáng để cố gắng duy trì sức khỏe tốt sau khi đã bị cắt đi hai phần ba bao tử để ngăn chận sự phát triển của bệnh ung thư vào năm 1992.

Tự nhận mình là một người được nhiều ưu đãi, về mặ.t gia đình cũng như nghề nghiệp, Nhật Ngân - với một tính tình luôn vui vẻ - có một cái nhìn rất lạc quan về cuộc đời, để từ đó ông tiếp tục sống trong thế giới âm nhạc mà ông đã đóng góp không ít. Từ tư tưởng lạc quan về cuộc đời đó, lý luận của Nhật Ngân trong âm nhạc là cuộc sống bao giờ cũng rộng mở trước mặt để " Cũng vì còn nhiều gắn bó với cuộc đời mà Nhật Ngân đã thoát được bệnh ung thư bao tự Và từ đó ông còn cảm thấy yêu đời hơn nữa sau 40 năm tạo cho mình được một gia tài âm nhạc lớn lao.

Trường Kỳ
 Tác giả chủ đề| Đăng vào 19-12-2008 09:06:00 | Hiển thị tất cả tầng
PHẠM DUY


Phạm Duy (sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921) được xem như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của tân nhạc Việt Nam, với số lượng sáng tác đa dạng và nhiều nhất Việt Nam. Bắt đầu sáng tác từ 1942, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Phạm Duy viết khoảng hơn 1000 tác phẩm, trong đó nhiều bài đã rất quen thuộc với người Việt. Ngoài sáng tác nhạc, Phạm Duy còn viết một số sách, báo khảo cứu dân nhạc Việt Nam có giá trị, như cuốn Đặc khảo về dân nhạc Việt Nam. Ông từng giữ chức giáo sư khoa nhạc ngữ tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn.
Tiểu sử

Nhạc sĩ, tên thật là Phạm Duy Cẩn, xuất thân từ một gia đình văn nghiệp. Cha là Phạm Duy Tốn thường được xem như nhà văn xã hội đầu tiên của nền Văn học Mới hồi đầu thế kỷ 20. Anh là Phạm Duy Khiêm, giáo sư thạc sĩ, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Pháp, văn sĩ Pháp văn, tác giả những cuốn Légendes des terres sereines, Nam et Sylvie, De Hanoi à Lacourtine...

Sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 (5 tháng 9 năm Tân Dậu) tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Phạm Duy học vỡ lòng tại trường Hàng Thùng, học tiểu học tại trường Hàng Vôi, học rất dốt và thường bị phạt. Đến khi 13 tuổi (1934) vào được lớp nhất, ông học giỏi lên dần, thành một trong những học sinh ưu tú của lớp, nhất là môn đọc thơ tiếng Pháp.

Năm 1936, vào học ở trường Thăng Long, một trọng điểm trong thời kỳ kháng chiến. Thầy dạy ông có ông Võ Nguyên Giáp, sau này là vị tướng nổi tiếng, còn trong đám bạn cùng lớp, có nhà thơ Quang Dũng.
Nhạc sĩ Phạm Duy thời còn theo gánh hát Đức Huy

Năm 1940, nghe lời bè bạn, ông thi vào trường cao đẳng Mỹ thuật Đông dương, học thầy Tô Ngọc Vân, chung lớp với các ông Bùi Xuân Phái, Võ Lăng... nhưng ông không có năng khiếu nhiều và không ham vẽ cho lắm. Thời kỳ này ông ca hát nhiều hơn là vẽ tranh.

Năm 1942 ông có sáng tác đầu tay Cô hái mơ.

Năm 1944, ông thành ca sĩ hát tân nhạc trong gánh hát cải lương Đức Huy – Charlot Miều. Gánh hát này đưa ông đi rất nhiều miền trên đất nước, từ Bắc chí Nam, khiến ông mở mang tầm mắt, ngoài ra tự nhiên cũng trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong việc phổ biến tân nhạc đến các vùng. Thời kỳ hát rong, Phạm Duy được gặp gỡ nhiều tên tuổi lớn như thi sĩ Lưu Trọng Lư, nhạc sĩ Lê Thương, Lê Xuân Ái, Văn Đông... và nhất là nhạc sĩ Văn Cao, người sau này trở thành bạn thân thiết.

Sau đó ông khởi sự con đường âm nhạc của mình với việc trở thành ca sĩ trong gánh hát Đức Huy, đi diễn lưu động từ Bắc qua Trung vào Nam trong những năm 1943-1945. Ông là người đầu tiên hát nhạc cải cách trên đài Radio Indochine ở Sài Gòn vào năm 1944, mỗi tuần trình bày 2 lần.

Năm 1945, xảy ra nạn đói, Phạm Duy rời nhà cũ đi lang thang nhiều nơi, sau đó ông theo kháng chiến. Trong thời Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Phạm Duy trở thành cán bộ văn nghệ của Việt Minh và là một trong những nhạc sĩ thành công nhất lúc đó. Thời kỳ này, bên cạnh tài năng được khen ngợi, thì xu hướng lãng mạn của Phạm Duy bị cho là tiêu cực, nhiều bài hát của ông bắt đầu bị xét duyệt, cấm đoán. Sau do không chịu sự quản thúc ngặt nghèo, ông đã rời bỏ Việt Minh về thành. Từ đó tác phẩm của ông bị cấm phổ biến trong vùng kiểm soát của Việt Minh, cũng như ở miền Bắc sau 1954 và trên cả nước sau ngày 30 tháng 4, 1975.

Năm 1949 ông lập gia đình với ca sĩ Thái Hằng.

Năm 1951, ông đem gia đình về Sài Gòn.

Năm 1953, ông qua Pháp học về âm nhạc, tại đây quen với giáo sư Trần Văn Khê. Về lại miền Nam, ông tiếp tục sáng tác và biểu diễn trong ban hợp ca Thăng Long. Nhạc Phạm Duy phổ biến rất rộng rãi ở miền Nam (mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng gọi là "bàng bạc khắp mọi nơi" [1] thời bấy giờ). Thời gian này ông có những hoạt động trong ngành điện ảnh, và đã gây nên một vụ tai tiếng lớn khắp từ Nam chí Bắc khi ngoại tình với người vợ của em vợ[2]. Ca sĩ Khánh Ngọc là vợ nhạc sĩ Phạm Đình Chương - người em vợ duy nhất của ông [3]

Sau sự kiện này, ông lại dính vào một vụ tình cảm nữa với Alice, con gái của một người tình cũ hồi năm 1944 tên Hélène. Tuy nhiên, ông khẳng định cả hai chuyện này đều là những tình cảm trong sáng: "Vì vấn đề chênh lệch tuổi tác cũng như vì tôi không muốn làm phiền những người chung quanh một lần nữa, tôi quyết định ngay từ lúc đầu rằng đây chỉ là một mối tình giữa hai tâm hồn mà thôi. Tôi cố gắng tránh mọi đụng chạm về xác thịt và tôi hãnh diện để nói rằng nàng vẫn là một trinh nữ khi rời xa tôi để bước chân lên xe hoa về nhà chồng. Là một nghệ sĩ, tôi cần tình yêu để sáng tác, giống như con người cần khí trời để thở. Tôi không cần phải chiếm đoạt ai cả, nhất là chiếm đoạt một người con gái còn ít tuổi. Giữa chúng tôi, không có ràng buộc, trói chặt nhau". Ông đã viết nhạc và lời cho khá nhiều bài nhân chuyện này: Nụ Tầm Xuân, Thương Tình Ca, Chỉ Chừng Đó Thôi, Tìm Nhau, Cho Nhau.

Từ sau 30 tháng 4 năm 1975, ông và gia đình cư ngụ tại Thành phố Midway (Quận Cam), California.

Năm 1990, ông bắt đầu viết Hồi ký, khi hoàn tất chia làm 4 cuốn.

Năm 1999, vợ ông là bà Thái Hằng qua đời, sự kiện này khiến ông bị cao huyết áp phải đi nằm bệnh viện một thời gian dài. Sau năm này, lần đầu về thăm quê hương sau 25 năm lưu lạc, ông gặp gỡ nhiều bạn cũ trong đó có các nhà lãnh đạo cộng sản, gây nên nhiều dư luận khác nhau.

Tháng 5 năm 2005, ông trở về Việt Nam, mua nhà sống tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các con trai Duy Quang (ca sĩ), Duy Cường. Tháng 7 cùng năm, có 9 nhạc phẩm của ông được phép lưu hành ở Việt Nam; tháng 11, được phép lưu hành thêm 10 tác phẩm nữa. Tính đến nay (tháng 8 năm 2007) đã có hơn 40 tác phẩm của Phạm Duy được phổ biến tại Việt Nam, tính cả các đoản ca trong Trường ca con đường cái quan.

Phạm Duy và Văn Cao

Phạm Duy là người đầu tiên đem ca khúc Buồn tàn thu của Văn Cao đi khắp mọi miền đất nước. Nhưng hai người thường được biết đến như là một đôi bạn thân thiết, có một tình bạn kéo dài nửa thế kỷ, dù đi theo hai con đường đối lập nhau. Hai người quen nhau tại Hải Phòng năm 1944. Trong hồi ký của mình, Phạm Duy tả về Văn Cao:

“Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều. Chắc chắn là đứng đắn hơn tôi. Lúc mới gặp nhau, anh ta chưa dám mày-tao với tôi, nhưng tôi thì có cái tật thích nói văng mạng (và văng tục) từ lâu, kết cục, cu cậu cũng theo tôi mà xổ chữ nho. Nhưng Văn Cao bản tính lầm lỳ, ít nói, khi nói thì bàn tay gầy gò luôn luôn múa trước mặt người nghe. Anh ta thích hút thuốc lào từ khi còn trẻ, có lần say thuốc ngă vào tay tôi. Về sau, anh còn nghiện rượu rất nặng.”

Hai người trở thành đôi bạn thân, thường giúp nhau sáng tác nhạc (bài Suối mơ, bài Bến xuân là hai người sáng tác chung) và ra vào những chốn ăn chơi, sau đó còn rủ nhau theo kháng chiến.

Đến năm 1949, Phạm Duy dinh tê về Nam còn Văn Cao ở lại với Quân cách mạng. Bị cấm liên lạc từ đó đến 1987, khi Phạm Duy ở Hoa Kỳ, Văn Cao ở Việt Nam, họ mới liên lạc với nhau được bằng thư tay, qua một số người Việt kiều. Hai người vẫn xưng hô mày, tao như hồi xưa. Sau này vợ chồng Phạm Duy và vợ chồng Văn Cao còn được nghe giọng nói, xem cử chỉ của nhau bằng tin nhắn qua băng Video do cô Nam Trân, một phóng viên truyền hình ở Hải ngoại giúp đỡ.

Ngoài ra ban điện ảnh của đài BBC ở Luân Đôn còn định thực hiện một phim về Văn Cao - Phạm Duy, mà họ gọi là hai chàng Lưu - Nguyễn thời nay, lấy cảm hứng từ bài hát Thiên Thai. Nhưng lúc này Phạm Duy đang bị cấm rất gắt tại Việt Nam, rồi Trịnh Công Sơn đă được mời thay Phạm Duy đóng phim này.

Năm 1995 Văn Cao mất, nhưng phải đến 2001 Phạm Duy mới viếng mộ được. Trong lần đầu trở lại quê hương, ông đă cầm một chai rượu rưới lên khắp mộ người bạn chí cốt.

Sự nghiệp

Thời kỳ tiền chiến

Năm 1942, khi còn đang hát cho gánh hát Đức Huy, Phạm Duy cho ra đời tác phẩm đầu tay là Cô hái mơ (phổ nhạc cho bài thơ Cô hái mơ của Nguyễn Bính). Năm 1944 đến bài hùng ca Gươm tráng sĩ, là bài hát đầu tiên ông viết cả lời lẫn nhạc.

Thời kháng chiến nam bộ (1945–1946) ông chơi thân với Văn Cao, ngoài việc cùng ra vào chốn ăn chơi, ông còn được Văn Cao giúp đỡ nhiều trong việc sáng tác. Những nhạc phẩm đầu tay của ông có nhiều hùng ca: Gươm tráng sĩ, Chinh phụ ca, Thu chiến trường, Chiến sĩ vô danh, nợ xương máu... Bên cạnh đó còn có nhạc tình lãng mạn, trong đó có nhiều bài giúp ông trở nên nổi tiếng: Cây đàn bỏ quên, Khối tình Trương Chi, Tình kỹ nữ, Tiếng bước trên đường khuya...

Năm 1947, Phạm Duy bắt đầu quan tâm đến dân ca. Ông muốn sáng tác nhạc âm hưởng dân ca để xâm nhập sâu vào chốn thôn quê hơn, từ đó cho ra đời nhiều bài mà ông gọi là "Dân ca mới", rất được đông đảo quần chúng yêu thích: Nhớ người thương binh, Dặn dò, Ru con, Mùa đông chiến sĩ, Nhớ người ra đi, Người lính bên tê, Tiếng hát sông Lô, Nương chiều... Những bài này được ông sáng tác dựa trên 2 tiêu chí:

    * Nét nhạc vẫn dùng âm giai ngũ cung cố hữu nhưng áp dụng nhạc thuật chuyển hệ làm cho giai điệu không nằm chết trong một ngũ cung nào đó như trong dân ca cổ mà chạy dài trên nhiều hệ thống ngũ cung khác nhau;
    * Lời ca tuy nằm trong thể thơ lục bát, nhưng có nhiều khi được biến thể, do đó tiết điệu cũng theo âm tiết của lời ca mà trở nên phong phú hơn

Từ năm 1948, bên cạnh những bài có sắc thái tươi vui như: Gánh lúa, Đường ra biên ải... Ông có sáng tác thêm một thể loại mới: nói về sự đau khổ của những người sống trong chiến tranh. Những bài như: Bao giờ anh lấy được đồn tây (sau đổi thành Quê nghèo), Bà mẹ Gio Linh, Về miền Trung, Mười hai lời ru, Về miền Trung... đều có hình ảnh làng quê và người dân quê nghèo khổ.

Những bài hát này tuy được quần chúng yêu thích và phổ biến rất rộng rãi, nhưng do nói về sự bi, sự khổ mà Phạm Duy bắt đầu bị sự chỉ trích của cấp trên thời kháng chiến, ông bèn về miền nam để tự do sáng tác. Năm 1952, bài Tình hoài hương ra đời, khởi xướng cho xu hướng sáng tác "Tình ca quê hương", sau đó là Tình ca, hai bài này được yêu thích từ Nam ra Bắc và nằm trong những tác phẩm tiêu biểu nhất nói về quê hương, với những câu như: "Quê hương tôi có con đê dài ngây ngất, lúc tan chợ chiều xa tắp, bóng nâu trên đường bước dồn, lửa bếp nồng, vòm tre non làn khói ấm hương thôn" (Tình hoài hương), "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi, mẹ hiền ru những câu xa vời, à à ơi ! tiếng ru muôn đời" (Tình ca).

Tiếp đó ông trở về thể loại dân ca mới với những bài Đố ai, Nụ tầm xuân, Ngày trở về, Người về, Tình nghèo... Bên cạnh đó là Thuyền viễn xứ, Viễn du nói về sự chia lìa quê hương. Bài Hẹn hò nói về sự ngăn chia đôi lứa, ông dùng nhạc ngũ cung giọng Huế. Ngoài ra còn có: Xuân ca, Dạ lai hương, Xuân thì... Năm 1954, ông chuyển từ nhạc tình ca quê hương sang tự tình dân tộc, soạn ra Bà mẹ quê, Em bé quê, Vợ chồng quê, trong đó có bài Em bé quê được trẻ con thuộc như bài đồng dao.

Thời chia đôi đất nước

Sau khi sang Pháp du học âm nhạc, ông sáng tác thêm được nhiều bài giá trị, ban đầu vẫn là "Dân ca mới", lại có thêm nhiều tác phẩm ca ngợi tình yêu đôi lứa mà phổ biến nhất phải kể đến Đừng xa nhau, Ngày đó chúng mình, Tìm nhau...

Lúc này ông sáng tác tự do theo nhiều chủ đề, những bài hát như nói về tâm tưởng Chiều về trên sông, Một bàn tay, Tạ ơn đời, Đường chiều lá rụng, Nước mắt rơi... được Thái Thanh, Kim Tước, Quỳnh Giao thể hiện thành công; nhất là ca sĩ Thái Thanh, em của Thái Hằng, tên tuổi của bà đã gắn liền với những tác phẩm "Dân ca mới" và nhạc tình của Phạm Duy.


Phạm Duy tại những vùng cấm

Nhạc Phạm Duy từng rất phổ biến khắp cả miền Nam, miền Bắc nước Việt Nam trong những năm 1945 - 1954 và được nhiều người hát. Nhưng từ khi ông tỏ ra bất phục với chính quyền cách mạng, đã có nhiều nhìn nhận khắt khe về ông dẫn đến việc cấm hát, cấm nói về Phạm Duy - nhạc Phạm Duy từ sau năm 1954 tại miền Bắc.

Theo hồi ký Phạm Duy thì lệnh cấm bắt đầu từ bài Bên cầu biên giới, bài này bị chỉ trích là có thứ tình cảm bỉ mị buồn bã, làm nản lòng người ta. Sau khi được Nguyễn Xuân Khoát thông báo lệnh cấm này, Phạm Duy rời bỏ cách mạng về miền Nam. Ban đầu tại các diễn đàn văn nghệ còn có những cuộc bàn cãi về việc cho hay không cho hát nhạc Phạm Duy, nhưng về sau thì cấm tiệt.

Từ sau năm 1954, nhạc Phạm Duy chỉ phổ biến tại miền Nam, đến sau 30/4/1975, nhạc của ông bị liệt vào hạng đồi trụy, phản động, tên tuổi của ông được đem ra để phỉ báng và như thế, ngoài lệnh cấm đặc biệt thành văn đối với những bản nhạc, có cả lệnh cấm bàn luận bất thành văn đối với con người Phạm Duy.


Tại Việt Nam từ 1975 đến 2005

Sau ngày thống nhất đất nước, Trần Văn Khê từ Pháp có về hỏi Tố Hữu về vụ Phạm Duy, Tố Hữu nói: “Bỏ khúc giữa, lấy khúc đầu và khúc đuôi” [4], nghĩa là vẫn nên phổ biến sau khi bỏ hết những bài sáng tác thời nội chiến. Nhưng rồi nhạc Phạm Duy vẫn bị cấm trên cả nước, ngoài ra bàn luận về Phạm Duy cũng bị cấm.

Trong khoảng 30 năm, vẫn thấy vài người viết về Phạm Duy. Trong cuốn “Những bài viết tiến bộ công khai trên báo chí Sài Gòn từ 1954 – 1975” có cho đăng lại một phần trích đoạn của cuốn “Phạm Duy đă chết như thế nào”. Hay như thi sĩ Chế Lan Viên cũng nhắc tới Phạm Duy trong một bài báo tên “Hồi Ký” đăng tạp chí Sông Hương, ngày 22 tháng 6 năm 1986:

“Tất cả về cội, không mất mát gì ư ? Có chứ, Mất Phạm Duy ! Chúng ta tiếc lắm, vì anh có tài lớn. Nhưng chúng ta làm sao được ! Anh ấy bỏ chúng ta, chứ chúng ta đâu có bỏ anh.”

Bài viết của Chế Lan Viên kết thúc bằng đoạn:

“Vâng chỉ có trường hợp anh Phạm Duy là…là không cần cội vậy thôi. Chứ hình như hầu hết, lá rụng đều về cội cả và mọc lên thành cội nữa.”

Nhà báo Nguyễn Phúc Long trong bài “Công” và “tội” đăng trên báo Đoàn kết, số 393 ra tháng 7 năm 1987, có nhắc đến Phạm Duy, sau một loạt tên tuổi mà ông cho là “phản bội”, nhưng vẫn có công cho Văn hoá nước nhà như Trần Ích Tắc, Lê Trắc, Phạm Thái, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Khiêm, Võ Phiến, và nhóm Tự Lực Văn Đoàn:

“Trong lĩnh vực ca nhạc, Phạm Duy, “con người của phản bội”, bị nhân dân ta khinh bỉ cũng đă có cái may mắn là để lại cho chúng ta một số bài hát giàu tính dân ca và trữ tình nhất là những bài được ông ta sáng tác trong thời kỳ đi theo kháng chiến – 1946 - 1949.”

Đến năm 1994, báo chí Việt Nam mới có một bài thiện ý với Phạm Duy. Đó là bài thơ “Về thôi” mà nhà văn Lưu Trọng Văn, con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư, gửi lên tờ Tuổi trẻ chủ nhật, có đề chữ “Tặng P.D” bên cạnh. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đă phổ nhạc bài này. Rồi sau đó chính Phạm Duy cũng phổ nhạc với tên “Trăm năm bến cũ”. Theo Phạm Duy, đây là bài thơ làm ông nghĩ nhiều tới việc về thăm Việt Nam, mà năm 2001 ông đă thực hiện.

[sửa] Phân loại tác phẩm

Các sáng tác của Phạm Duy có thể chia ra làm nhiều loại:

    * Nhạc kháng chiến: Sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nói lên sự căm giận của người dân quê đối với bọn giặc cướp nước, phá làng. Tiêu biểu có thể kể: Bà mẹ Gio Linh, Mười hai lời ru, Chiến sĩ vô danh.
    * Nhạc quê hương: Một phần quan trọng trong sự nghiệp của ông, gồm những bài ca ngợi quê hương đất nước, hình ảnh con trâu, đồng lúa, cái cày... Nhiều bài rất quen thuộc với người Việt: Tình ca, Về miền Trung, Tình hoài hương, Bà mẹ quê, Em bé quê...
    * Nhạc tình đôi lứa: Tình yêu là một đề tài lớn trong cuộc đời cũng như trong sự nghiệp sáng tác của Phạm Duy. Nhạc tình có khối lượng nhiều nhất trong kho nhạc đồ sộ của ông, có thể kể những bài được giới trẻ trong nam ngoài bắc hát như Hẹn hò, Cỏ hồng, Ngày đó chúng mình, Cây đàn bỏ quên, Phượng yêu, Kiếp nào có yêu nhau, Đừng xa nhau, Mưa rơi, Đường em đi, Tôi còn yêu tôi cứ yêu, Trả lại em yêu, Giết người trong mộng...
    * Nhạc tâm tư: Ngoài viết về tình yêu trai gái, tình yêu quê hương, thì những sự suy tưởng cao siêu hay nhớ nhung buồn nản vẩn vơ cũng được Phạm Duy ghi lại thành nhạc, có thể kể đến Đường chiều lá rụng, Bên cầu biên giới, Chiều về trên sông, Dạ lai hương, Viễn du... Hay những bài nói lên tâm trạng phẫn uất trước nội chiến, cảm khái trước thế thời như: Huyền sử ca một người mang tên Quốc.
    * Trường ca: Những tác phẩm lớn khiến ông có một địa vị chắc chắn trong nền tân nhạc Việt Nam: Con đường cái quan, Mẹ Việt Nam, Hàn Mạc Tử, sau này là Minh hoạ Kiều không mấy thành công.

Ngoài ra còn có những thể loại được ông đặt sẵn tên:

    * Rong ca: Gồm 10 bài sáng tác năm 1988: Người tình già trên đầu non, Hẹn em năm 2000, Mẹ năm 2000, Mộ phần thế kỷ, Ngụ ngôn mùa Xuân, Nắng chiều rực rỡ, Bài hát nghìn thu, Trăng già, Ngựa hồng, Rong khúc.
    * Đạo ca: Gồm 10 bài, phổ thơ của Phạm Thiên Thư vào thập niên 1970: Pháp thân, Đại nguyện, Chàng dũng sĩ và con ngựa vàng, Quán thế âm, Một cành mai, Lời ru bú mớm nâng niu, Qua suối mây hồng, Giọt chuông cam lộ, Chắp tay hoa, Tâm xuân.
    * Thiền ca: Gồm 10 bài, sáng tác vào thập niên 1980: Thinh không, Võng, Thế thôi, Không tên, Xuân, Chiều, Người tình, Răn, Thiên đàng địa ngục, Nhân quả.
    * Tâm ca: Gồm 10 bài, thở than về những xáo trộn trong cuộc sống người dân miền Nam thời 1963 (Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ): Tôi ước mơ (thơ Thích Nhất Hạnh), Để lại cho em (thơ Nguyễn Đắc Xuân), Tiếng hát to, Ngồi gần nhau, Giọt mưa trên lá, Một cành củi khô, Kẻ thù ta, Ru người hấp hối, Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe, Hát với tôi. Ngoài ra còn nhiều bài khác cũng theo hướng Tâm ca như Những gì sẽ đem theo về cõi chết, Tôi còn yêu tôi cứ yêu.
    * Tâm phẫn ca: Sáng tác sau Tết Mậu Thân: Tôi không phải gỗ đá, Nhân danh (thơ Tâm Hằng), Bi hài kịch (thơ Thái Luân), Đi vào quê hương (thơ Hoa Đất Nắng), Người lính trẻ, Bà mẹ phù sa... Ngoài ra còn một số bài sáng tác cho phong trào du ca.
    * Tục ca, vỉa hè ca: Gồm những bài ca lời rất tục tĩu, chỉ có tác giả hát, không ca sĩ nào chịu hát, đến nay đã thất truyền.
    * Bên cạnh những thể loại kể trên, còn có Tổ khúc Bầy chim bỏ xứ, Tị nạn ca nói về tâm trạng và sự khó nhọc của người ly hương, Hoàng Cầm ca phổ những bài thơ của thi sĩ Hoàng Cầm, Hương ca sáng tác khi ông về ở Việt Nam...

Trường ca

Con đường cái quan

Những dòng nhạc đầu tiên của trường ca này được ông sáng tác năm 1954 tại Paris, ngay khi Hiệp định Genève vừa ký kết để phản đối sự chia cắt đất nước. Phần còn lại được soạn sau đó 6 năm, hoàn tất năm 1960. Cho đến nay đây vẫn là trường ca thành công nhất của Phạm Duy.

Nội dung trường ca nói về một sự du hành từ miền Bắc Việt Nam, qua miền Trung Việt Nam, đến miền Nam Việt Nam của một người du khách, với chí hướng nối ba miền làm một. Chuyến đi ấy bắt đầu từ Ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau, từ ngày lập quốc cho đến ngày hoàn thành, đi trong lịch sử nhưng cũng là trong lòng người dân để nối liền đất nước, nối liền lòng dân, mà đi tới đâu người lữ khách cũng được dân chúng miền đó đón chào.

Trường ca này gồm có ba phần: từ miền Bắc, qua miền Trung, vào miền Nam. Mỗi phần được sáng tác theo phong cách dân ca nơi đó và mỗi phần mang một ý nghĩa riêng. Phần từ miền Bắc bắt đầu bằng âm điệu hào hùng, như tâm trạng người vừa lên đường vì chí lớn, và trở nên dịu êm dần. Nhạc chuyển thành đau xót ở phần qua miền Trung, do chứng kiến cảnh lầm than của dân. Nhạc tươi sáng dần lên khi sang đoạn vào miền Nam vì lòng sung sướng của người lữ khách đã làm được một việc lớn.

Theo nhiều người (Trần Văn Khê, Georges Étienne Gauthier...), trường ca Con đường cái quan đã chứng tỏ có thể đem yếu tố nhạc Việt Nam truyền thống kết hợp với nhạc giao hưởng phong cách Tây phương mà vẫn không làm mất tính chất Việt. Trường ca được phát sóng rất nhiều lần trên đài phát thanh Sài Gòn với giọng Thái Thanh, Kim Tước, Thái Hằng – Duy Khánh, Nhật Trường, Trần Ngọc và Ban nhạc Hoa Xuân để trở những giai điệu quen thuộc nhất của Việt Nam. Nhiều sinh viên ở nhiều nơi đã dựng tác phẩm này thành một hoạt cảnh. Sau này, khi nhạc Phạm Duy đã bị cấm tại Việt Nam, đài truyền hình Bình Dương vẫn thường mở một vài đoạn hoà tấu ngắn trong trường ca lúc chuyển tiếp chương trình.

Mẹ Việt Nam

Tác phẩm này rực rỡ không kém trường ca Con đường cái quan. Mẹ Việt Nam soạn năm 1964 và hoàn thành trong năm đó, ca tụng hình ảnh người Mẹ Tổ Quốc hay những bà mẹ điển hình trong lịch sử.

Trường ca gồm 4 phần: Đất mẹ, Núi mẹ, Sông mẹ và Biển mẹ, tượng trưng cho các giai đoạn của bà mẹ: từ tươi trẻ mầu mỡ đến kiên cường sắt đá rồi thì rộng lượng bao dung. Khi sáng tạo hình ảnh người mẹ trong trường ca này, tác giả có ý đi tìm “mẫu số chung” của dân tộc. Tác phẩm này có phong cách dân ca với giọng khoan hò và điệu ru con mà giai điệu và lời, theo Georges Étienne Gauthier trong cuốn Một người Gia Nã Đại với nhạc Phạm Duy, đã đạt tới trình độ "toàn thiện".

Về sự phổ biến, trường ca Mẹ Việt Nam có lẽ không được rộng rãi như Con đường cái quan vì nội dung thu hẹp, nhưng vẫn rất được nhiều người yêu thích qua những giọng của Thái Thanh, Kim Tước, Thái Hằng – Duy Khánh, Nhật Trường, Trần Ngọc và Ban nhạc Hoa Xuân.

[sửa] Hàn Mạc Tử

Trường ca này được sáng tác bên Mỹ vào năm 1994, dựa vào 9 bài thơ của Hàn Mạc Tử. Trường ca gồm ba phần: Tình quê, Trăng sao và Ave Maria, mà tác giả đã cố ý diễn tả tâm trạng của Hàn Mạc Tử qua giai điệu của mình. Do sáng tác bên Mỹ và chỉ hát bên Mỹ, cộng với giai điệu mang nhiều phong cách Tây phương nên trường ca này không phổ biến tại Việt Nam bằng hai trường ca trên, tuy vậy vẫn được xem là thành công với giọng hát Tuấn Ngọc, Thái Hiền, Duy Quang, Thái Thảo.

Bầy chim bỏ xứ

Theo Phạm Duy, Con đường cái quan mang tính chất tả thực, Mẹ Việt Nam mang tính chất tượng trưng, Hàn Mạc Tử mang tính chất siêu hình, thì Bầy chim bỏ xứ mang tính chất ẩn dụ.

Trường ca này có thể cho là một thành công của Phạm Duy, dù chỉ ở hải ngoại. Khởi soạn năm 1975, hoàn tất năm 1985, thu thanh năm 1990, với các giọng ca Kim Tước, Vũ Anh, tác phẩm này gồm 16 đoản khúc (có thể là 16 bài hát riêng) nói về một bầy chim, mà mỗi con chim ẩn dụ cho một hạng người, một số phận khác nhau... mà chính nhất là con chim Quyên, lấy cảm hứng từ tích Thục Đế. Chim Quyên rời bỏ thôn Đoài, trải qua bao nhiêu việc, bao nhiêu lần hoá thân, rồi chết nơi xứ người, nhưng từ đống tro tàn ấy, chim Quyên lại tái sinh để về lại thôn Đoài.

[sửa] Minh hoạ Kiều

Như tên của nó, tác phẩm này có ý minh hoạ lại truyện Kiều của Nguyễn Du, để thể hiện lòng kính trọng của tác giả với nhà đại thi hào. Đây là tác phẩm rất dài vì gom gần hết những lời thơ trong Truyện Kiều, âm điệu cũng phức tạp nhưng không đậm màu dân ca. Minh hoạ Kiều chia ra làm bốn phần, bốn giai đoạn của Thuý Kiều: phần một Kiều gặp Đạm Tiên, biết được số phận long đong của mình; phần hai Kiều gặp Kim Trọng, tình yêu nảy nở nhưng biết là không trọn vẹn; phần ba là giai đoạn khổ nhục của Thuý Kiều; phần bốn Kiều gặp Từ Hải, phần này tác giả chưa soạn xong.

Theo Phạm Duy, đây là tác phẩm ông bỏ công nhiều nhất (sáng tác những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21), nhưng xem sự hưởng ứng của mọi người thì đây là tác phẩm thành công kém nhất trong số những tác phẩm lớn của ông. Tác phẩm được thể hiện đầu tiên với giọng Duy Quang, Tuấn Ngọc, Thái Hiền, Ái Vân, Thanh Ngoan, Thái Thảo, Anh Dũng,...

Phổ nhạc, đặt lời

Phạm Duy được xem là một trong số ít nhạc sĩ Việt Nam giỏi về nghệ thuật phổ nhạc vào thơ và đặt lời cho nhạc nước ngoài, nhạc bán cổ điển.

Những tác phẩm thơ phổ nhạc thành công nhất của ông có thể kể đến Ngậm ngùi (thơ Huy Cận - nhà thơ Huy Cận từng gửi lời cám ơn ông về việc giúp bài thơ này nổi tiếng); Ngày xưa Hoàng Thị (thơ Phạm Thiên Thư); Áo anh sứt chỉ đường tà (thơ Hữu Loan); Tiễn em (thơ Cung Trầm Tưởng); Tỳ bà (thơ Bích Khê); Vần thơ sầu rụng, Tiếng thu (thơ Lưu Trọng Lư); Tình cầm (thơ Hoàng Cầm); Em hiền như Masoeur, Thà như giọt mưa, Hai năm tình lận đận (thơ Nguyễn Tất Nhiên)...

Nhiều ca khúc nước ngoài nhờ ông đặt lời Việt mà trở nên phổ biến ở Việt Nam, như Em đẹp nhất đêm nay (La Plus Belle pour aller danser), Khi xưa ta bé (Bang bang), Tình cho không biếu không (L'amour C'est Pour Rien), Tuyết Rơi (Tombe La Neige), Tiếng Cười Trong Đêm (La Nuit), Những Mùa Nắng Đẹp (Seasons In The Sun), Chuyện tình (Love Story của Francis Lai),... Ngoài ra ông còn đặt lời cho dân ca của nhiều nước trên thế giới.

Tiếp đến là những tác phẩm nhạc bán cổ điển, vốn là loại nhạc khó hoà nhập, thì ông cùng với tiếng hát Thái Thanh đã dễ dàng đưa đến số đông dân chúng: Dạ khúc (Nächtliches Ständchen của Franz Schubert), Dòng sông xanh (An der schönen blauen Donau op. 314 của Johann Strauss), Mối tình xa xưa (Célèbre Valse, hay bài số 15 trong "16 bài valse cho piano", của Johannes Brahms)...

[sửa] Ca sĩ thể hiện

Thành công nhất với nhạc Phạm Duy, cho đến nay là tiếng hát Thái Thanh. Thái Thanh hát nhạc Phạm Duy từ những ngày đầu ông sáng tác, bà đã biểu diễn và ghi âm hàng trăm bài. Từ những bài "Dân ca mới": Tình ca, Người về, Về miền trung, Quê nghèo, Tình hoài hương,..., những bài có âm điệu phức tạp như Đường chiều lá rụng, Chiều về trên sông...đến tình ca đôi lứa dễ hát dễ thuộc: Ngày xưa Hoàng Thị, Nghìn thu, Dạ lai hương...bà đều thể hiện tốt với sự đồng cảm. Nhạc Phạm Duy - giọng Thái Thanh đã là sự kết hợp hoàn hảo suốt nhiều thập kỷ qua.

Về mảng nhạc mang âm hưởng dân ca, ngoài Thái Thanh còn có một giọng nam thể hiện thành công là Duy Khánh. Những bản Ngày trở về, Chiến sĩ vô danh, Một bàn tay, Những Bàn Chân, Quê nghèo, Về miền trung, Dân ca thương binh, Dặn Dò, Mẹ Trong Lòng Người Đi...từng nổi tiếng cùng với tên tuổi Duy Khánh. Duy Khánh cùng với Thái Thanh là hai ca sĩ đầu tiên thể hiện hai trường ca Con đường cái quan và Mẹ Việt Nam, và được xem là thành công nhất. Cho đến nay chỉ có vài ca sĩ hay nhóm nhạc hát lại hai trường ca này.

Ngoài hai danh ca trên, có thể kể đến Khánh Ly với rất nhiều ca khúc thành công như Xuân Thì, Khối Tình Trương Chi, Còn Gì Nữa Đâu, 54-75, Bên Ni Bên Nớ, Kim Tước, Quỳnh Giao, Mai Hương, Hà Thanh hát ít nhưng cũng được yêu thích với những phong cách riêng. Một số ca sĩ thành công với những bài riêng như Julie với Mùa thu chết, Yêu Tinh Tình Nữ, Huyền Thoại Trên Một Vùng Biển, Lệ Thu với Ngậm ngùi, Thuyền viễn xứ, Nước Mắt Mùa Thu, Người Về, Duy Quang với Chỉ chừng đó thôi, Em hiền như Masoeur, Cô bắc kỳ nho nhỏ, hay Tuấn Ngọc với Tiễn em, Hẹn hò, Trăng Sao Rớt Rụng, Thái Hiền thì nổi danh khoảng thập niên 1970 với những bài nhạc Phạm Duy sáng tác cho "tuổi ô mai". Gần đây có các ca sĩ Bích Liên, Mộng Thủy,...tại Mỹ hát thành công nhạc Phạm Duy.

Gần đây có nhóm ca sĩ trẻ ở Việt Nam gồm Mỹ Linh, Đức Tuấn, Quang Linh... cũng ưa hát nhạc Phạm Duy, riêng nam ca sĩ Đức Tuấn đã cho là mình thành công với nhạc Phạm Duy trong một bài phỏng vấn
Đăng vào 7-6-2009 10:11:25 | Hiển thị tất cả tầng

Tâm sự Nhạc sĩ NGỌC SƠN

Nhạc sĩ Ngọc Sơn
Trước năm 1975, nhạc sĩ Ngọc Sơn là giám đốc hãng đĩa hát Dư Âm và nhà xuất bản Dư Âm. Ông cũng mở lớp chỉ dẫn ca nhạc Ngọc Sơn ở đường Phạm Ngũ Lão, chuyên huấn luyện tây ban cầm và luyện giọng ca. Lò Ngọc Sơn đã đào tạo các ca si tài danh: Giao Linh, Yến Linh, Đắc Chung, Tuyết Linh, Phượng Vũ, Hồng Thủy, Trường Linh, Kim Hoàng..vv... và một số ca sỹ đang được khán thính giả mến chuộng nhất như: Thảo Ly, Trang Kim Yến... đã đến với Lớp nhạc Ngọc Sơn.
...
TÁC PHẨM của nhạc sĩ NGỌC SƠN
và với các biệt hiệu LỆ UYÊN - TÚ NGUYỆT - NGỌC XUÂN – DẠ HOÀI XUÂN NGA.
1. Cánh Mimosa
2. Chiều miền hỏa tuyến
3. Chiều Về Khu Chiến
4. Còn gì nói đêm nay
5. Giận Nhau Mất Vui
6. Giọt buồn xứ Huế
7. Gọi Tên Một Người
8. Hai Tâm Hồn Một Con Số
9. Hoa Mười Giờ
10. Hoang Vu
11. Khúc Nhạc Brahms
12. Một phiên gác đêm
13. Nét Son Buồn
14. Nếu mình còn yêu nhau
15. Phiên Buồn 18
16. Sau chuyến sang ngang
17. Thiệp mời
18. Thương Mùa Phượng Vĩ
19. Trầu Cau
20. Ve Sầu Điệp Nở
21. Vực Nước Mắt
22. Xin Đừng Hỏi Tôi
23. 100 phần 100 (Ngọc Sơn & Tuấn Hải)
24. Giọt Buồn Quê Hương (Hoàng Trang & Ngọc Sơn )
25. Kể Từ Đêm Đó (Hoàng Trang & Ngọc Sơn )
26. Điệu Trầm Tháng 8 (Hoàng Trang & Ngọc Sơn)
27. Mộng bình thường (Hồng Đạt & Tú Nguyệt)
28. Không xa nhau (Hồng Đạt & Tú Nguyệt)
29. Mùa Thu Thành Phố (Lệ Uyên & Dạ Hoài Xuân Nga)
30. Tại Anh (1959) (Lệ Uyên & Dzõan Bình)
31. Mùa Thi Em Lấy Chồng (Ngọc Sơn & Anh Phong)
32. Có những đêm buồn (Ngọc Sơn & Đài Phương Trang)
33. Giấc mơ một ngày phép (Ngọc Sơn & Đài Phương Trang)
34. Lã Lướt (Ngọc Sơn & Đài Phương Trang)
35. Màu tím pensée (Ngọc Sơn & Đài Phương Trang)
36. Mùa Pensée Nở (Ngọc Sơn & Đài Phương Trang)
37. Nếu Tóc Em Còn Xanh (Ngọc Sơn & Đài Phương Trang)
38. Những Chiều Hoang Dại (Ngọc Sơn & Đài Phương Trang)
39. Tình khúc đêm mưa (Ngọc Sơn & Đài Phương Trang)
40. Đêm thánh buồn (Ngọc Sơn & Đức Phú)
41. Biển Khuya (Ngọc Sơn & Dzõan Bình)
42. Chuyện tình thứ nhứt (Ngọc Sơn & Dzõan Bình)
43. Hiện diện của em (Ngọc Sơn & Dzõan Bình)
44. Trách Thầm (Ngọc Sơn & Dzõan Bình)
45. Khép Cửa (Ngọc Sơn & Dzoãn Bình)
46. Lời Này Cho Em (Ngọc Sơn & Giao Linh)
47. Người yêu và sắc áo (Ngọc Sơn & Hồng Đạt)
48. Chuyến đò dang dở (Ngọc Sơn & Lệ Uyên)
49. Ngõ vào đời (Ngọc Sơn & Tú Nguyệt)
50. Đẹp lòng người yêu (Ngọc Sơn & Tuấn Hải)
51. Thư tình cho em (Ngọc Sơn & Vũ Đức)
52. Ăn khế trả vàng (Tân Cổ) (Ngọc Sơn & Yên Sơn)
53. Đoàn chim cánh sắt (Tân cổ) (Ngọc Sơn & Yên Sơn)
54. Đầu Năm Đi Lễ (Tân Cổ) (Ngọc Sơn, Yên Ba)
55. Dây chuông oan nghiệt (Tân Cổ) (Ngọc Sơn, Yên Ba)
56. Đường Bay Mùa Ly Loạn (Thiên Tường & Tú Nguyệt)
57. Lời 20 (Thiên Tường & Tú Nguyệt)
58. Mặt Trời Đêm (Thiên Tường & Tú Nguyệt)
59. Một trái tim (Thiên Tường & Tú Nguyệt)
60. Đêm Trăng Miền Thơ Ấu (Triết Giang & Ngọc Sơn)
61. Lời Nguyền Son Sắt (Triết Giang & Ngọc Sơn)
62. Người Mang Mộng Ước (Triết Giang & Ngọc Sơn)
63. Hái Lộc Đầu Năm (Triết Giang & Ngọc Sơn, Đông Phương Tử)
64. Mộng Chinh Nhân (1956) (Tú Nguyệt – Thiên Tường)
65. Tình Yêu Tuyệt Đối (Tú Nguyệt & Đài Phương Trang)
66. Phân Vân (Tú Nguyệt & Lê Kim Khanh)
67. Nỗi Lòng Của Lính (1952) (Tú Nguyệt & Lê Kim Khánh)
68. 3 Năm Lính (1952) (Tú Nguyệt & Ngọc Sơn)
69. Không Bao Giờ Xa Nhau (Tú Nguyệt & Ngọc Xuân)
70. Đêm Quần Thảo (Tú Nguyệt & Vũ Đức)
71. Màu Hoa Thương Nhớ (Tú Nguyệt)
***
Sau 1975
1. 3 Vợ
2. Ai Đi Ai Nhớ Quê Nghèo
3. Bạc Tình
4. Bên Cầu Nhớ Người
5. Bên Dòng Sông Chiều
6. Biển Đời
7. Buồn Trong Mắt Ai
8. Canh Còng Rau Đắng
9. Cay Đắng Nửa Đời
10. Chiều Mưa Xứ Huế
11. Chiều Vắng Em
12. Chuyến Đò Dang Dở
13. Chuyến Xe Tình
14. Cỏ Khô
15. Cõi Đau
16. Cõi Lòng Quạnh Không
17. Cơn Lốc Tình
18. Cơn Mê Cuối (âm hưởng nam bộ)
19. Con Tim Dại Khờ
20. Cúi Mặt (âm hưởng nam bộ)
21. Cưới Em
22. Đêm Bơ Vơ
23. Đêm Trắng
24. Điệu Blues Buồn
25. Dối Lòng
26. Dòng Sông Định Mệnh
27. Đốt Lá Thu Vàng
28. Duyên Phận
29. Em Đi Đường Em
30. Gánh Tương Tư
31. Giã Từ Em
32. Gian Dối
33. Gió Thổi Bên Sông
34. Giọt Mưa Khuya
35. Giọt Nắng
36. Hạc Chiều
37. Hai Mảnh Đời
38. Hãy Tìm Nhau
39. Hờn Ghen
40. Huế Trong Tôi
41. Lá Đào Rơi
42. Làm Quen
43. Lời Trách Thầm
44. Mái Ấm Tình Quê
45. Mẹ Nghèo
46. Mimosa Đêm Chờ Sáng
47. Mộng Dưới Trăng
48. Một Cơn Mê
49. Một Nửa Hồn Đau
50. Một Nửa Vòng Sầu
51. Mưa Bâng Khuâng
52. Mưa Bâng Khuâng Từ Mắt Em Rơi
53. Mưa Đàn
54. Mùa Thu Đi Một Nửa
55. Mưa Trên Phận Người
56. Người Đã Thay Lòng
57. Nước Mắt Đêm Mưa
58. Phố Vắng Bóng Quen
59. Qua Ngõ Hẹn Xưa
60. Quê Mạ Miền Trung
61. Sao Đành Lòng Phụ Nhau
62. Sầu Muộn Nước Mắt Vu Quy
63. Sầu Rưng
64. Sóng Biển Đời
65. Sống Thác Với Tình
66. Ta Đã Về
67. Thềm Mưa
68. Theo Dòng Mê Đời
69. Thương Nhớ
70. Thương Quá Quê Hương Ơi
71. Tiếng Chuông Đời
72. Tiếng Chuông Trôi Trên Sông
73. Tiếng Đàn Ai
74. Tiếng Võng Buồn
75. Tình Như Khói Sương
76. Tình Yêu Ơi Ta Xin Chào Mi
77. Tơ Duyên
78. Tội Anh Lắm
79. Trái Tim Hóa Đá
80. Trăng Hàn Chìm Đáy Sông Thơ (2003)
81. Vạt Nắng Cuối
82. Vòng Sầu (âm hưởng nam bộ)
83. Về Với Quê Tình (Ngọc Sơn & Đynh Trầm Ca)
84. Vòng Tay Lỡ Làng (Ngọc Sơn & Đynh Trầm Ca)
85. Sinh Yêu Làm Chi (Ngọc Sơn & Hoàng Trang)
86. Ta Ru Đời Ta (Ngọc Sơn & Hoàng Trang)
87. Như Lục Bình Trôi (Ngọc Sơn & Thanh Sơn)


[ Last edited by HoaiVienPhuong at 2009-6-7 10:17 AM ]
Đăng vào 7-6-2009 10:12:50 | Hiển thị tất cả tầng
...
Phỏng Vấn Nhạc Sĩ Ngọc Sơn
(Nhóm bạn Phố Xưa thực hiện)
PX: Chào chú Ngọc Sơn. Xin chú cho biết vài dòng vắn tắt về thân thế của chú. (Quê quán, năm và nơi sinh sống trước kia và bây giờ).
- Tôi sinh năm 1936 tại Saigon, sống từ thuở bé đến nay.
PX: Thưa chú, chú đã học đàn, hát, sáng tác nhạc với ai?
- Tôi tự học đàn qua những quyển sách dạy đàn Guitare. Tôi học viết nhạc từ những quyển sách nhạc lý, nhất là quyển nhạc lý của Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từ năm 1951.
PX: Xin cho biết ca nhạc sĩ, dòng nhạc nào chú ái mộ từ nhỏ.
- Tôi rất thích những dòng nhạc trữ tình của các nhạc sĩ như: Đoàn Chuẫn - Từ Linh - Đặng Thế Phong - Lam Phương - Phạm Đình Chương.
PX: Chú bắt đầu sáng tác từ năm nào. Đã có bao nhiêu tác phẩm. Các biệt danh khác đã dùng (ngoài Ngọc Sơn).
- Mãi đến năm 1949 đứa con đầu lòng NGÕ VÀO ĐỜI mới được chào đời, đứa con nầy sống rất lận đận... kế tiếp là ca khúc CÓ NHỮNG ĐÊM BUỒN , 2 ca khúc nầy cứ lận đận mãi đến thập niên 60, tôi mới được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, ông là giám đốc nghệ thuật của hãng Đĩa nhựa CONTINENTAL mời ký hợp đồng 2 bài NGÕ VÀO ĐỜI và CÓ NHỮNG ĐÊM BUỒN ca khúc NGÕ VÀO ĐỜI được ca sĩ Hoàng Oanh trình bày, còn ca khúc CÓ NHỮNG ĐÊM BUỒN với tiếng hát Hùng Cường.
Hơn 50 sống vì nghệ thuật, tôi mãi viết đến nay đã có gần 300 ca khúc nhiều dòng nhạc khác nhau. Trong đó gần 200 bài đã được thu băng đĩa với nhiều tiếng hát tên tuổi. Ngoài tên Ngọc Sơn tôi còn nhiều ca khúc mang tên LỆ UYÊN - TÚ NGUYỆT - NGỌC XUÂN
PX: Đã từng là ca sĩ (như ông HTA viết) ? Đã đi hát ở đâu, còn lưu giữ thu âm nào không?
- Tôi may mắn được cố nghệ sĩ Trần Văn Trạch người anh rất quí dẫn dắt đưa tôi tham gia hát trong ban Sầm Giang do ông làm trưởng ban. Từ đó tôi bắt đầu được trình diễn các sân khấu phụ diễn ca nhạc cải cách (nhạc tân ) do nghệ sĩ Trần Văn Trạch tổ chức. Hát được vài năm tôi cảm nhận tiếng hát mình không có gì tiến bộ, cho nên tôi tự rút lui, nhường chỗ cho tiếng hát khác..
Tôi lại chuyển qua học vũ với 2 vũ sư Lưu Bình - Lưu Hồng ( 2 vũ sư vang danh một thời) từ đó tôi lại bắt đầu theo nghiệp mới với vũ đoàn Lưu Bình Hồng .. Tôi được đi trình diễn sân khấu đại nhạc hội trên các sân khấu lớn.
Trước năm 1975 tôi cũng là một diễn viên diện ảnh đóng được rất nhiều film như: NHƯ GIỌT SƯƠNG KHUYA - NHƯ HẠT MƯA SA - VỰC NƯỚC MẮT - ĐỈNH NÚI MÂY HỒNG ...vv..
PX: Các hoạt động khác có liên quan đến âm nhạc (cộng tác với các trung tâm băng đĩa hát, phát hành tập nhạc ...)
- Tôi được cộng tác độc quyền với các hãng băng đĩa như CONTINENTAL - SƠN CA - NHẠC NGÀY XANH do nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông làm giám đốc nghệ thuật.
Ngoài cộng tác với 3 hãng đĩa nêu trên tôi còn được cộng tác với hãng băng đĩa DƯ ÂM với chức năng là Giám đốc nghệ thuật.
PX: Các ca nhạc sĩ bạn thân nhất của chú xưa và nay? Nhạc sĩ đã viết nhạc chung và cộng tác với các nhạc sĩ Hoàng Trang, Đài Phương trang, Nguyễn Văn Đông trong một thời gian dài. Tình bạn còn đậm đà đến giờ không? Nhạc sĩ Đài Phương Trang là phái nam hay phái nữ?
- Nhạc sĩ tôi rất quí thân nhất là nhạc sĩ Tuấn Hải (Lê Kim Khánh) và nhạc sĩ Hoàng Trang.
Tôi được vinh hạnh cộng tác với các nhạc sĩ bạn như nhạc sĩ Hoàng Trang, nhạc sĩ Tuấn Hải. Với 2 anh bạn nầy, tôi học hỏi ở tài và đức rất nhiều. Riêng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông luôn luôn lúc nào cũng nghiêm túc trong nghệ thuất, ở ông ấy tôi cũng nhận được rất nhiều vốn quí.
Còn nhạc sĩ Đài Phương Trang, anh ấy là cháu của tôi, mặc dù vai vế thấp nhưng tôi cũng quí trọng tài nghệ sáng tác của anh ấy lắm. Nhạc sĩ Đài Phương Trang là một nhà giáo. Chúng tôi rất thân thiện và quí nhau lắm. Hiện nay mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau, phải bôn ba trong miếng ăn, vất vả với cuộc sống. Nhưng tôi nghĩ tấm lòng của chúng tôi vẫn sống đẹp và thương yêu nhau như thuở “ban đầu lưu luyến ấy...".
Hihi! nhạc sĩ Đài Phương Trang mang tên là cô gái, nhưng thực chất là nam nhạc sĩ, đừng hiểu nhầm tội anh ấy..
PX: Xin cho biết một ít chi tiết về lớp dạy nhạc của chú. Những học trò xuất sắc nhất ?
- Lớp nhạc Ngọc Sơn trước năm 1975, tôi mời các nhạc sĩ Y VŨ - ĐÀI PHƯƠNG TRANG - PHẠM ĐẠI - về cộng tác giảng dạy trong lớp nhạc.
Lớp nhạc tôi có hơn 400 học viên. Qua sự hướng dẫn giảng dạy, tôi đã đào tạo được cô học trò xuất sắc nhất là ca sĩ Giao Linh, kế sau là cô ca sĩ Yến Linh..
PX: Câu hỏi này đã hỏi trong PX nhưng nhạc sĩ chưa trả lời: nhạc sĩ có biết gì về thông tin của cô Yến Linh, hát bài “Hoa 10 Giờ” không?
- Người học trò kế GIAO LINH đó là ca sĩ YẾN LINH. Người đệ tử có giọng hát sầu buồn như Giao Linh, hiện cô đang định cư tại Pháp. Sau năm 1975 thấy trò chỉ gặp lại một lần ghé thăm, rồi cô ấy chia tay biền biệt cho đến nay chưa gặp lại nhau. Cho nên thông tin về ca sĩ Yến Linh không tìm đâu ra...
PX: Nhạc của chú rất đa dạng. Có thể phân loại các tác phẩm của chú theo dòng nhạc? Các bản nhạc ưng ý nhất ?
- Tôi rất thích viết nhiều thể loại, nghe qua những dòng nhạc đó có thể không nhàm chán... Bây giờ mà ngồi phân loại từng dòng nhạc biết nhớ sao cho hết, thôi cho chú xin điều nầy vậy.. (cười) ... chắc quí cháu thông cảm chứ.
Trước năm 1975 tôi thích 3 tác phẩm như : NGÕ VÀO ĐỜI - NÉT SON BUỒN - HOANG VU. Đó là dấu ấn một thời của chú đó.
Còn sau 1975 cảm tác của tôi có khác hơn, tôi thích những bài có âm hương Nam bộ như : TIẾNG VÕNG BUỒN - VÒNG SẦU - CÚI MẶT - MẸ NGHÈO - TRĂNG HÀN CHÌM ĐÁY SÔNG THƠ - TRĂNG TÌNH SỬ . Nhất là 2 ca khúc MẸ NGHÈO và TIẾNG VÕNG BUỒN tôi viết về mẹ tôi, viết về những năm tháng cha mẹ tôi còn rất nghèo vất vả nuôi con đến ngày khôn lớn....
PX: Đời sống và sáng tác của chú sau 75 như thế nào?
- Mặc dù tuổi già sức yếu, các bạn hãy nhớ cho, âm nhạc là máu thịt, là hồn tôi, viết, viết mãi cho đến ngày nhắm mắt.!....dù hoàn cảnh vật chất gặp phải rất khó....nhưng không vì chữ " khó " ấy mà nản lòng không viết.!
Tôi viết cho nghìn sau...và sau nữa.!!
PX: Xin chân thành cảm tạ nhạc sĩ Ngọc Sơn đã dành cho Phố Xưa một cuộc phỏng vấn thú vị. Mến chúc chú luôn dồi dào sức khỏe và nguồn nhạc vẫn lai láng đế sáng tác mãi mãi.

Diễn đàn Phố Xưa
4/2009


[ Last edited by HoaiVienPhuong at 2009-6-7 10:18 AM ]
Đăng vào 7-6-2009 10:15:41 | Hiển thị tất cả tầng
Ngọc Sơn:
-Xin chao moi nguoi.
Toi la Nhac Si Ngoc Son truoc nam 1975 cac ban dang nhac den toi, toi rat chan thanh cam on cac ban da quan den nhac cua toi.Hien toi dang o SG, toi rat cam on ban (HUVO) Da dang va viet bai cho toi, xin chan thanh cam on ban nhieu.
( dia chi email : [email protected])
-Kính chào nhạc sĩ Ngọc Sơn,
Thật là vui mừng và hân hạnh được tiếp đón nhạc sĩ Ngọc Sơn đến với PX. Cứ tưởng như là mơ!
Điều mà hậu bối chúng cháu mong ước là có được thông tin về sự nghiệp sáng tác và hình ảnh của nhạc sĩ. Hôm nay nhạc sĩ đã ghé lại đây như một khích lệ lớn lao. Mong là chúng cháu sẽ được liên lạc với nhạc sĩ nhiều hơn để trong tương lai PX sẽ có dịp đưa lên đây những tác phẩm và thông tin chính xác nhất của một người nhạc sĩ đã tận tụy cả cuộc đời đóng góp vào kho tàng âm nhạc vô giá của Việt Nam chúng ta. Và chúng cháu cũng mong nhận được sự chỉ dẫn của nhạc sĩ, nếu có điều gì sơ xuất xin nhạc sĩ miễn thứ cho.
Chúng cháu xin gửi đến nhạc sĩ lời cảm tạ chân thành và chúc nhạc sĩ luôn được dồi dào sức khỏe trong đời sống bình yên .
Kính quý,
-....Tôi tưởng chừng như đời đã bỏ quên " tên mình" rồi chứ.!
Thật bất ngờ, tôi tình cờ rong ruổi lạc vào trang web " Phố Xưa", bổng dưng " mình gặp lại mình", tôi không sao ngăn được sự xúc động,Vì đời còn có người thương tưởng nhắc đến tên mình qua " vang bóng một thời.."
Tôi bồi hồi nhớ lại trong nghiệp viết nhạc của tôi có khoảng hơn 200 ca khúc trữ tình. Được viết trước và sau năm 1975 đã có một số ca khúc được công chúng mến mộ như " HOANG VU , NÉT SON BUỒN, BIỂN KHUYA, HOA MƯỜI GIỜ, MÙA PENSEE NỞ , MÀU TÍM PENSEE... VV..
Tôi viết nên ca khúc HOANG VU và NÉT SON BUỒN cho một cuộc tình tan vở của tôi...." Từ người ấy" đã ban tặng tôi những tâm hồn lãng mạn và đau thương tột cùng, để rồi tôi phải còng lưng gánh nỗi đau ấy đi suột chặng đường dài họn 30 nam, Cho đến hôm nay tôi vẫn viết tiếp về chuyện tình người ấy và tôi, qua những kỹ niệm khó phai.!
Trước năm 1975 tôi đã được cộng tác cùng nhạc sĩ Nguyễn văn Đông và nhạc sĩ Hoàng Trang qua các hãng băng đĩa nhựa như hãng " CONTINENTAL, SON CA, NHẠC NGÀY XANH.....
Sau 1975 tôi được mời viết ca khúc và nhạc nền cho nhiều film truyện với những ca khúc như " MƯA TRÊN PHẬN NGƯỜI ( film NGOẠI TÌNH, đạo diễn Lê Dân). MỘT CƠN MÊ vÀ CƠN MÊ CUỐI, (film CƠN MÊ , đạo diễn Lê Dân ) TIẾNG CHUÔNG TRÔI TRÊN SÔNG và BÊN DÒNG SÔNG CHIỀU ( film TIẾNG CHUÔNG TRÔI TRÊN SÔNG, đạo diễn Võ việt Hùng ).HAI MẢNH ĐỜI và BIỂN KHUYA (film HAI MẢNH ĐỜI, đạo diễn Hồ ngọc Xum) , VÒNG SẦU và CÚI MẶT (film TÌNH ÁN , đạo diễn Võ việt Hùng).....vv.. Với những ca khúc đã được ca sĩ Ngọc Sơn hát thu băng đĩa CD như ca khúc : BẠC TÌNH, TƠ DUYÊN, GIỌT MƯA KHUYA, THƯƠNG NHỚ, BÊN CẦU NHỚ NGƯỜI, CÁNH MIMOSA, CON TIM DẠI KHỜ,...VV..
Gần 60 năm thăng trầm trong ngiệp sáng tác và sân khấu với niềm say mê ấy, Ơn trên đã ban cho hồn tôi trẻ lại trong ca từ về tình yêu lãng mạn để được viết về " người ấy"....
...
Xin chào nhạc sĩ Ngọc Sơn đã đến với Phố Xưa và cám ơn nhạc sĩ đã chia sẻ một số chi tiết về sự nghiệp sáng tác và các tác phẩm của mình.
Nhân tiện đây xin nhạc sĩ giải đáp dùm thắc mắc về bài "Nét Son Buồn": lời bài hát này (Khóc đi, khóc cho vơi sầu...) lưu hành trên internet cũng như vài bản thu âm ghi là của nhạc sĩ Anh Bằng, có nguồn ghi Anh Bằng sáng tác với tên Tú Nguyệt. Đĩa nhựa Việt Nam trước 75 thu âm với tiếng hát Thanh Lan ghi tên tác giả là Lệ Uyên và Tú Nguyệt.
Có phải đây là tác phẩm của chính nhạc sĩ mà người ta lẫn lộn hay không? Xin cám ơn!
-Bạn HV ƠI , mình muốn gởi vài ảnh chân dung và một vài ảnh nghệ thuật cho HV thưởng lảm, nhưng không biết cách gởi, HV đừng cười mình nghen, thật lòng mà nói mình dột vi tính lắm nhất là mạng càng bí đó. vậy bạn hướng dẩn cách gởi đi, mình cũng được xin tự giới thiệu mình cũng đam mê chơi ảnh nghệ thuật gần 50 năm rồi, mình biết cầm máy ảnh từ lúc 19 tuổi nay đã 75 rồi...
-Trước hết mình xin gởi lời "rất" cảm ơn bạn HV đã cho mình được nghe 2 bài MÀU TÍM PENSEE và MÙA PENSEE NỞ, đây là 2 ca khúc 1 và 2 có cốt truyện liên kết như chuyện Lan và Điệp vậy, nhất là tôi vinh hạnh được nghe lại tiếng hát của nữ ca sĩ NHẬT THIÊN LAN người em kết nghĩa của mình, mấy mươi năm rồi chưa gặp lại cũng chưa được nghe lại tiếng hát nầy, HV ơi bài MÙA PENNSEE NỞ nầy được Nhật Thiên Lan thu tiếng hát đầu tiên đó, người được hát kế đó là ca sĩ Giao Linh.
Mình chân thành cảm ơn HV cho mình nghe lại những ca khúc xưa của mình, hiện nay mình đang cố truy tìm lại những tác phẩm của mình bị thất lạc. Bạn có cách nào cho mình download dược mấy bài nầy để giữ lại chút kỷ niệm của một thời sáng tác không, Và mình xin chân thanh kêu gọi các bạn chung Phố Xưa có sưu tập những ca khúc của mình cho mình được xin tải về ,đó là niềm hạnh phúc nhất trong đời.
-Thưa chú Ngọc Sơn, cho cháu hỏi: Bài Mùa thu thành phố (Lệ Uyên & Dạ Hòai Xuân Nga) Đĩa nhựa Dư Âm có phải là của chú không ạ?
-Trước hết chú xin cảm ơn cháu đã vô tình cho chú nhận lại đứa con của chú , đã từ lâu lắm rồi hằng mơ ước gặp lại nó, ca khúc nầy cả 2 tên đều của chú ( LỆ UYÊN và DẠ HOÀI XUAN NGA )
LỆ UYÊN là tên của con gái chú. còn DẠ HOÀI XUÂN NGA là tên của người thương năm xưa, Nếu không gì trở ngại chú xin cháu cho chú dược nghe lại tác phẩm nầy, cho thỏa lòng ước mơ hơn 30 năm dài
Một lần nửa xin cảm ơn cháu rất nhiều
-Cháu xin lỗi chú, cháu không có bài này. Cháu lấy tên bài với tên nhạc sĩ từ cái list trên Phố Xưa này chú ạ! Mong các cao thủ Phố Xưa, ai có bài hát này cho nó được gặp lại người cha của nó nhé!
-Chú Ngọc Sơn cầu được ước thấy, mừng quá chú hở? Cháu chỉ sợ “châu về hiệp phố” thấp thoáng hình bóng cố nhân trở về, có người lại ... run rẫy trong từng mỗi thanh âm !
Tới đây, chắc cháu phải mở lòng từ bi cho chú mượn vạt áo dài lau đỡ hai hàng nước mắt rồi.  
-Hihi... Không câu nào quí hơn là câu " xin chân thành cảm ơn Vũ, Lương và cháu Huvo rất nhiều , chú mừng lắm , khi được nhìn thấy đứa con thất lạc dài hơn 30 năm , không ngờ nay nó được các cháu đưa nó trở về với người đã ấp ủ từng ngày để nó được hình thành một tác phẩm mang tên MÙA THU THÀNH PHỐ, nhất là nhờ ca sĩ Khánh Ly trang điểm tô son cho một Mùa Thu Thành phố lộng lẩy và đẹp thêm ,
Mặc dù âm thanh không được tốt lắm, nhưng riêng chú nhận thấy trong lòng chú chất đầy âm điệu rất mượt mà và đầm ấm lvô cùng, thấy hồn mình bâng khuâng làm sao ấy
Một lần nửa xin cảm ơn các bạn trẻ đã tận tâm vì âm nhạc Việt cũa chúng mình...
...


[ Last edited by HoaiVienPhuong at 2009-6-7 10:19 AM ]
Bạn cần đăng nhập để trả lời Đăng nhập | Register

Quy tắc tích điểm trong diễn đàn này

Archiver|Mobile|Youtube|Facebook|Twitter|Contact|Netdepviet.org

GMT+7, 21-11-2024 09:39 PM , Processed in 0.030681 second(s), 16 queries .

Powered by Discuz! X3.5

© 2001-2024 Discuz! Team

Trả lời nhanh Lên đầu trang Quay lại danh sách