Hãy chọn Truy cập mobile | Tiếp tục

Nét Đẹp Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Register
Xem: 5976|Trả lời: 1

Sức sống mới của phụ nữ Mông

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 19-7-2009 11:01:56 | Xem tất |Chế độ đọc
Nhiều lần đi công tác ở những vùng rẻo cao phía Bắc, phía Tây, cùng ăn, cùng ở và cùng làm với đồng bào Mông, ấn tượng sâu đậm trong tôi là hình ảnh những người phụ nữ giản dị, cần cù như những con o­ng mật suốt ngày, suốt cuộc đời tìm mật xây tổ và giữ ấm cho giống nòi sinh sôi.



Tôi đã quan sát một ngày thường của phụ nữ Mông bắt đầu từ lúc trời còn chưa sáng, bếp lửa bập bùng vẽ bóng người phụ nữ trên tường, đến lúc mờ sáng với chiếc quẩy tấu lên nương. Suốt ngày nắng, mưa vắt mình trên những vạt nương lưng núi đến lúc tối mịt mới vội vã trở về chuẩn bị bữa tối muộn màng...



Nếu so sánh trong 54 dân tộc trên dải đất Việt Nam, có thể khẳng định phụ nữ Mông là những người có sự bền bỉ nhất, cần cù nhất trong lao động. Dường như trong gia đình Mông truyền thống, sức lực và thời gian lao động của phụ nữ còn nhỉnh hơn so với người đàn ông. Sống ở vùng cao, nơi biên giới... nên đàn ông Mông trong gia đình giữ vai trò quan sát sự biến động xã hội và quyết định mọi việc gia đình. Đàn ông giữ vai trò chính trong các nghi lễ của gia đình, cộng đồng, lựa chọn đất đai, gây nhà dựng cửa, làm các công việc kỹ thuật như rèn, mộc, săn bắn... Những việc ấy làm mất rất nhiều thời gian của người đàn ông, vì vậy việc lao động sản xuất lương thực, bếp núc, dệt may, chăm sóc con cái, đảm bảo cuộc sống gia đình chủ yếu dành lại cho phụ nữ.

Bước chân về nhà chồng, phụ nữ Mông không mang theo của cải hồi môn nhiều như người Thái, Mường... dường như cái họ để ý mang theo là những đức tính của người phụ nữ cần cù, chịu khó và chịu đựng. Bước chân vào nhà chồng, con dâu mới phải quan sát và hòa nhập nhanh vào cuộc sống của nhà chồng, phải thể hiện những gì tốt đẹp nhất của người phụ nữ, từ lao động cho đến ứng xử với các thành viên trong gia đình, làm cho gia đình nhà chồng không phật lòng. Sau đó là chuyện sinh nở, đây là một việc hệ trọng, yêu cầu người phụ nữ Mông truyền thống nào cũng phải hoàn thành tốt với việc sinh con cái vừa để làm tăng thêm sức lao động cho gia đình, vừa duy trì nòi giống cường thịnh cho dòng tộc. Những đứa trẻ sinh ra phần nhiều thời gian gần mẹ, hết ẵm ngửa lại đến lúc nằm trên lưng mẹ lên nương...







Cuộc sống lao động và những quy tắc ứng xử truyền thống đã khiến người phụ nữ Mông có sức lao động bền bỉ, dẻo dai, sự kiên trì, nhún nhịn để giữ yên ấm cho gia đình. Phụ nữ Mông sẵn sàng lao động vất vả cả ngày trên nương để làm ra hạt ngô, sắn và sẵn sàng nấu những nồi rượu ngô thơm ngon cho chồng và gia đình thưởng thức trong những ngày Lễ, Tết. Sau những ngày lao động mệt nhọc, vợ cùng chồng xuống chợ trong khi người vợ phải đi tìm mua sắm đồ dùng thiết yếu cho gia đình thì người chồng lại dành thời gian để gặp gỡ bè bạn, cùng vui vầy bên những bát rượu nồng uống đến say mèm. Chợ tan, người chồng không còn được vững vàng, thế là người vợ lại ngồi che nắng cho chồng ngủ đến tỉnh rượu và lại dặt dìu cùng chồng lên núi.



Nhiều gia đình Mông ở vùng cao không còn nặng nề trọng nam khinh nữ, không ép con lấy chồng khi chưa đến tuổi quy định của pháp luật. Phụ nữ Mông đến trường ngày càng nhiều. Đàn ông Mông cũng ngày càng nhận thấy việc cần phải bình đẳng giới trong gia đình, xã hội. Họ chia sẻ những lo toan, vất vả với phụ nữ như cùng lên nương, vào bếp, cùng trông trẻ và chăm sóc hơn đến người phụ nữ. Những đổi thay sẽ dần dần mang đến sức sống mới cho người phụ nữ Mông.

theo baohagiang
Đăng lúc 4-1-2010 02:25:50 | Xem tất
Cám ơn rất rất nhiều for sharing. Chúc bạn vui vẻ.
Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Register

Quy tắc điểm

Phòng tối|iPhone|Archiver|G+|Youtube|Facebook|Twitter|Contact| Netdepviet.org

GMT+7, 28-3-2024 10:33 PM , Processed in 0.017458 second(s), 17 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2006 Made with in Hanoi,Vietnam and Contents are published by all members

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách