gmk
Đăng vào 6-3-2009 09:42:21
NGỌC HẠ
http://amnhacviet.net/casi/ngocha/ngocha.jpg
Tên thật: Nguyễn Kim Tuyến
Sinh nhật: 20.12.1980
Quê quán: Đà Nẵng, Việt Nam
Sở thích: Viết văn, làm thơ
Năng khiếu: Hát được ba giọng miền Bắc, Trung, Nam
Đến Mỹ năm 2000, hiện Ngọc Hạ định cư tại Arizona
Không mang nhan sắc của một mỹ nữ mỹ miều, chỉ có đôi mắt to tròn dễ gây ấn tượng, nhưng Ngọc Hạ chinh phục khán giả bằng giọng hát trau chuốt, những đoạn lên cao được vuốt thật ngọt. Chọn lọc ca khúc kỹ càng, không lai Âu Mỹ cũng chẳng thuộc dạng "quậy", Ngọc Hạ lựa những bản nhạc có thể chuyên chở tình cảm quê hương, con người với lời lẽ mượt mà, hoài niệm. Cô tìm cho mình nét riêng trong việc "cover" những nhạc phẩm vang bóng một thời như Lỡ cung đàn, Ngày xưa Hoàng Thị, Tình hoài hương, Buồn tàn thu, Trăng mờ bên suối, Tóc mai sợi vắn sợi dài, Tình lúa duyên trăng,...
Khi còn ở VN, Ngọc Hạ đã từng thử tài ở nhiều cuộc thi hát và cũng đã thu được một số giải thưởng kha khá như: Giải khuyến khích về thi hát nhạc truyền thống tỉnh Đồng Nai (năm 1995), Giải nhì Tiếng hát truyền hình Đồng Nai (1997), Giải nhất THTH Bình Dương (1997),... Có tài và được rèn giũa từ các khóa học thanh nhạc tại VN nên việc khẳng định tên tuổi của Ngọc Hạ chỉ phụ thuộc vào "cơ hội".
Như hầu hết các ca sĩ khác mới sang Mỹ muốn mau chóng được khán giả biết đến thì phải xuất hiện cùng với các trung tâm ca nhạc của người Việt tại đây, Ngọc Hạ cũng tự "tiếp thị" giọng hát mình với trung tâm Thúy Nga bằng một đĩa cassette thu âm giọng hát cô. Và Ngọc Hạ đã đến gần hơn với công chúng hải ngoại qua các chương trình ca nhạc bằng chính khả năng ca hát thực thụ của cô. Năm 2002 đánh dấu sự nghiệp ca sĩ của Ngọc Hạ bằng sự xuất hiện lần đầu trong chương trình Paris by night 63 với một nhạc phẩm mang âm hưởng dân gian của nhạc sĩ Nguyễn Cường: "Mái đình làng biển". Năm 2003, album riêng của Ngọc Hạ được phát hành với chủ đề "Không thể và có thể". "Tình hoài hương" - album thứ 2 của Ngọc Hạ được phát hành tiếp một năm sau đó. Vẫn "chung thủy" với dòng nhạc trữ tình, vương vấn, cô ra tiếp album thứ 3 vào năm 2005 với tên gọi "Em vẫn như ngày xưa". Trong album này, Ngọc Hạ "bốc" và thật sự trẻ hơn với ca khúc "Nắng có còn xuân" của Đức Trí, "Họa mi hót trong mưa" và "Đánh thức tầm xuân" (Dương Thụ). Ngoài các tác giả trong nước trên, Ngọc Hạ còn hát những nhạc phẩm của các nhạc sĩ An Thuyên, Quốc Dũng, Trần Tiến…
Từng làm ca sĩ độc quyền của trung tâm Thúy Nga, hiện nay Ngọc Hạ là ca sĩ tự do.
gmk
Đăng vào 6-3-2009 09:47:16
NGỌC LAN
http://72.36.161.250/media/bw28ygp3oeb0fs1e4eioef2whdfsups8/ngoclan/NgocLan.jpg
Ngọc Lan (28 - 12 - 1956 _ 06 - 03 - 2001) là một ca sĩ hải ngoại nổi tiếng. Không chỉ với giọng hát, cô còn được khán giả đặc biệt yêu mến vì tính cách và khuôn mặt khả ái.
Ngọc Lan tên thật là Lê Thanh Lan, sinh ngày 28 tháng 12 năm 1956 tại Nha Trang (cô còn được gọi chung với tên Thánh là Maria Lê Thanh Lan). Ngọc Lan là người con thứ năm trong số 8 người con trong một gia đình khá giả. Khi còn ở Việt Nam, cô đã đến với âm nhạc qua nhạc sĩ Lê Hoàng Long, từng học nhạc và biểu diễn trong một số dịp tại Nha Trang. Cô đã từng theo học ở trường Lý Thường Kiệt, ngoại ô Sài Gòn.
Năm 1980, Ngọc Lan đến Hoa Kỳ và định cự tại Minnesota. Hai năm sau, Ngọc Lan thực sự bắt đầu sự nghiệp ca hát ở California. Cô lấy nghệ danh Ngọc Lan vì tên thật Thanh Lan trùng với ca sĩ Thanh Lan đã nổi tiếng. Với sự giới thiệu của ca sĩ Duy Quang, cô đã hát tại một số quán cà phê nhạc và các buổi biểu diễn.
Với chất giọng ngọt ngào, trữ tình, Ngọc Lan nhanh chóng được khán giả biết đến và đã được các trung tâm mời ghi âm, xuất hiện thường xuyên tại vũ trường Ritz. Ngọc Lan đạt được đỉnh cao của tiếng tăm từ khi cộng tác với trung tâm nhạc Mây trên những chương trình video Hollywood Nights, đặc biệt sau khi thực hiện hai chương trình video đặc biệt Như em đã yêu anh và Mặt trời bên kia mùa hạ của đạo diễn Đặng Trần Thức. Ngọc Lan được yêu thích qua nhiều nhạc phẩm nước ngoài lời Việt, như Mưa trên biển vắng... Cô cũng trình bày nhiều ca khúc tiếng Pháp, những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên... Cô hát ở rất nhiều thể loại nhạc và dòng nhạc, hiện nay theo một số người sưu tầm nhạc, cô đã trình bày trên 800 ca khúc và trên 40 video clip.
Sau đó Ngọc Lan đột ngột không xuất hiện nữa và tạo nên nhiều tin đồn. Năm 1994 cô xuất hiện trở lại trong một số chương trình, và cũng trong năm đó, Ngọc Lan thành hôn với nhạc sĩ Kevin Khoa.
Sau một thời gian dài bị chứng bệnh đa thần kinh hóa sợi hành hạ, Ngọc Lan trút hơi thở cuối cùng vào hồi 8 giờ 25 sáng ngày 6 tháng 3 năm 2001 tại bệnh viện Vencor, Huntington Beach, Nam California.
Các Album Ngọc Lan đã tham gia:
* 46 Bài Tình Ca Hay Nhất
* Asia 9 - Tình Khúc Anna
* Asia Vol.1
* Asia CD 27
* Bao Giờ Biết Tương Tư (Ngọc Lan, Kiều Nga & Vũ Khanh)
* Bay Đi Cánh Chim Biển (Ngọc Lan, Kiều Nga & Như Mai)
* Best Of Ngọc Lan
* Bên Đời Hiu Quạnh (Ngọc Lan, Kiều Nga & Đức Huy)
* Biển Mộng (Ngọc Lan & Duy Quang)
* Bức Họa Tình Nhân 1
* Bức Họa Tình Nhân 2
* Bức Họa Tình Nhân 3
* Bức Họa Tình Nhân 4
* Ca Khúc Da Vàng 4
* Chân Trời Tím (Ngọc Lan & Nhật Trường)
* Chiếc Lá Cuối Cùng
* Cho Người Tình Lỡ (Ngọc Lan & Khánh Hà)
* Cho Nhau Kiếp Nào
* Comme Toi (Ngọc Lan & Don Hồ)
* Con Tim Dâng Hiến
* Cung La Buồn
* Dạ Lan CD 1 ( 2 ca khúc : Từ Đó Em Buồn,Bức Tâm Thư)
* Dạ Lan 4 : Biệt Kinh Kỳ (ca khúc : Trăng Mờ Bên Suối)
* Dạ Lan 5 : Nét Son Buồn (ca Khúc : Con Thuyền Không Bến )
* Dạ Lan 7 : Nhạc Trẻ - Hạnh Phúc Lang Thang (ca khúc : Tình Ca Hồng,Bên Nhau Ngày Vui)
* Dạ Lan 21: Dạ Vũ Gọi Tên Bốn Mùa (ca khúc :Mây Hạ)
* Dạ Lan 22: Nhạc Phim Bộ Chọn Lọc 1 (ca khúc : Cuộc Đời Phù Du)
* Dạ Lan 51: Dạ Vũ Nhớ (ca khúc : Ảo Ảnh )
* Dạ Lan 53: Dạ Vũ Nhung (ca khúc : Vui Trong Tháng Năm,Tình Yêu Bềnh Bồng)
* Dạ Vũ Đêm Huyền Diệu
* Dạ Vũ I Love You
* Dạ Vũ Tình Hè 2
* Dạ Vũ Tình Hồng (Ngọc Lan, Kiều Nga & Duy Quang)
* Dâng Chúa Tình Con
* Dấu Chân Kỷ Niệm
* Dấu Yêu Ngày Xưa (Ngọc Lan & Đức Huy)
* Dòng Sông Quê Hương
* Dù Tình Yêu Đã Mất
* Đại Hội New Wave I
* Đại Hội New Wave II
* Đêm Cuối Cùng
* Đêm Nhớ Về Sài Gòn
* Đêm Say Tình Ái
* Đức Huy
* Em Vẫn Cần Anh
* Giọt Sầu
* Gửi Em Hành Lý
* Hạnh Phúc Nơi Nào
* Hát Cho Tình Yêu (Ngọc Lan & Khánh Hà)
* Hoa Rụng Ven Sông
* Hỡi Người Còn Nhớ Đến Ta
* Hỡi Người Tình
* Khiêu Vũ: Bebop, Rhumba, Chachacha
* Kỷ Niệm Bay Xa
* Mặt Trời Bên Kia Mùa Hạ (Video)
* Một Đời Yêu Anh
* Nắng Thủy Tinh (Ngọc Lan, Elvis Phương, Lệ Thu & Vũ Khanh)
* Ngày Vui Năm Đó
* Ngăn Cách (Ngọc Lan & Tuấn Vũ)
* Ngón Út Trái Tim
* Ngọc Lan & Tuấn Vũ
* Ngọc Lan CD4
* Ngọc Lan Hits
* Ngọc Lan 1: Người Yêu Dấu
* Ngọc Lan 2:
* Ngọc Lan 3:
* Ngọc Lan 4: Tình Xanh
* Ngọc Lan 5: Tình Gần
* Ngọc Lan 6: Tình Khúc Cho Anh
* Ngọc Lan 7: Mãi Mãi Yêu Anh
* Ngọc Lan 8: Yêu Dấu Khôn Nguôi
* Ngọc Lan 9: Tình Xưa
* Ngọc Lan 10: Hạnh Phúc Nơi Nao
* Ngọc Lan 1982 - 1991 CD1
* Ngọc Lan 1982 - 1991 CD2
* Ngọc Lan 1982 - 1991 CD3
* Ngọc Lan Đặc Biệt 1
* Ngọc Lan Đặc Biệt 2
* Ngô Thụy Miên
* Ngủ Đi Em (Ngọc Lan, Tuấn Anh & Elvis Phương)
* Người Đi Qua Đời Tôi
* Người Em Sầu Mộng (Ngọc Lan & Vũ Khanh)
* Nhạc Tiền Chiến Việt Nam
* Nhạc Trẻ Trà Mi 3: Đêm Hoa Đăng
* Nhạc Trẻ Trà Mi 4
* Nhạc Trẻ Xuân
* Như Là Kỷ Niệm ( Ngọc Lan & Kiều Nga)
* Những Lời Mê Khúc (Ngọc Lan & Don Hồ)
* Những Tâm Hồn Hoang Lạnh (Ngọc Lan, Kiều Nga & Elvis Phương)
* Những Tình Khúc Trần Thiện Thanh
* Niềm Đau Của Cát
* Nỗi Buồn Dâng Hiến
* Nước Mắt Mùa Thu
* Paris Vẫn Đợi (Ngọc Lan & Kiều Nga)
* Phạm Duy
* Ru Ta Ngậm Ngùi
* Ta Say (Ngọc Lan & Duy Quang)
* The Best Of Trịnh Nam Sơn
* The Best Selection Of Ngọc Lan
* Thu Sầu
* Tiễn Biệt
* Tình Ca Hải Ngoại 7
* Tình Ca Sỹ (Ngọc Lan & Như Mai)
* Tình Khúc Bất Tử 8
* Tình Khúc Lam Phương
* Tình Khúc Ngọc Lan
* Tình Lỡ (Ngọc Lan, Vũ Khanh & Hương Lan)
* Tình Phai 2 (Ngọc Lan & Duy Quang)
* Tình Ta - L'Amour
* Trả Lại Anh
* Trịnh Công Sơn
* Trịnh Nam Sơn
* Vết Thương Cuối Cùng (Ngọc Lan, Duy Quang, Hương Lan & Tuấn Vũ)
* Vì Sao Thoáng Rơi
* Vĩnh Biệt Tình Anh
* Vũ Thành An
* Xa Em Kỷ Niệm
Có lẽ nữ ca sĩ khả ái Ngọc Lan là người bí ẩn và nhút nhát nhất trong tất cả ca sĩ nổi tiếng tại hải ngoại. Ngay từ nhỏ ở tại Nha Trang, Ngọc Lan đã học nhạc và trình diễn ở nhiều nơi trong vùng. Cô sang định cư tại Minnesota, Hoa Kỳ năm 1980. Hai năm sau, Ngọc Lan sang California, nơi mà hầu hết mọi sinh hoạt văn nghệ diễn ra. Cô bắt đầu hát cho nhiều quán cà phê như Dinh Thieng, Hoai Huong. Tiếng tăm của Ngọc Lan nổi lên và cô đã cho ra đời cuốn CD mang tên "Dạ Lan" Cô đã cộng tác với vũ trường Ritz và trở thành nổi tiếng đối với khán thính giả. Trong năm 1993, cô tự nhiên biến mất làm nhiều người ngạc nhiên và và đồn đãi. Cô đã quay trở lại năm 1994 trong một buổi chương trình mang tên "Ngọc Lan và Thính Giả thương yêu" tại Anaheim. Đêm đó, nhiều người mến mộ cô đã phát hiện rằng cô có phần nào suy sụp tinh thần. Phần nào cũng là vì sự qua đời đột ngột của chị cô trước đó không lâu cô quay trở lại với sân khấu. Năm 1994 cũng là một năm cô tuyên bố thành hôn với nhạc sĩ Kelvin Khoa. Và từ đó trở đi, cô vẫn tiếp tục sinh hoạt văn nghệ nhưng không còn mạnh mẽ như những năm đầu thập niên 90 khi mà tên tuổi cô được rất nhiều người biết đến vì sức khỏe không cho phép.
Ngày 6 tháng 3, 2001, ca sĩ Ngọc Lan vĩnh viễn chia tay với thế giới âm nhạc và những thính giả đã yêu thương cô trong hơn 20 năm nghề ca hát.
gmk
Đăng vào 6-3-2009 09:50:23
NGỌC SƠN
http://www.vietfun.com/cs/NgocSon.jpg
Ca sỹ Ngọc Sơn có quê quán Quảng Nam, sinh ngày 26 tháng 11 năm 1970 tại Đồ Sơn, Hải Phòng nhưng lớn lên ở Bạc Liêu.
"Sinh ra trong một gia đình nhà giáo nghèo, từ thuở còn là cậu sinh viên năm thứ nhứt đại học Thanh Nhạc và đại học Ngoại Ngữ, để trở nên nổi tiếng và thành công là nhờ cha mẹ, sự phấn đấu không ngừng của bản thân... Một điều quan trọng khiến cho Sơn phải luôn lao động để có ngày hôm nay, đó là tình thương của khán giả và những người thân yêu," - đó là lời hồi âm của Ngọc Sơn dành cho một khán giả ái mộ anh.
Cùng với hai ca sỹ chuyên hát nhạc trữ tình, Ngọc Hải và Ngọc Hà, ba anh em Ngọc Sơn đã từng thực hiện nhiều chương trình ca nhạc lớn, biểu diễn khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S Việt Nam.
Với giọng nam cao, ấm, khỏe có âm vực khá rộng, với một phong cách chuyên nghiệp, Ngọc Sơn không chỉ để lại cho khán giả trong nước và quốc tế ấn tượng sâu sắc với những ca khúc dân tộc đằm thắm, trữ tình mà anh còn có sức cuốn hút mãnh liệt bởi nhiều thể loại âm nhạc khác nhau như Pop, Rap, Rock....
Ngọc Sơn được xem như một trong những ca sỹ nổi tiếng nhất của nền âm nhạc đương đại. Sự nghiệp ca hát của anh khá thành công với hàng trăm đĩa CD, VCD ca nhạc, album cá nhân, hoặc những tuyển tập trong 30 ca khúc bằng tiếng Việt hay nước ngoài do chính anh sáng tác.
Không chỉ là một ca sỹ tài năng. Ngọc Sơn còn được nhiều người biết đến bởi một tấm lòng nhân hậu, một ca sỹ chuyên làm từ thiện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, những em bé mồ côi ở các trại khuyết tật.
- Ca sĩ hâm mộ: Elvis Presley, Michael Jackson.
- Các giải thưởng: Hạng I những giọng ca hay toàn tỉnh Miền Tây năm 1985, Ca sĩ được mến mộ nhất năm 1989 tại Nha Trang, CD Ngọc Sơn Pop 1 đoạt giải dĩa hát vàng năm 1997 ...
gmk
Đăng vào 6-3-2009 09:52:25
NHẬT TRƯỜNG
http://amnhacviet.net/casi/nhattruong.jpg
Ca sĩ Nhật Trường tên thật là Trần Thiện Thanh (còn có những bút danh khác như Anh Chương, Trần Thiện Thanh Toàn), sinh năm 1941 tại Phan Thiết, trước khi trở thành ca sĩ - nhạc sĩ ông là thầy giáo. Nhật Trường vào Sài Gòn năm 1960, lập ban tứ ca Nhật Trường với 3 nữ ca sĩ khác, điều hành trung tâm xuất bản nhạc và thu băng "Tiếng Hát Đôi Mươi". Ông nổi tiếng với các nhạc phẩm: Mùa đông của anh, Chiếc áo bà ba, Bảy ngày đợi mong, Chuyện hẹn hò, Chuyện tình người đan áo, Đám cưới đầu xuân, Hoa trinh nữ, Hàn Mặc Tử...
Sau 30.4.1975, Nhật Trường kẹt lại, sống gian truân cho tới năm 1993, ông mới tới được Hoa Kỳ. Ngay sau đó đã hoạt động mạnh mẽ trở lại dưới nhãn hiệu “Nhật Trường Productions”
Nhạc sĩ Nhật Trường đã từ trần lúc 1:10 giờ trưa hôm Thứ Sáu tại nhà riêng ở thành phố Westminster, Quận Cam, vì bạo bệnh ung thư phổi từ nhiều tháng.
Ðất nước chúng ta đã trải qua những năm dài chiến tranh, hằng triệu thanh niên đã hy sinh cho lý tưởng của mình, máu đỏ đã đổ, khăn tang đã trắng cả những mảnh đời góa bụa côi cút. Văn chương, hội họa, điêu khắc không có mấy tác phẩm về chiến trận, nhưng hằng đêm qua các đài phát thanh, ca sĩ hát những bài lên án chiến tranh, nói tới tang tóc, nỗi đợi chờ. Trần Thiện Thanh là một nhạc sĩ có số lượng nhạc chinh chiến cao nhất, đi vào lòng từng người lính trận, nhưng mang một màu sắc riêng, trong sáng vui tươi, hoặc là thi vị hóa cho đời lính nhọc nhằn. Tôi không nghĩ đó là những dòng nhạc tâm lý chiến thúc đẩy người lính luôn luôn lao về phía trước như những tiếng kèn thúc quân hay những khúc quân hành. Trần Thiện Thanh đi vào đời sống và tâm tình những người lính trẻ trong những phiên gác đêm, những buổi dừng quân hay những mối tình đơn sơ, vội vã, có phân ly và cả chết chóc. Bất cứ người lính miền Nam nào cũng thuộc một vài bài hát của Trần Thiện Thanh hay vu vơ đôi câu những lúc bâng khuâng nghĩ tới cuộc đời của một người lính trận, tới một chiến hữu hay một người tình ở trong vùng sáng đêm đêm của một phố thị nào đó.
Nhạc chiến chinh của Trần Thiện Thanh không ước lệ hay khuôn sáo mòn, vì người nhạc sĩ này cũng là một người lính đã có dịp gần gũi và sống qua cảnh ngộ của những người đồng cảnh. Trần Thiện Thanh làm cho người lính yêu cuộc đời của mình hơn và làm cho người khác yêu đời lính hơn. Nét nhạc của Trần Thiện Thanh không phải là tiếng hát hô hào “đi quân dịch là yêu nòi giống” mà tự nó tỏa ra vẻ đẹp trong sáng của đời một người lính. Người lính trong nhạc Trần Thiện Thanh không phải là một người lính chuyên nghiệp bắn giết, xung phong mà mang tâm hồn yêu nước của một người học trò vừa từ giả mái trường “Từ khi anh thôi học và từ khi anh khoác áo treillis,” vẫn còn mơ mộng “một thằng ước ao, một thằng nằm đếm sao.” Phải chăng đời lính luôn luôn kề cận với cái chết, gian truân và nguy hiểm, nhạc Trần Thiện Thanh nhìn vào một mặt khác của đời sống này, nhạc sĩ vẽ lại tâm hồn thư sinh trong vóc dáng của một người lính, và luôn luôn bên cạnh có một hình bóng thiếu nữ, “một người em gái hậu phương” để cho đời lính khỏi khô cằn sỏi đá.
Trong khi miền Nam có nhiều bài hát phản chiến dưới dạng “Anh về hòm gỗ cài hoa” hay “Người anh chết trận Pleime” thì nhạc sĩ Trần Thiện Thanh vẽ lên một hình ảnh khác. Tất cả những người nằm xuống trong nhạc Trần Thiện Thanh đều là những anh hùng bất tử. Ông đã viết về phi công Trần Thế Vinh (...),nhảy dù Trần Duy Phước (Giấc Ngủ Trên Ðồi Xanh), pháo binh dù Nguyễn Văn Ðương (Anh Không Chết Ðâu Em), nhảy dù Nguyễn Ðình Bảo (Người Ở Lại Charlie), Lý Tống (Một Lần Bay Thấp - Ó Ðen) và cả những linh hồn hiển linh của những người gọi là chiến sĩ từ cổ tới kim (Gọi Tên Người Lính Tượng Ðài, Người Chết Trở Về,)... Những mẫu người anh hùng nằm xuống trong những trường hợp khác nhau, Trần Thiện Thanh có cái nhìn và cách viết khác nhau, và dù có viết về ba người lính nhảy dù đi nữa, thính giả có ba thiên anh hùng ca “mỗi người một vẻ” khác nhau. Ðã nhiều lần nhạc Trần Thiện Thanh đã làm cho người nghe rơi lệ, không phải người nghệ sĩ nào cũng có được cái vinh dự đem xúc cảm của mình đi thẳng vào lòng người thưởng ngoạn như thế.
So với các nhạc sĩ khác, số lượng nhạc Trần Thiện Thanh viết về người lính là một số lượng kỷ lục, trong tổng số hơn 200 trăm bài nhạc đủ loại của người nhạc sĩ này. Người lính là nguồn cảm hứng dồi dào cho người nhạc sĩ, như chúng ta đã biết tới qua “Thư Của Lính”, “Người Yêu Của Lính”, “Màu Mũ Anh, Màu Áo Em” (viết chung với Thanh Toàn), “Ðồn Vắng Chiều Xuân”, “Không Bao Giờ Ngăn Cách”, “Tâm Sự Người Lính Trẻ”, “Tuyết Trắng” (ghi tác giả là Anh Chương,)...
Trần Thiện Thanh không chỉ viết nhạc thời chiến chinh mà những khúc tình ca của ông cũng rất được phổ biến trong thập niên 60 khi ông là một quân nhân và lúc miền Nam đang trải qua những ngày chiến tranh khốc liệt. Chúng ta cũng biết nhiều tới nhạc tình của người nhạc sĩ có những tác phẩm đa dạng này như “Khi Người Yêu Tôi Khóc”, “Trên Ðỉnh Mùa Ðông”, “Ai Nói Yêu Em Ðêm Nay”, “Bảy Ngày Ðợi Mong”, “Lâu Ðài Tình Ái” (lời Mai Trung Tĩnh), “Từ Ðó Em Buồn”, “Một Ðời Yêu Em”, “Hiện Diện Của Em” (thơ Hữu Phương,)...
Trần Thiện Thanh còn có sở trường về nhạc kể chuyện như “Hoa Trinh Nữ”, “Hàn Mạc Tử”, “Chị Ba Hàng Sanh,”... Bài nhạc phổ thơ Tô Thùy Yên “Chiều Qua Phá Tam Giang” được coi như một bài phổ thơ thành công rất được phổ biến.
Có người cho rằng nhạc Trần Thiện Thanh là nhạc “bolero” hàm ý bình dân, dễ hát và không phải là nhạc được xếp hạng cao như loại nhạc thính phòng. Tôi không đồng ý những lời nhận xét trên hầu như có mục đích hạ thấp giá trị của người nhạc sĩ này. Trong một thời điểm nào đó, Trần Thiện Thanh viết nhạc cho quần chúng, cho một trào lưu đang dâng cao của đất nước, gia đình nào cũng có người ra trận, gia đình nào cũng có chia lìa, chết chóc. Ðó là người nhạc sĩ của quần chúng, đám đông, gắn liền với vui buồn của một triệu người lính miền Nam và những người thân yêu của họ. Hậu phương vẫn trông cậy vào sự có mặt của những người lính ngoài mặt trận, trên tiền đồn này, nên biết ơn vẫn là điều phải nói đến.
Trần Thiện Thanh và Nhật Trường là một. Nhật Trường của Trần Thiện Thanh là Khánh Ly của Trịnh Công Sơn. Nguyễn Ðình Toàn cũng đã nhận xét “không ai hát nhạc Trần Thiện Thanh hay hơn Nhật Trường.” Ðã nghe Nhật Trường hát nhạc chinh chiến của Trần Thiện Thanh mới thấy người ca sĩ này đã dùng hết tâm sức của mình.
Người viết bài này là một người lính miền Nam trước 1975, muốn viết lên đây những lời trân trọng ghi ơn người nhạc sĩ đã tận tụy, như người nhạc sĩ đã hết lòng đem cảm xúc của mình để viết nên những lời nhạc vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hòa trong hầu hết tác phẩm của ông. Miền Nam đã bị bức tử, nhưng người lính cũ nay đã là những nắm xương trong nghĩa địa hoang tàn hay là những thương binh què cụt ở quê nhà, cũng là những người lính già sống nghẹn hết phần cuối của cuộc đời ở đâu đó, nhưng nhạc chinh chiến của Trần Thiện Thanh sẽ vang vọng mãi cùng với hồn người chiến sĩ bất tử với nước non.
(Huy Phương)
gmk
Đăng vào 6-3-2009 09:54:08
NHƯ MAI
http://amnhacviet.net/casi/nhumai.jpg
Có một thời gian dài, khi nhắc đến tên ban nhạc The Magic, chắc chắn người ta phải nhắc đến tên Như Mai và Quốc Sĩ. Đó là những tên tuổi đã có nhiều gắn bó với nhau trong những sinh hoạt ca nhạc. Nhưng những năm gần đây với nhiều lý do riêng tư, sự liên hệ tình cảm giữa Như Mai và trưởng ban nhạc The Magic là Quốc Sĩ đã đi đến tình trạng mỗi người mỗi ngả để Như Mai trở lại với vai trò một nữ ca sĩ độc lập, như những ngày đầu tiên cô đến với ca nhạc.
Tuy đã tách ra khỏi ban nhạc The Magic cùng với một số trung tâm nhạc trực thuộc ban nhạc này, nhưng Như Mai vẫn góp mặt trong những buổi trình diễn của The Magic mỗi khi cần đến cô...
Để đánh dấu cho một giai đoạn mới trong cuộc đời ca hát của mình, Như Mai đã thực hiện riêng cho cô một CD đầu tay có tên “Cơn Mưa Chiều Chủ Nhật” dưới nhãn hiệu Như Mai Entertainment. Và CD này đã được ra mắt vào cuối tháng 10 năm 98. Vào năm 2000 vùa qua, cô lại cho ra đời một CD khác, trong đó tiếng hát của cô so với trước kia có phần già dặn hơn. Gần đây nhất cô đã góp tiếng hát của mình trong một CD mang tên “Hai Con Tim Một Nhịp Đập”, gồm những sáng tác của Cris Trinh, một nhạc sĩ trẻ tuổi ở Houston.
Sở trường của Như Mai là trình bày những bản tình ca, nhưng vào thời kỳ phong trào nhạc New Wave lên cao vào những năm cuối của thập niên 80, cô đã có dịp chứng tỏ thêm về khả năng của mình về loại nhạc này qua nhiều nhạc phẩm trẻ trung.
Giữ sở trường hát nhạc tình cảm của mình làm căn bản, nhưng để đáp ứng sự đòi hỏi của khán giả tùy theo từng thời điểm, Như Mai còn hướng khả năng của mình vào những loại nhạc khác mà điển hình là những nhạc phẩm ngoại quốc soạn lời Việt vẫn còn được nhiều người ưa thích
Như Mai tên thật là Đỗ Như Mai. Cô bắt đầu đi hát vào năm 82, nhưng phạm vi hoạt động của cô chỉ thu hẹp trong những party giữa bạn bè hoặc tại những buổi văn nghệ cộng đồng. Nhưng chỉ qua đến năm sau cô đã bước chân vào làng ca nhạc một cách chính thức qua việc cộng tác với một vài vũ trường để rồi hơn một năm sau đó cô được trung tâm Thanh Lan thực hiện riêng cho một tape nhạc đầu tiên mang tựa đề “Mộng Ban Đầu” do Trung Nghĩa soạn hòa âm.
Sau khi băng nhạc Mộng Ban Đầu được tung ra thị trường, tiếng hát của Như Mai đã gây ngay được một sự chú ý nơi thính giả. Vào năm 86, trong một lần lên hát giúp vui tại quán cà phê Lan ở Nam California, Như Mai đã được một người trong ban giám đốc trung tâm Dạ Lan để ý và mời hợp tác. Cũng trong năm 86, Như Mai gia nhập ban nhạc The Magic sau khi cùng với Quốc Sĩ có những liên hệ tình cảm, để từ đó tên tuổi của cô được biết đến nhiều hơn, nhất là qua những nhạc phẩm tình ca.
Sau gần 20 năm góp mặt trong làng ca nhạc, Như Mai đã tạo cho mình một chỗ đứng trong những sinh hoạt ca nhạc tại hải ngoại. Giọng hát của cô càng ngày càng chững chạc hơn sau khi đã rút tỉa được nhiều kinh nghiệm qua suốt một khoảng thời gian dài, không những vậy những thăng trầm trong cuộc sống, những biến chuyển về mặt tình cảm cũng đã đúc kết nơi nội tâm cô những suy nghĩ, những ưu tư để khiến giọng hát của cô trở nên tình cảm hơn và nhất là có hồn hơn trong những nhạc phẩm một phần nào nói lên được tâm sự của mình.
Khi được đề nghị so sánh giọng hát của mình hiện nay với trước kia, Như Mai cho biết là cuộc đời cô đã có nhiều thay đổi, do đó “em nghĩ tiếng hát em bây giờ mới là chín chắn, cái đời sống nó đưa đẩy mình đó thì mình có cái tâm sự nhiều. Bây giờ em nghĩ mình hát mới là chín mùi. Nó có vẻ là tâm sự của mình hơn”
Một điều khó ngờ là Như Mai không bao giờ nghĩ rằng cô sẽ đi hát khi ra đến hải ngoại, mặc dù trước kia khi còn ở Việt Nam cô đã có nhiều năm sinh hoạt trong ca đoàn công giáo tại giáo phận cô cư ngụ. Cô bé nhút nhát sinh trưởng trong một gia đình có 6 người con này cho biết cô chẳng hề bao giờ mong mỏi mình sẽ trở thành một ca sĩ mà chỉ muốn đi học thêm, sau đó mở một cơ sở thương mại nhỏ. Nhưng cuộc đời đã đưa đẩy Như Mai đến với cái nghiệp một cách không ngờ.
(Trường Kỳ)
gmk
Đăng vào 6-3-2009 09:55:23
NHƯ QUỲNH
http://amnhacviet.net/casi/nhuquynh/nhuquynh.jpg
Như Quỳnh tên thật là Lê Lâm Quỳnh Như, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1970 tại Đông Hà. Quảng Trị. Cô là con gái đầu lòng của một gia đình gồm 3 người con. Hai người em trai của cô là Tường Duy, mới tốt nghiệp kỹ sư điện toán vào khoảng giữa năm 2000, và Tường khê là một thanh niên rất đam mê về ngành thiết kế y phục, từng may nhiều kiểu áo dài rất đẹp cho người chị ca sĩ của anh mặc khi xuất hiện trên video hoặc trên những "live show". Những năm tháng đầu đời, Như Quỳnh rất khó nuôi, có lần tưởng đã nguy đến tính mạng khi bị sốt xuất huyết vào năm 71, sau khi cả gia đình cô di chuyển vào Sài Gòn theo thân phụ cô - một người gốc Quảng Trị - là một thiếu tá ngành an ninh quân đội. Vì quá thương đứa con gái đầu lòng, mẹ cô đã phải quì xuống đất năn nỉ những bác sĩ và y tá ở bệnh viện Nhi Đồng cứu chữa. Và may mắn, Như Quỳnh đã được cứu sống.
Sau khi vào năm 71, Như Quỳnh cư ngụ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và theo học cấp 1 tại hai trường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Đinh Tiên Hoàng trước khi học tiếp cấp 2 ở trường Nguyễn Văn Ơn và cấp 3 ở trường Trưng Vương để sau đó chiếm được mảnh bằng Trung Học Phổ Thông. Trong thời kỳ học sinh, Như Quỳnh là một học sinh rất nhút nhát, thường hay ngồi một chổ, ít giao thiệp với bạn bè. Cô thích sự yên tĩnh và thường sống về nội tâm trong một thế giới riêng biệt, mà theo cô đến từ sự khó khăn của gia đình. Sự kiện này đã được Như Quỳnh cho là hoàn cảnh đã tác động đến vấn đề tâm lý của cô. Sau khi tốt nghiệp trung học Phổ Thông, Như Quỳnh với một tấm lòng rất thường mến trẻ thơ đã tình nguyện cộng tác với một nhà Văn Hóa Thiếu Nhi để tập múa và tập hát cho các trẻ em.
Lý do chính yếu đã khiến Như Quỳnh không thể theo học nhạc đến nơi đến chốn là hoàn cảnh rất khó khăn về kinh tế của gia đình cô sau biến cố tháng Tư năm 75, cũng là thời gian thân phụ cô bị bắt vào tù cộng sản. Như Quỳnh không sao quên được một buổi sáng cùng bố đứng bên cửa sổ nhà, sau đó chứng kiến cảnh ông ra đi không kịp thu xếp quần áo. Mất đi người cột trụ của gia đình cùng với sự đổi thay của thời cuộc, gia đình Như Quỳnh lâm vào cảnh túng thiếu có thể nói là cơ cực khi đồ đạc trong nhà lần lượt được bán đi để cầm cự qua ngày: "Gia đình phải lột cả cái lớp gạch bông ra bán từ từ, rồi những cái furnitures trong nhà cũng lũ lượt đi ra luôn". Không những thế, những cái mùng ngủ cũng phải vá víu đến cả trăm mảnh và lớp "tôn" trên mái nhà còn bị mục nát "Đến nỗi tối nằm ngủ tụi em đếm được sao trên trời đó". Ruột bánh xe đạp của mẹ cô cũng "không còn chỗ vá được nữa". Cũng từ sự thiếu bàn tay người đàn ông trong nhà, Như Quỳnh mới cảm thấy thương cho người mẹ đã cố gắng chịu đựng và gánh vác mọi việc nặng nhọc trong nhà như sơn xe, sửa điện, sửa mái nhà, v.v...
Do sự khuyến khích của mẹ cô và bạn bè, Như Quỳnh ghi tên tham dự cuộc thi Tiếng Hát Truyền Hình được tổ chức lần đầu tiên tại Sài Gòn vào năm 91. Với một bản tính khiêm nhượng, Như Quỳnh đưa ra nhận xét vì là năm đầu tiên tổ chức nên thể lệ chấm thi chưa khắt khe nên cô đã may mắn đoạt giải nhất vì cô không bao giờ hy vọng mình sẽ đoạt được giải đầu. Và cũng với bản tính nhút nhát, khi đứng trên sân khấu dự thi cô đã quá hồi hộp và run sợ nên đã nói lắp bắp không ra lời cũng như hát quá nhỏ khiến ban tổ chức phải nhắc nhở hát lớn hơn. Ngoài ra Như Quỳnh thường hay chảy mồ hôi tay nên đã xém bị điện giựt khi cầm micro trong tay. Nhắc về lần dự thi đó, Như Quỳnh cho biết là một kỷ niệm đáng ghi nhớ của cô...
13 năm sau thân phụ Như Quỳnh từ trại tù cộng sản trở về, cuộc sống tình cảm của song thân cô sau đó đã không được êm xuôi, lý do đến từ những biến chuyển từ mặt xã hội và tâm lý mà theo như nhận xét củ Như Quỳnh là "quan niệm và cái nhìn của hai người cũng đã khác rồi". Tuy nhiên sau khi được nhận sang Mỹ theo diện HO, thân phụ cô vẫn đứng ra bảo lãnh cho mẹ cô cùng các con... Và cuộc đời Như Quỳnh đã hoàn toàn đổi thay sau một thời gian ngắn ra đến hải ngoại...
Sau khi trải qua những nỗi cơ cực khi còn trong nước, cuộc đời Như Quỳnh bước vào một khúc quanh mới, kể từ ngày được đặt chân lên Hoa Kỳ theo sự bảo lãnh của bố thuộc diện HO, cùng với mẹ và các em vào tháng 4 năm 1993. Tại Mỹ, thoạt đầu cả gia đình Như Quỳnh cư ngụ tại thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania là nơi bố cô đang sống hiện nay với người em trai của cô là Tường Duy sau khi đi đến sự đổ vỡ với mẹ cô. Hai mẹ con cô và một người em khác là Tường Khuê hiện cư ngụ tại thành phố Hungtinton Beach ở Nam California.
Thời gian đầu ở Philadelphia Như Quỳnh đã từng làm nhiều nghề lặt vặt như cắt chỉ, rẻo vải dư hoặc quét dọn văn phòng để đóng góp vào sự chi tiêu của gia đình trong một cuộc sống hết sức bấp bênh trên xứ lạ. Như Quỳnh cho biết dù " bên này khổ thật nhưng em vẫn thấy sướng hơn " khi so sánh với thời gian còn ở trong nước. Tại thành phố này, chỉ có một lần duy nhất, Như Quỳnh được mời hát trong một party nhỏ với một số thù lao khiêm nhượng là 80 đô la. Tuy nhiên đối với cô đó là một số tiền rất lớn vì với những nghề lặt vặt khác chỉ được trả một ngày khoảng 30 " đô la ". Và đó cũng là một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời đi hát của cô tại hải ngoại.
Nhưng điều Như Quỳnh không ngờ đã đến với cô sau khi cùng với mẹ nhận được lời mời của những người điều hành Asia là Trúc Hồ và Thy Vân để sang California thử giọng vào khoảng giữa năm 94, tá túc ở nhà một người quen. Sau lần thử giọng và nhất là nét mặt xinh xắn đầy vẻ hồn nhiên của cô đã chiếm được ngay cảm tình của ban giám đốc Asia. Như Quỳnh được mời ký giao kèo và ngay sau đó đã thu hình nhạc phẩm đầu tiên là "Chuyện Hoa Sim" trong chương trình Tác Giả Và Tác Phẩm trong một tâm trạng vừa mừng vừa lo "đến nỗi tay chân lạnh ngắt như nước đá", theo lời cô nói.
Thành công đã đến với Như Quỳnh ngay sau khi ký giao kèo với Asia. Chỉ sau vài lần xuất hiện trên video, tên tuổi của cô đã trở thành nổi bật và được coi là một hiện tượng trong sinh hoạt ca nhạc Việt Nam hải ngoại. Sự thành công nhanh chóng đến với Như Quỳnh được cô coi là một sự may mắn cũng như là một sự bù đắp những gì cơ cực và vất vả gia đình cô đã chịu đựng trước kia. Càng ngày tên tuổi Như Quỳnh càng trở nên lẫy lừng kể từ thời kỳ hợp tác với Asia khoảng 2 năm, qua đến trung tâm Thúy Nha cùng một lúc với việc điều hành trung tâm nhạc NQ Records với Huy Anh - một người từng được cô coi như thân thiết - và hiện nay là Như Quỳnh Entertainment. Dù tình hình được coi như trì trệ đối với các trung tâm nhạc, nhưng những CD của Như Quỳnh vẫn là một trong những CD bán chạy nhất.
Riêng về chuyện tình cảm của mình, Như Quỳnh cho biết đang đi đến đoạn kết. Đó là một đoạn kết tuyệt đẹp được cụ thể hóa bằng một cuộc hôn nhân sẽ diễn ra dự tính là vào năm 2001. Người tình và là người chồng tương lai của cô là một luật sư trẻ tuổi tên Nguyễn Hoàng Dũng, đã ở sát cạnh cô trong những cơn sóng gió, đã bảo vệ cô chống đỡ những bất trắc, đã an ủi cô trong những lúc chán chường và là người thấu hiểu được tất cả những tâm sự thầm kín của cô...
Những điều bạn chưa biết: Như Quỳnh có thể chơi đàn piano rất giỏi.
Source: Trường Kỳ, NQStarLight
gmk
Đăng vào 7-3-2009 09:46:47
LUƯ HỒNG
http://img.photobucket.com/albums/v305/huchim/LuuHong1.jpg
Lưu Hồng là tên thật củanữ ca sĩSong Nam này với ngày sinh nhật là 27 tháng 5, Người đã dìu dắt Lưu Hồng đi vào con đường nghệ thuậtlà bạn của song thân cô và cũng là cha nuôi của cô. Lưu Hồng cho biết “nhờ trời thương yêu nên trong bước đầu mọi sự đều trôi chảy và may mắn”.
Sở trường của Lưu Hồng là trình bày những nhạc phẩm tình cảm theo thể điệu Bolero, Rhumba và Tango.
Vào năm 1965, khi cô cùng với gia đình đi nghe nhạc tại vũ trường Queen Bee, Saigon và đã lên hát giúp vui theo lời yêu cầu của mọi người trong gia đình qua hai nhạc phẩm “Sang Ngang” và “Tuổi Đá Buồn”. Nhờ giọng ca truyền cảm và quyến rũ, Lưu Hồng đã được vũ trường này mời cộng tác ngay sau đó, để rồi một thời gian sau cô đã được mời hát tại nhiều nơi khác. Lưu Hồng cho biết những nhạc phẩm cô trình bày ưng ý nhất là: Bướm Trắng, Sang Ngang, Tuổi Đá Buồn, Cà Phê Đắng, Lời Đắng Cho Một Cuộc Tình…
Rời Việt Nam từ năm 1975. những năm đầu tiên ở Hoa Kỳ, Lưu Hồng là một trong những giọng hát được nhiều người ưa thích nên cô đã được mời đi lưu diễn ở khắp Âu Châu và nhiều thành phố tại Canada, và theo cô thì “chuyến nào cũng luôn được khán giả thương mến và ủng hộ”. Vào đầu thập niên 90, Lưu Hồng đứng ra chủ trương trung tâm sản xuất băng nhạc mang tên Lưu Hồng Enterprises và đã tung ra được một số CD mà chạy nhất là những CD: Hận Tình Trong Mưa, Cà Phê Đắng và Nhạc Vàng Chọn Lọc. Lưu Hồng cũng đã từng xuất hiện nhiều trên video do các trung tâm Thúy Nga, Giáng Ngọc, vv... thực hiện.
Vào khoảng năm 1995 Lưu Hồng tạm thời ngưng hoạt động, không còn cộng tác với các vũ trường cũng như đi show vì bận bịu việc gia đình cũng như công ăn việc làm, hơn nữa đối với cô: “ca hát chỉ là nghề phụ, ngoài ra cũng đi làm một ngày tám tiếng như mọi người ” .
Lưu Hồng tâm sự một số quan niệm của cô về cuộc sống như sau:
- Hôn nhân: Chỉ là một tấm giấy lộn để chia tài sản!
- Gia Đình: Đầm ấm, hạnh phúc và biết nhường nhịn lẫn nhau.
- Cuộc Đời: Enjoy và đi khắp mọi nơi cho thỏa thích.
- Tiền Bạc: Không là điều quan trọng.