gmk Đăng vào 6-3-2009 09:14:14

KHÁNH LY

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/5/5b/Khanhly.jpg

Khánh Ly tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1945 tại Hà Nội, cũng có khi cô lấy tên Phạm Thị Lệ Mai theo họ Phạm của người cha dượng. Năm 1954, Lệ Mai theo mẹ di cư vào miền Nam.

Khi còn ở Hà Nội, dù chưa tới 9 tuổi, Khánh Ly đã tham dự một cuộc thi hát với bài Thơ Ngây cùa nhạc sĩ Anh Việt nhưng không được giải gì. Cuối năm 1956, mới 11 tuổi, Khánh Ly một mình đi nhờ xe từ Đà Lạt về Sài Gòn tham cuộc thi tuyển lựa ca sĩ nhi đồng do đài Pháp Á tổ chức tại rạp Norodom. Lệ Mai hát bài Ngày Trở Về của nhạc sĩ Phạm Duy và đoạt giải nhì, sau "thần đồng" Quốc Thắng.

Năm 1962, Khánh Ly thực sự bước chân vào sự nghiệp ca hát, cô hát cho phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện, Sài Gòn. Cuối năm đó cô chuyển lên sống tại Đà Lạt và hát cho các phòng trà ở đó. Năm 1964, Khánh Ly gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ông mời cô về Sài Gòn biểu diễn. Lúc đó, vì không muốn rời lại Đà Lạt nên Khánh Ly từ chối lời đề nghị của người nhạc sĩ trẻ đó.

Năm 1967, do tình cờ cô gặp lại Trịnh Công Sơn tại Sài Gòn và từ đó, Khánh Ly cùng Trịnh Công Sơn đã trở thành một hiện tượng của tân nhạc Việt Nam.

Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã có những buổi trình diễn ngoài trời cho sinh viên tại Quán Văn nằm trên bãi đất rộng sau trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Họ tiếp tục trình diễn khắp nơi ở miền Nam Việt Nam, nhất là trong sân cỏ trường đại học, nơi Khánh Ly được mệnh danh là "Nữ Hoàng Chân Đất" hay "Nữ Hoàng Sân Cỏ". Khánh Ly chính là ca sĩ Việt Nam đầu tiên tổ chức sô diễn riêng của mình.

Từ năm 1967 đến 1975, Khánh Ly hợp tác với nhiều băng nhạc tại Sài Gòn, thâu âm nhiều bài hát trong các cuộn băng của Chương trình Phạm Mạnh Cương, Trung tâm Trường Sơn, Băng nhạc Sơn Ca, Họa Mi, Băng nhạc Jo Marcel... Năm 1968, Khánh Ly mở Hội Quán Cây Tre ở Đakao, số 2bis đường Đinh Tiên Hoàng, Sài Gòn. Đây là nơi tụ họp của các văn nghệ sĩ và các sinh viên học sinh yêu văn nghệ yêu tiếng hát Khánh Ly, và đây cũng là nơi tổng phát hành những cuốn băng nổi tiếng Trịnh Công Sơn - Khánh Ly hát cho Quê Hương Việt Nam.

Trong hai năm 1969, 1970, được sự tài trợ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, Khánh Ly đã có nhiều cuộc trình diễn cho các sinh viên Việt Nam ở châu Âu, Mỹ và Canada. Năm 1970, nhận được lời mời của đài truyền hình NHK, Khánh Ly sang biểu diễn ở Nhật Bản. Khánh Ly đã ghi âm và trình diễn các ca khúc bằng cả hai thứ tiếng Việt và Nhật.

Năm 1970, chiến tranh Việt Nam lan rộng, Trịnh Công Sơn viết nhiều ca khúc phản chiến và được Khánh Ly hát trong những cuốn băng Hát cho quê hương Việt Nam. Khánh Ly cũng tham gia hát trong những buổi ca nhạc gây dựng quỹ của các hội đoàn, hội công giáo Việt Nam để xây chùa, nhà thờ, trại mồ côi, trại tị nạn. Năm 1972, cô mở một phòng trà ca nhạc mang tên Khánh Ly trên đường Tự Do, số 1214 tại thành phố Sài Gòn.

Sau năm 1975, Khánh Ly rời Việt Nam và định cư tại Cerritos, California, Hoa Kỳ. Năm 1979, một lần nữa Columbia Nippon lại mời Khánh Ly đến Nhật để thâu băng nhạc của Trịnh Công Sơn. Năm 1982, đài Bunka Honso Radio mời Khánh Ly tham gia Liên hoan Âm nhạc Châu Á với nhiều nghệ sĩ nhiều nước châu Á. Năm 1985, Khánh Ly cùng chồng là nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan mở hãng thu riêng Khánh Ly Productions. Năm 1987, Khánh Ly trở lại Nhật để thâu băng cho phim "Thuyền Nhân".

Năm 1988, Khánh Ly được mời đến Vatican trong lễ tưởng niệm những tu sĩ Việt Nam tử vì đạo (Thiên Chúa). Trong sự kiện này, Khánh Ly đã gặp mặt Đức Giáo Hoàng John Paul II. Năm 1989, sau khi bức tường Berline bị phá bỏ, Khánh Ly và Thanh Tuyền đã hát trong chương trình nhạc đầu tiên ở Đông Đức. Năm 1992, Khánh Ly được mời đến Liên hoan Tuổi trẻ Thế giới ở Denver, Colorado, Hoa Kỳ. Lần thứ hai Khánh Ly được gặp Đức Giáo Hoàng John Paul II. Năm 1996, Đài truyền hình NKH ở Nhật Bản đã chọn Khánh Ly là một trong 10 nhân vật nổi tiếng để làm phim tài liệu về cuộc đời và gia đình Khánh Ly.

Hiện nay Khánh Ly vẫn tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình.
Băng nhạc, CD Khánh Ly
Trước 1975

    * 1967 - Nhạc Tuyển 1. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 1969 - Hát Cho Quê Hương Việt Nam 1. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 1970 - Hát Cho Quê Hương Việt Nam 2. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 1971 - Băng nhạc Tình Ca 1. Tiếng Hát Khánh Ly, Sĩ Phú, Duy Trác, Thanh Lan
    * 1971 - Hát Cho Quê Hương Việt Nam 3. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 1973 - Hát Cho Quê Hương Việt Nam 4. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 1972 - Tứ Quý. Tiếng hát Lệ Thu, Duy Trác, Khánh Ly, Tuấn Ngọc
    * 1973 - Như Cánh Vạc Bay. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 1974 - Hát Cho Quê Hương Việt Nam 5. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 1974 - Hát Cho Quê Hương Việt Nam 6. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 1974 - Sơn Ca 7. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 1974 - Yêu Dấu 28. Tiếng Hát Khánh Ly (1974?)

Sau 1975

    * 1976 - Khi Tôi Về
    * 1976 - Như Cánh Vạc Bay. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 1977 - Quê Hương Còn Đó Nỗi Buồn. Khánh Ly, Sĩ Phú, Mai Hương
    * 1977 - Hát Cho Những Người Ở Lại
    * 1977 - Tình Ca Mùa Hạ
    * 1979 - Người Di Tản Buồn

Thập kỷ 1980

    * 1980 - Lời Buồn Thánh. Khánh Ly-Trịnh Công Sơn
    * 1981 - Đừng Yêu Tôi. Khánh Ly và Vũ Thành An
    * 1981 - Giọt Lệ Cho Ngàn Sau. Khánh Ly và Từ Công Phụng
    * 1981 - Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa
    * 1982 - Tắm Mát Ngọn Sông Đào
    * 1983 - Ướt Mi. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 1983 - Bản Tango Cuối Cùng
    * 1984 - Trong Tay Anh Đêm Nay
    * 1984 - Lá Đổ Muôn Chiều. Nhạc tiền chiến Đoàn Chuẩn - Từ Linh
    * 1984 - Bài Tango Cho Em
    * 1985 - Tình Trương Chi. Khánh Ly, Sĩ Phú
    * 1985 - Biển Nhớ. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 1985 - Tủi Nhục Ca. Khánh Ly - Hà Thúc Sinh
    * 1985 - Bông Bưởi Chiều Xưa. Khánh Ly - Châu Đình An
    * 1986 - Hạ Trắng. Khánh Ly Trịnh Công Sơn
    * 1986 - Tango Tango
    * 1987 - Tình Không Biên Giới
    * 1987 - Ai Trở Về Xứ Việt
    * 1987 - Bên Ni Bên Nớ. Khánh Ly - Phạm Duy
    * 1987 - Như Cánh Vạc Bay. Khánh Ly, Lệ Thu
    * 1988 - Boston Buồn
    * 1988 - Tango Điên (Khánh Ly - Vũ Nữ Thân Gầy)
    * 1989 - Kinh Khổ. Khánh Ly - Trầm Tử Thiêng
    * 1989 - Mưa Hồng
    * 1989 - Đêm Hạnh Ngộ
    * 1989 - Niệm Khúc Hoa Vàng
    * 1989 - Xóa Tên Người Tình. Tiếng hát Khánh Ly, Elvis Phương

Thập kỷ 1990

    * 1990 - Tình Nhớ. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 1990 - Tình Hờ. Tiếng hát Khánh Ly, Elvis Phương
    * 1991 - Vũng Lầy Của Chúng Ta. Khánh Ly – Lê Uyên Phương
    * 1991 - Tưởng Rằng Đã Quên
    * 1991 - Thương Một Người
    * 1991 - Lệ Đá. Tiếng hát Khánh Ly, Lệ Thu và Kim Anh
    * 1991 - Best of Khánh Ly
    * 1991 - Niệm Khúc Cuối. Tiếng hát Khánh Ly, Elvis Phương
    * 1992 - Để Lại Cho Em. Khánh Ly - Phạm Duy
    * 1992 - Ca Dao Mẹ
    * 1992 - Hiên Cúc Vàng. Khánh Ly - Nguyễn Đình Toàn
    * 1992 - Bên Đời Hiu Quạnh. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 1992 - Một Cõi Đi Về. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 1993 - Đêm Hạ Hồng. Tiếng hát Khánh Ly, Lệ Thu, Thanh Phong
    * 1993 - Dốc Mơ
    * 1993 - Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng. Tiếng hát Khánh Ly, Trịnh Công Sơn và Trịnh Vĩnh Trinh
    * 1994 - Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên
    * 1994 - Ừ Thôi Em Về
    * 1995 - Đời Vẫn Hát
    * 1996 - Ca Khúc Da Vàng, Volume 1. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 1997 - Mùa Thu Xa Em: Khánh Ly Đặc Biệt
    * 1998 - Ca Khúc Da Vàng, Volume 2. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 1999 - Ca Khúc Da Vàng, Volume 3. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn

Thập kỷ 2000

    * 2000 - Nguyệt Ca. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 2000 - Cánh Hoa Duyên Kiếp. Tiếng hát Khánh Ly, Lệ Thu
    * 2000 - Đời Cho Ta Thế. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 2000 - Tình Thu Trên Cao. Ca khúc Nguyễn Xuân Điềm
    * 2001 - Một Sớm Mai Về. Khánh Ly - Trầm Tử Thiêng
    * 2002 - Nếu Có Yêu Tôi
    * 2002 - Mưa Trên Cây Hoàng Lan. Khánh Ly - Nguyễn Đình Toàn
    * 2003 - Còn Tuổi Nào Cho Em. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
    * 2005 - Ca Khúc Da Vàng, Volume 4. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn

gmk Đăng vào 6-3-2009 09:22:08

PHI NHUNG
http://www.xuvn.com/vnexhibit/thuy%20nga/phinhung.jpg
Name: Pham Phi Nhung
Birthdate: April 10, 1972
Place of Birth: Pleiku, Vietnam


Phi Nhung sinh ra va truong thanh trong mot hoan canh rat la chat vat, eo hep. Khi 11 tuoi, Me cua Phi Nhung khong may da qua doi de lai 5 nguoi em nho. Phi Nhung phai nghi hoc khi dang hoc trung hoc lop 6 de ma di hoc may, kiem tien nuoi em nho . Trong khi Me khong con, Ba thi khong biet tin tuc...Phi Nhung lam bon phan cua mot nguoi Chi Ca cham soc cho cac em...

Câu chuyện nghề nghiệp của Phi Nhung như một chuyển cổ tích về đam mê và lòng kiên trì vượt qua mọi khó khăn và trắc trở của cuộc đời. Lớn lên ở Pleiku, Việt nam và là một con lai chỉ sống với mẹ, Phi Nhung đã trãi qua nhiều khổ nhục khi còn bé.
Trong khi những đứa trẻ cùng tuổi khác vui vẻ sống những ngày trẻ thơ vô tư, Phi Nhung phải học cách sống tự lập khi còn rất bé. Chị mồ côi mẹ khi mới lên 11 và phải nghĩ học sau khi lên lớp 6 để làm mọc việc để giúp đỡ 5 đứa em khi còn sống chung với ngoại.
Tháng 10 năm 1989, Phi Nhung di cư đến Hoa kỳ bằng chương trình con lai Mỹ và sống với thím của chị ở Tampa, Florida. Là một người tự lập, chị ngay sau đó ra ở riêng, làm hầu bàn trong một nhà hàng địa phương.
Phi Nhung không bao giờ để những khó khăn này ngăn cản ước mơ trở thành ca sĩ của chị. Thời thơ ấu, Phi Nhung phải học những bài hát dân ca và bài hát ru để hát ru cho các em ngủ. Chị đã tự tạo cho mình bộ sưu tập những bài hát như vậy ngày càng đầy đủ hơn.
Phi Nhung gặp ca sĩ Trizzie Phương Trinh khi đi du lịch ở Florida và người ca sĩ này nhanh chóng phát hiện ra tài năng tiềm năng cũng như đạo đức làm việc của Phi Nhung. Trizzie nhận Phi Nhung làm chị kết nghĩa và thuyết phục Phi Nhung đến California để thử nghề ca hát. Mặc dù đó là giấc mơ của chị, Phi Nhung hơi thiếu tự tin khi quyết định những chuyện như vậy, vì vậy chị đã không đi California lúc đó. Cuối cùng thì chị cũng di cư đến Little Saigon ở Orange County vào năm 1993.
Sau một thất vọng nhỏ, Phi Nhung lại quyết định trở về Florida. Chính Hương Lan là người cuối cùng thuyết phục Phi Nhung ở lại và đừng bỏ cuộc. Việc thuyết phục có kết qủa vì Hương Lan thật ra chính là thần tượng của Phi Nhung thời thơ ấu. Qua sự quen biết của Hương Lan và những nghệ sĩ kỳ cựu trong nghề khác, Phi Nhung cuối cùng đã có thể thâu băng như một nghệ sĩ tự do; chị đã thâu nhiều CD và video với những công ty dĩa hát nhỏ. Chị cũng hát ở nhiều sân khấu suốt châu Âu và Hoa kỳ.
Trong những năm gần đây, Phi Nhung đã chiếm được trái tim của nhiều khán giả yêu nhạc và tạo dựng được một hướng đi cho mình. Tuy nhiên, người nghệ sĩ này cũng vẫn còn nhút nhát khi chị tham gia vào thế giới của những ngôi sao ca nhạc. Theo Phi Nhung, sự xuất hiện của chị ở Hollywood Video 15 khi chị hát bài Sông Quê cho Mây Productions đã đánh dấu một bước ngoặc trong con đường nghề nghiệp của chị. Những công ty băng dĩa khác như Tình, Vân Sơn, Asia và Thúy Nga bắt đầu chú ý đến người ca sĩ tài năng và đáng yêu này.
Trong một lần phỏng vấn gần đây, Phi Nhung vô tư chia xẻ kỷ niệm của mình: trong một buổi hòa nhạc, một khán giả yêu cầu Phi Nhung "ngâm sáu câu". Chị hát và sau đó được tặng USD 200. Phi Nhung mắc cở hỏi thử xem người khán giả trẻ đó có thích chị "ca cải lương" không, chị ca và hội trường như vỡ lên vì tiếng vổ tay. Mặc dù Phi Nhung luôn chia xẻ sự yêu mến nhạc cổ truyền, chị không bao giờ bỏ qua sự yêu thích nhạc Pop. Chị hứa là chị sẽ luôn hát cả hai loại cho những khán giả trẻ.
Sau 9 năm sống ở nước ngoài, Phi Nhung trở về thăm Việt nam 2 lần. Chị trở về Pleiku nơi những người thân của chị và thăm mộ mẹ và ngoại. Mặc dù có rất nhiều người con trai đeo đuổi, Phi Nhung hiện chỉ dồn tất cả nổ lực và thời gian để hoàn thiện kỹ năng ca hát của chị và chưa thật sự nghĩ về hôn nhân và gia đình.

Phi Nhung
Một lần nữa nền tân nhạc Việt Nam hải ngoại lại có sự xuất hiện của một tiếng hát đáng được coi là có nhiều triển vọng để trở thành một tên tuổi lớn trong những ngày sắp tớị Điểm đặc biệt nơi người nữ ca sĩ trẻ có tên là Phi Nhung này là chỗ cô không xuất thân từ một gia đình nghệ sĩ nhà nòi mà sinh trưởng trong một gia đình có thẻ nói là chật vật về mặt kinh tế ở một tỉnh nhỏ ở miền cao nguyên Việt Nam là Pleikụ Chỉ hoàn toàn do năng khiếu mà Phi Nhung giờ đây đã đến với những sinh hoạt ca nhạc Việt Nam ở hảIngoại nhờ giọng hát trong sáng và vững vàng của cô mặc dù khả năng nhạc lý chỉ ở mức sơ đẳng. Một điểm đặc biệt khác là Phi Nhung mang trong người 2 giòng máu Mỹ , Việt, kết quả của một cuộc hôn nhân phải trải qua nhiều trở ngại gian nan mới được gia đình bên ngoại cô chấp nhận. Phi Nhung lớn lên trong sự túng thiếu của gia đình, do đó người thiếu nữ sinh năm 71 này chỉ được theo học đến hết lớp 6 để rồi lao đầu vào nghề may mặc, trong khi mẹ cô bước thêm bước nữa và cho ra đời thêm 5 người con cùng mẹ khác cha với cộ Trước đó Phi Nhung không bao giờ được mẹ cô nhắc nhở đến cha cô, là một quân nhân Hoa Kỳ đồn trú tại Pleiku, trong thời kỳ chiến tranh sôi sục tại Việt Nam. Lớn lên trong một hoàn cảnh không lấy gì làm tốt đẹp, Phi Nhung chỉ có một nguồn vui duy nhất là nghe những bài cải lương dân ca mộc mạc. Và từ đó cô đã thấm nhuần được nét bình dị đặc biệt của quê hương để sau này cô chuyên hát những nhạc phẩm nói lên những sắc thái đặc biệt của đất nước hoặc những mối tình bộc lộ nét giản dị, hiền hòạ Vào năm 82, mẹ Phi Nhung qua đời khi cô mới được 11 tuổị Người con gái mồ côi cả cha lẫn mẹ này phải về ở với ông bà ngoại trong một hoàn cảnh chật vật. Phi Nhung đã trải qua những ngày tháng vất vả, phải lo đủ mọi việc, kể cả việc chăm sóc 5 đứa em cùng mẹ khác cha và mấy đứa cháụ Vào tháng 10 năm 89, Phi Nhung được sang Mỹ theo diện con lai do một người mợ bảo lãnh và cư ngụ tại Tampa, tiểu bang Floridạ Sau đó, cô tình cờ gặp được ca sĩ Trizzie Phuong Trinh và đã dọn về Nam Cali ở chung với Trizziẹ Và cũng từ đó cô bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình và mãi miết phục vụ khán thính giả cho đến bây giờ.Cô hiện nay đang được rất nhiều trung tâm lớn mời trình diễn như trung tâm Vân Sơn, Asia và gần đây nhất là Thúy Nga.

gmk Đăng vào 6-3-2009 09:25:54

KIỀU NGA
http://amnhacviet.net/casi/kieunga/kieunga.jpg
Kiều Nga,tên thật là Phạm Thị Kiều Nga,là một ca sĩ hải ngoại nổi tiếng.Cô sinh ngày 22 tháng 5 năm 1960,là em gái của nam ca sĩ Elvis Phương. Cô bắt đầu bước chân vào nghiệp ca hát từ những năm 1980 và nhanh chóng được các trung tâm nhạc nổi tiếng mời hát như Asia,Giáng Ngọc,Mây,Làng Văn...Cô trình bày rất thành công các bài hát nhạc Pháp,nhạc Ngoại quốc lời Việt,các tình khúc Trịnh Công Sơn,Ngô Thụy Miên... Nhưng từ những năm cuối 1990,cô dần ít xuất hiện trong các chương trình ca nhạc.Và khán giả đang mong đợi sự trở lại của cô.

Kiều Nga thích nhất là con số 8 và màu đỏ.

Qua Mỹ từ năm 83, tại đây Kiều Nga đã được các nhạc sĩ như Trần Ngọc Sơn (con nhạc sĩ Anh Bằng) và Cát Nguyễn (Trác) dìu dắt và hướng dẫn vào đường âm nhạc. Vì chịu khó tập dượt nên cô đã tiến rất nhanh, và không đầy hai năm sau đã thu cuốn băng đầu tiên cho trug tâm Làng Văn với nhan đề: "Tình Khúc Trịnh Công Sơn". Lần lượt cô đã được mời hát cho trung tâm Asia, Giáng Ngọc, Mây... và từ năm 92 vừa qua Kiều Nga đã điều hành một trung tâm riêng của mình là KN Productions.

Năm 86, Kiều Nga trình diễn lần đầu tiên trước khán giả tại Houston chung với Ngọc Lan tại một vũ trường. Những nhạc phẩm được Kiều Nga trình bày đêm hôm đó là: Lui, Il Te Parle d'Amour, Bay Đi Cánh Chim Biển, Giáng Ngọc..v.v. Mặc dù "hơi sợ và run" nhưng kết quả là cô đã nhận được nhiều tràng pháo tay khích lệ. Từ đó trở đi, Kiều Nga liên tiếp được mời trình diễn khắp nơi, nhưng chuyến đi thành công nhất đối với cô là tại Âu Châu, trong đó cô chấm nước Đức là "số một". Hàng năm vào tháng 4, Kiều Nga đều bay sang Bergkamen (Đức) một tháng để hát độc quyền cho trung tâm băng nhạc Vũ Ly. Kiều Nga cho biết là "thấy buồn cười quá sức khi hát phải nhép miệng!" khi được mời xuất hiện lần đầu trên video "Asia 1" với bài "Xin Còn Gọi Tên Nhau". Kỷ niệm vui nhất của Kiều Nga là lần đi show ở Úc cùng với Khánh Ly, Thúy Vi và MC hỏi một câu: "Sao đợi mãi tới bây giờ mới sang Úc trình diễn?" chẳng kịp nghĩ ngợi, Kiều Nga đã buột miệng trả lời ngay "tại vì muốn qua chụp hình với Kangaroo!" khiến khán giả cười muốn vỡ rạp. Hỏi về quan niệm tình yêu, Kiều Nga trả lời ngắn gọn "không biết", còn cuộc đời theo cô thì "phải biết cách kiếm tiền" và "mong lúc nào cũng có tiền để...trả bill!" Mặc dù mê hát từ nhỏ, nhưng trong dự định thì Kiều Nga sẽ bỏ hát, qua một tiểu bang khác sống và mở business, rất có thể là một tiệm "Food To Go".

Một điều ít ai biết là Kiều Nga có tất cả 5 con nuôi (3 gái, 2 trai) là con của 2 bà chị và một người bạn thân.

gmk Đăng vào 6-3-2009 09:29:54

KIM LOAN
http://amnhacviet.net/casi/kimloan.jpg
Kim Loan có một giọng hát hơi khàn, hơi nghẹt mũi một chút. Cô đến ca trường nhạc giới giữa lúc Phương Dung, Hoàng Oanh, Hà Thanh, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh đang làm mưa làm gió khắp nơi trình diễn văn nghệ. Nhưng may mắn thay, cô vẫn có một chỗ ngồi riêng ở lãnh vực ca hát. Và càng may mắn hơn nữa, chỉ mới chân ướt chân ráo vào nghề mà cô đã nổi tiếng qua bài “Căn Nhà Ngoại Ô”.

Kim Loan có khuôn mặt đẹp, nụ cười thật tươi, sóng mũi thanh tú, vầng trán băng sương, mái tóc buông dài và cài nơ thật đẹp. Vóc mình cô cao lớn, nhưng không thanh. Bàn tay cô hơi thô, dáng đi cô không yêu kiều uyển chuyển. Nhưng cô ăn mặc đẹp, lộng lẫy mà không lố bịch. Tuy nhiên, ở cô, người đối diện nghĩ rằng nếu khéo trau chuốt thêm một chút nữa, nếu học cách đi đứng, ăn nói thêm một chút nữa, cô vẫn là cây bonsai được uốn cành tỉa lá để trở thành một thứ cây cảnh với những nét hài hòa ngoạn mục.

Tiếng hát Kim Loan tuy nồng ấm nhưng vẫn hơi thô tháp. Cô không biết bào mỏng ở vài chỗ để tiếng hát mịn màng vóc nhung, không biết hát cho vang dội ở vài chỗ khác cho tiếng hát chói ngời vóc gấm. Cô hát quá chân phương, không biết làm sao bớt rồ ở những chỗ khác nữa. Đó là một viên kim cương chưa được lấy những chấm bọt, chấm than và chưa được cắt cạnh giồi mặt để tra vào chiếc nhẫn bạch kim mà trở thành một món nữ trang tinh xảo.

Năm 1977, cô có dịp qua Paris trình diễn tại một rạp ở khu Maubert Mutualité. Tôi có tìm gặp cô để nói dăm ba câu chuyện, nhưng thật ra cô không biết tôi là ai vì khi tôi khởi nghiệp ký giả kịch ảnh thì cô đã rời nước. Trên sân khấu, cô hiện ra với dáng dấp cao sang thanh thoát hơn xưa nhiều. Và cô cũng đẹp hơn nữa. Cái đẹp thật tươi sáng, thật thanh tao. Làn hơi cô cũng phong phú hơn nữa. Nói chuyện với cô, tôi nhận thấy đây là một mẫu phụ nữ khiêm tốn, thành thực, tránh nói nhiều về những bạn đồng nghiệp vắng mặt.

Trước đó, sau cuộc Tổng Tấn Công của Việt Cộng, có nhiều tiếng thì thào rất bất lợi cho cô khi cô bỏ ngang nghề ca hát để qua định cư bên Tây Đức. Họ cho rằng cô muốn tránh một chuyện tình cảm rối reng giữa vị nguyên thủ quốc gia và cô. Nhưng thuở đó, báo chí không dám làm om vì Bộ Thông Tin quyết lòng bịt mồm siết họng báo chí chặt chẽ quá.

Nhưng vào năm 1978, Kim Loan nhận lời đóng vai Điêu Thuyền trong tuồng Phụng Nghi Đình cho đoàn Kim Chung ở Paris, một đoàn hát nổi tiếng là thân Cộng và làm việc cho tập đoàn cộng sản được đội cái tên là Hội Việt Kiều Yêu Nước. Từ đó tên tuổi Kim Loan bị cháy tiêu. Báo chí Việt Nam bên Hoa Kỳ mới khui xấu cô, bảo rằng cô sở dĩ ra ngoại quốc trước năm 1975 là cốt để đợi ngày đập chum, còn tác giả cái chum cô mang trên bụng là Vua Thiệu. Điều đó bậy vô số ! Những người viết những bài mạ lỵ đó chính họ cũng không rõ vận sự đó có thật hay không, hay chỉ là những tin đồn nhảm. Vả lại, lúc đó Kim Loan có chồng con, vẫn là vợ đảm mẹ hiền mà bạn bè quen thân đều biết. Mà nói cho cùng, điều đó có thật đi nữa vẫn chỉ là một sự lầm lỡ của một thiếu nữ, và sau cuộc lầm lỡ cô đã tạo lập một gia đình êm ấm, sống một cuộc đời lương thiện, đã rửa sạch mọi điếm nhục của dĩ vãng.

Kim Loan và phu quân của cô đã từng giúp tạp san Quê Mẹ phổ biến trên nước Đức. Bị sỉ nhục như vậy mà cả hai không thèm phản ứng, chỉ tiếp tục giúp đỡ cộng đồng kiều bào trong việc phổ biến tin tức và văn hóa. Chúng ta đừng chỉ buộc tội cô hát cho ban Kim Chung mà nỡ quên bẳn những lần cô hát ủng hộ cho những ban tổ chức giúp người vượt biển không nhận tiền thù lao hoặc chỉ nhận một món tiền tượng trưng thật khiêm nhượng.

Hồ Trường An
(trích “Theo Chân Những Tiếng Hát”)

gmk Đăng vào 6-3-2009 09:31:22

KIM ANH
http://amnhacviet.net/casi/kimanh/kimanh.jpg
Người ca sĩ nổi tiếng một thời với nhạc phẩm Trung Hoa lời Việt "Mùa Thu Lá Bay" tên thật là Mạch Kim Anh, tuổi Quí Tỵ, ngày sinh nhật là 04 tháng 09 thuộc tuổi Xử Nữ theo tử vi Tây Phương. Kim Anh thích nhất là màu trắng và con số 8. Rời Việt Nam từ trước năm 75, Kim Anh thường sinh hoạt trong những chương trình văn nghệ sinh viên tại Washington, D.C. và sau đó cô đã may mắn được sự giúp đỡ tận tình của Mai Hân và Đỗ Hùng và sau đó đã chính thức ra mắt khán giả tại Đại Nhạc Hội Hè 77 doTúy Hồng và Bảo Ân tổ chức với nhạc phẩm "Mùa Thu Lá Bay" bằng tiếng Trung Hoa, và đó cũng là nhạc phẩm ưng ý nhất của cô cùng với một số bài khác như: "Sao Đành Xa Em," "Giờ Này Anh Ở Đâu".v.v.. Và từ đó đã từng đi lưu diễn tại rất nhiều nơi như Úc Châu, Âu Châu rất nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, Canada, Jamaica, Guam, New Caledonia và Việt Nam. Kim Anh xuất hiện lần đầu tiên trên video "Đại Nhạc Hội Quốc Tế" và video mới nhất của cô mới được nhóm Golden Stars thực hiện trong những năm qua mang tựa đề "Con Thuyền Không Bến" với chủ đề "Kim Anh Và Quê Hương".

Người ta đón nhận giọng ca nàng với sự trìu mến, nồng nàn, khắp những nơi có dấu chân Kim Anh đi qua từ dạo bỏ dở việc học ở thành phố Nice (Pháp) qua sinh sống ở Maryland, Chicago, Virginia, New York, Houston, Canada, v.v… Hát khỏe, nhạc bán mạnh, có lúc giàu to, cuộc đời sôi động chìm nổi phong ba, đủ để viết hồi ký “Nửa Đời Phóng Đãng” mà nhiều người muốn hoàn tất. Kim Anh là một phụ nữ dám sống, dám làm theo ý mình “miễn không làm phiền lụy ai” theo như lời nàng nói. Kim Anh chịu chơi, đã đành! Nàng còn là người biết “dừng lại”. Người nữ ca sĩ này như một thiền sư tự mình tu luyện và thoạt nhiên ngộ đạo sau nhiều tháng năm nếm gai lửa cuộc đời, thấm đủ mùi đắng cay ngọt bùi cuộc sống: Kim Anh tự tiếp nhận niềm tin tôn giáo từ những cuốn sách của thiền sư Nhất Hạnh, Bộ Phật Học Phổ Thông, Tuyển Tập Ra Khơi của Thiên Chúa Giáo, v.v… Từ những cuốn sách đó, Kim Anh thay đổi nhân-sinh-quan, đời sống tuy chỉ còn rượu và thuốc lá, nhưng đã thoát xác thành một Kim Anh không còn bạt mạng rong chơi với những “cuộc vui đen” xa hoa, phù phiếm.

Sống bạt mạng một thời, rồi tuyên bố thôi! Hát nhạc ngoại quốc, rồi ngưng thời gian dài lâu, và nay đang hát trở lại. Cuộc đời Kim Anh có nhiều truân chuyên, đổi thay, biến chuyển. Chỉ có hát ca, uống rượu, hút thuốc, và bầu bạn là đeo đẳng nàng ca sĩ dài lâu, bởi như nàng thường nói với mấy nhà báo: “Sống thoải mái, trung thực với chính mình”.

gmk Đăng vào 6-3-2009 09:32:39

KIM TUYẾN
http://amnhacviet.net/casi/kimtuyen.jpg
TIẾNG CA LẠC LOÀI TRONG KỊCH GIỚI


Hình như vào thập niên 60, khi đi ngang qua rạp Olympic, nơi trụ diễn thường trực của gánh Kim Chung, tôi có thấy cái tên
Kim Tuyến đứng chung với những cái tên Hùng Cường, Thanh Hải, Tấn Tài, Hoài Trúc Phương, Kim Loan (về sau đổi tên là Mộng Tuyền)…

Nhiều năm sau đó, tôi được biết tin Kim Tuyến là một nghệ sĩ cải lương có tài ca diễn có thể đứng ngang hàng với Ngọc Giàu, Bích Sơn, Mộng Tuyền, Phượng Liên, Thanh Thanh Hoa, chỉ có đứng sau nữ hoàng sân khấu Thanh Nga và cải lương chi bảo Bạch Tuyết mà thôi. Khi Bạch Tuyết và Hùng Cường rời gánh Dạ Lý Hương để sau đó ít lâu đầu quân cho gánh Sóng Thần thì ông Bầu Xuân mời Kim Tuyến về Dạ Lý Hương để thay thế Bạch Tuyết.

Tôi cũng được nghe đôi bạn gái Kim Hoàng & Như Mai có mua tác quyền truyện dài “Vực Nước Mắt” của nhà văn nữ Nguyễn thị Hoàng để thực hiện thành phim. Vai nữ chính lại giao cho Kim Tuyến. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy mặt Kim Tuyến trên sân khấu hay trên màn ảnh Tivi. Cái tên Kim Tuyến đến với tôi như cái tên một nhân vật trong huyền thoại, trong truyền kỳ và tôi mường tượng người nữ nghệ sĩ mang tên ấy phải có một khuôn mặt đẹp rất thần nữ như các cô đào đóng phim La Mã như Maria Felix, Rossana Podesta, Anita Ekberg, Tina Louise, Sylvia Lopez, Chelo Alonso, Sylvia Koscina..v..v..

Một hôm, tôi theo chị Mộc Lan cùng hai anh bạn Phổ Đức và Đoàn Yên Linh đến đài Truyền hình để coi việc thâu hình cho chương trình “Nhạc Chủ Đề Mộc Lan” thì gặp Kim Tuyến. Cô cũng đang đứng ở đó để chờ thu hình một vở hài kịch mà cô đóng một vai bên cạnh bà Năm Sa Đéc, nữ nghệ sĩ Diễm Kiều và danh hề Thanh Hoài.

Vì sắp sửa ra sân quay nên Kim Tuyến diện chiếc áo bà ba bằng lụa mỏng màu mỡ gà và chiếc quần bằng sa teng đen. Cô không giồi phấn tô son rực rỡ, chỉ tô đậm viền mắt, nét mày và tô bóng cặp môi. Chao ơi, cô đẹp quá thể, đẹp nồng nàn, nuột nà. Vóc cô thật thanh tân yểu điệu, eo thật thon, chiếc cổ mịn màng, đôi bàn tay và đôi bàn chân đều thanh tú. Tôi không biết vở kịch mà Kim Tuyến đóng có cái tựa là gì, nhưng tôi chỉ biết đó là một vở hài kịch vậy thôi.

Sau đó ít lâu tôi được xem Kim Tuyến xuất hiện trong vở kịch “Bóng Chim Tăm Cá” cùng với toàn ban thoại kịch Kim Cương. Cô đóng vai nhì bên cạnh Kim Cương, một vai chủ động rất đanh đá xí xọn. Cô diễn thật hay, khuôn mặt thật ăn ảnh, tiếng nói lảnh lót.

Những nữ diễn viên của ngành ca kịch cải lương gốc người Bắc thường hát Tân nhạc rựa ràng. Nhóm ca sĩ tiền phong của nền Tân nhạc Việt Nam đều xuất thân từ đám người ấy, chẳng hạn như Ái Liên, Lan Phương, Kim Chung, Kim Xuân, Bích Thuận, Bích Hợp, Phụng Khánh… Còn trong Nam thì có Kim Thoa, Túy Hoa. Về sau, trong cuộc chiến tranh Đông Dương giữa Pháp và Việt Minh thì có Thanh Tình, Lệ Thủy (người Bắc), có Ngọc Nuôi, Ngọc Đán, Kim Cương, Kim Hoàng, Ngọc Yến, Xuân Lan (người Nam). Đến khi đất nước ngăn đôi bởi Hiệp Định Genève, tại miền Nam đã có Bích Sơn, Hương Lan, Phượng Mai và Kim Tuyến. Những nữ diễn viên ca kịch cải lương gốc người Nam biết hát Tân nhạc rất “nghề” thì chỉ có Kim Hoàng, Kim Tuyến, Hương Lan và Phượng Mai mà thôi. Bobo Hoàng (tức là Thanh Hoàng) có một dạo bỏ sân khấu cải lương, học nhạc Mỹ và hát trong club Mỹ, để rồi sau cuộc đổi đời trở về nghề cũ, đầu quân cho gánh Huỳnh Long vào năm 1976.

Kim Tuyến có khuôn mặt đẹp không phải ở chi tiết. Về hình thức, đôi mắt cô không có gì đặc biệt, nhưng cái nhìn và khóe mắt cô rất tình tứ khi cô đóng vai lẳng, tròng mắt đưa qua đưa lại lóng lánh sóng thu. Đôi mắt ấy đẫm lệ bỗng trở nên đẹp tuyệt vời khi cô đóng vai thương cảm trong vở “Ả Đào Say” trong cuốn băng hình do Hoàng Thi Thơ thực hiện. Vai nàng danh kỹ trong vỡ tuồng này gồm có những màn lẳng lơ, say khướt và bi hùng đã từng được con dao pha kịch nghệ Xuân Dung diễn rất luyện đạt trên sân khấu, nhưng một khi giao cho Kim Tuyến diễn xuất trên băng hình thì cũng truyền cảm không kém.

Kim Tuyến không có cặp môi thanh tú, không có cái miệng xinh xinh. Cặp môi cô tuy đầy đặn và rõ nét, nhưng hai khóe miệng hơi trễ xuống, lại nữa, cô thường hé miệng vì hàm răng cô hơi vẩu, còn khi khép miệng thì vặp môi cô hơi buồn.

Nếu môi miệng cô không thanh tú thì bù lại chúng rất gợi cảm. Đó là môi miệng của các cô đào Vamp như Sophia Loren, Diana Dors, Anita Ekberg, Belinda Lee… Đã vậy, khi cô cười, hàm răng ngọc trai khít khao và đều đặn của cô được phơi bày rạng rỡ. Ngoài ra, Kim Tuyến có thần thái sáng như gương, sống mũi thanh tú, vầng trán băng sương, vóc mình tuy hơi nhỏ nhưng cân đối và nồng nàn nếu không bảo là bốc lửa ở bộ ngực cao.

Khi hát Tân nhạc, Kim Tuyến chọn những bài dễ hát và dễ đi sâu vào khối đông khán thính giả. Giọng cô mượt mà như rêu xanh nhuyễn mịn bám trên những tảng lam thạch, khi hát có những chỗ nhấn vuốt du dương, có những chỗ luyến láy uyển chuyển và mềm mại, có những thoáng truyền cảm đậm đà. Nhưng thật ra, đó là giọng không có bản sắc độc đáo. Khi hát những bài phổ thông và dễ hát, cô cũng biết ngân nga dờn dợn để cho câu hát khỏi trần trụi trơ trẽn. Đây là một giọng hát nhà nghề, nhưng không phải là giọng hát có chiều hướng đi lên tột đỉnh của nghệ thuật. Nó có thể rải rộng khắp dân gian như giọng Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Hương Lan, Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, Trang Mỹ Dung, Giáng Thu…

Tiếng hát của Kim Tuyến không gợi nên nét thêu kim tuyến diêm dúa trên gấm sáng chói, trên nhung mượt mà như cái nghệ danh của cô đâu. Nó bình dị như hoa phù cừ trong đầm lênh láng nước trong mát, đằm thắm như hoa ngọc nữ trồng trong chậu sứ Giang Tây. Nhưng hoa phù cừ há không phải là loại tố liên hay sao? Còn hoa ngọc nữ gồm mấy cánh trắng vây một cánh đỏ yên chi mà vẫn đẹp mặn mà, có phải? Nghe cô hát, chúng ta cũng có thể liên tưởng đến một vùng nửa chợ nửa quê thật trù phú ở miền Nam, có liên tỉnh lộ tráng nhựa phía trước , có sông lam rạch biếc vào mùa xuân phía sau. Trong vùng có vườn, có ruộng, có rẫy dưa, nương khoai, có bóng đậm chen bóng nhạt trên dải đất bằng phẳng không uốn mình bởi trũng thấp gò cao. Đây là vùng trù mạt nhưng êm mát bởi bóng đa, bóng tre và xinh đẹp bởi những cây bằng lăng đơm hoa tím, bởi cây vông đơm hoa lụa thắm vào mùa xuân, bởi cây phượng vĩ đơm hoa gấm đỏ vào mùa hạ. Ở đó, vào buổi trưa, khách viếng cảnh có thể nghe chó sủa, nghe gà gáy, nghe bà mẹ trẻ ru con, vào đêm trăng kẻ nhàn du có thể nghe tiếng cối xay lúa, tiếng chày giã gạo, tiếng chàng trai hát Vọng Cổ để nhắn gửi tâm tình qua cô hàng xóm. Đó là chốn thổ ngơi thời thanh bình, khi đất nước sống trong cảnh sông trong biển lặng.

Trong băng hình Paris By Night 11, Kim Tuyến có đơn ca bài “ Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao” của Lê Dinh. Cô mặc áo đen nổi vảy rắn bạc, cổ hở để bày cái ức trắng mịn như bột bánh dầy, cái cổ thanh tú như đúc bằng sáp og. Ánh vảy bạc đôi lúc chập chờn ửng sắc đỏ vì phản chiếu ánh đèn rọi màu hồng. Xen với những tảng nổi vảy rắn bạc là những tảng màu đen để tạo nên một trò chơi ánh sáng đẹp mắt: chỗ đậm chen chỗ nhạt, khoảng xôn xao ánh sáng tiếp giáp khoảng chìm lu bóng tối. Cô đeo dây chuyền bướm, hoa tai nạm hột chuỗi li ti náo nức ánh lấp lánh như tinh tú soi bóng trên dải sông quê lặng sóng. Cô thoa son màu hồng đào trĩu ướt, dập phấn cũng hồng đào. Khuôn mặt tươi mát như đóa hoa mộc thuấn (hoa dâm bụt) của cô được đóng khung bởi mái tóc uốn kiệu mới và chải công phu, tóc xỏa xuống vai, rối rắm một cách nghệ thuật.

Trong tiết mục đơn ca ấy, giọng Kim Tuyến vẫn chải chuốt du dương, vẫn chuổi ngân dờn dợn, vẫn nồng độ tình cảm vừa phải. Dù không phải là cây đinh, dù không là then chốt của chương trình Đại nhạc hội, nhưng cô vẫn là một đóng góp ngoạn mục không thể thiếu vậy.

Hồ Trường An
(trích “Chân Dung Những Tiếng Hát”. Quyển 1. 2000)

gmk Đăng vào 6-3-2009 09:34:13

LÊ UYÊN & PHƯƠNG
http://amnhacviet.net/casi/leuyenphuong.jpg
Lê Uyên Phương là bút hiệu người nhạc sĩ ghép từ tên chung của vợ (Lê Uyên) và tên mình (Phương). Theo Lê Uyên Phương cho biết tên thật của anh là Lê Minh Lập, sinh ngày 02 tháng 02 năm 1941 tại Đà Lạt. Vì sinh ra vào thời kỳ chiến tranh nên giấy tờ hộ tịch bị thất lạc, nên Lê Uyên Phương đã đôi lần phải làm lại giấy khai sinh. Và mỗi lần khai là một lần tên anh bị viết sai bởi viên chức hộ tịch ! Khai sinh lại lần đầu tiên tên Lê Minh Lập bị đổi thành Lê Minh Lộc. Làm khai sinh lần thứ hai thành Lê Văn Lộc. Từ đó anh không đổi nữa, giữ luôn tên Lê Văn Lộc làm tên chính thức trên giấy tờ.

Bắt đầu viết nhạc từ năm 1960. Khi viết nhạc anh lấy tên là Lê Uyên Phương, và khi trình diễn cùng Lê Uyên, hai người lấy tên là cặp song ca Lê Uyên và Phương.

Từ Đà Lạt đến, nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã đem một luồng gió mới đến cho âm nhạc miền Nam vào những năm mà cuộc chiến bước vào thời kỳ khốc liệc qua các bài hát song ca cùng người vợ trẻ Lê Uyên. Giới trẻ sinh viên, học sinh đã đón nhận cặp song ca này nồng nàn.

Vượt biên và định cư tại nam California. Sau 15 năm chung sống, hai người đi đến đổ vỡ vào khoảng 84, 85. Họ có với nhau hai con gái là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My.

Sau một thời gian điều trị ở bệnh viện UCI (University Of California in Irvine) Lê Uyên Phương đã về nhà người con gái lớn của anh là Lê Uyên Uyên để sống những ngày bi thảm với một tình trạng sức khỏe sa sút do căn bệnh ung thư phổi tàn phá. Và cuối cùng anh đã lại được đưa lại bệnh viện này để trút hơi thở cuối cùng vào chiều thứ Ba 29 tháng 06 năm 1999, hưởng dương 59 tuổi. Ông ra đi trong niềm luyến tiếc của mọi người yêu âm nhạc.
Lê Uyên là một nữ ca sĩ đã thành danh từ khi còn ở trong nước, với tiếng hát đã gắn liền với những ca khúc của Lê Uyên Phương kể từ cuối thập niên 60. Ra đến hải ngoại tên tuổi của Lê Uyên vẫn giữ được một chỗ đứng cao với một giọng hát mạnh cùng một sự diễn đạt đầy tình cảm. Sau trên 30 năm góp mặt trong làng ca nhạc, tuy rằng hiện nay những hoạt động của chị cũng như những ca sĩ cùng thời khác không còn được mạnh mẽ như xưa, nhưng đối với mọi người thì Lê Uyên vẫn là một khuôn mặt lớn.

Lâm Phúc Anh là tên thật của Lê Uyên, người đã hợp với Lê Văn Lộc, tức Phương thành một cặp song ca chuyên trình bày những nhạc phẩm do Lê Uyên Phương sáng tác, đã trở thành một biểu tượng cho tình yêu của tuổi trẻ, cho tư tương của một thế hệ trương thành trong chiến tranh ở những thập niên 60 và 70.

Lê Uyên sinh ngày 17 tháng 07 năm 1952 tại phố Hàng Bồ, Hà Nội. Một chi tiết rất ít người biết Lê Uyên là người Trung Hoa thuần chủng. Thân mẫu chị người gốc Hải Nàm và thân phụ chị là người Triều Châụ Thân mẫu Lê Uyên - hiện ở cùng với chị, vẫn khỏe mạnh và còn thường xoa “mà chược” với bạn bè - là người vợ thứ 5 của thân phụ chị, một thương gia đã có tất cả 9 đời vợ trước khi ông qua đời vào năm 1988. Gia đình Lê Uyên gồm bố mẹ, Lê Uyên và người em gái tên Lâm Phi Yến từ Hà Nội di cư vào Chợ Lớn năm 54 và cư ngụ trong một ngôi nhà rất khang trang, cũng là nơi đặt văn phòng của một công ty vận tải chạy đường Qui Nhơn, Huế và Đà Nẵng do thân phụ chị khái thác.

Trong những năm đầu cùng nhau đi hát, Lâm Phúc Anh và Lộc chỉ giới hạn phạm vi hoạt động của mình trong khuôn viên đại học trước khi chính thức lấy tên Lê Uyên và Phương vào năm 69, sau lần trình diễn tại quán Thằng Bờm của phong trào Du Ca Việt Nam. Ngay sau đó Lê Uyên và Phương (để phân biệt với Lê Uyên Phương là tên Lộc ký dưới những nhạc phẩm do anh sáng tác) đã được mời hát 19 buổi liên tiếp tại 19 địa điểm khác nhau tại Sài Gòn.

Sau khi Phương qua đời, Lê Uyên đã đứng ra thực hiện được 2 CD gồm một số ca khúc của anh, CD thứ nhất là “ Yêu Nhau Khi Còn Thơ” gồm những nhạc phẩm đầu tay của Lê Uyên Phương sáng tác từ đầu thập niên 60, phần lớn được ra đời ở Pleiku là nơi anh đã từng dạy học một thời gian, trước khi trở về Đà Lạt. CD thứ hai mang tựa đề “ Tình Như Mây Cõi Lạ “, gồm 9 nhạc phẩm trong tổng số trên 40 bài nhạc phổ từ những thi phẩm của thân hữụ Lê Uyên cho biết những ca khúc khác sẽ được đưa vào những bộ CD “Tình Như Mây Cõi Lạ“ khác. Khi ra đến hải ngoại vào năm 79, Lê Uyên và Phương vẫn là một sự kết hợp tốt đẹp trên phương diện tình cảm cũng như trình diễn cho đến khi hai người chia tay vào khoảng giữa thập niên 80. Một thời gian sau, họ tái kết hợp về mặt nghệ thuật qua những lần xuất hiện trên những chương trình video của các trung tâm Làng Văn, Thúy Nga và nhất là Asia đã được khán thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt.

Chuyện tình Lê Uyên & Phương

Năm ấy, nàng là cô học sinh trung học xinh đẹp và ngây thơ, được cha (một thương gia giàu có) cho lên Đà Lạt để theo học ở một trường Tây có tiếng. Tên khai sinh của nàng là Lâm Phi Anh.

Chị như con nai hiền và anh như một khu rừng già luôn xòe bóng mát chở che Chàng hơn nàng 11 tuổi. Năm ấy chàng đã là một ông thầy giáo dạy Triết và dạy Nhạc tại một vài trường ở Đà Lạt. Chàng được học violon từ bé và bắt đầu sáng tác nhạc từ năm 20 tuổi, nhưng không ký tên thật là Lê Minh Lộc mà dùng bút danh Lê Uyên Phương. Chàng là một người đa tài, nhưng cho đến 27 tuổi vẫn chưa có “mảnh tình vắt vai”. Lý do? Trên thân thể chàng có những khối u lạ. Mặc dù bác sĩ chưa định ra chính xác là bệnh gì, nhưng ai cũng nghĩ chàng mắc bệnh ung thư xương - không biết sẽ ra đi vào lúc nào - vì thế chẳng nên yêu đương làm chi để khỏi gây khổ luỵ cho người khác.

Thế nhưng, họ đã gặp nhau và say đắm yêu nhau - như là định mệnh.

Bài viết sau đây của nhà văn Song Thao về cuộc đời và hoàn cảnh những tác phẩm do Lê Uyên Phương ra đời

“Hồi đó... Nàng quen em gái anh và thỉnh thoảng vẫn lui tới nhà. Lúc đầu nói chuyện thường thường rồi sau anh trở thành “cố vấn” của nàng. Nàng hỏi ý kiến anh đủ thứ chuyện kể cả chuyện yêu đương nhăng nhít”. Họ yêu nhau lúc nào không biết. Tôi hỏi anh ngỏ tình yêu ở đâu. Trên đồi! Đà Lạt có những ngọn đồi mộng mơ cho những kẻ yêu nhau quấn quít...”

“Tiếng Lê Uyên và Phương từ chiếc máy cassette quấn lấy nhau vọng ra: “ ...Lệ ngập ngừng bờ mi. Giọt nước mắt lăn nỗi buồn. Giọt nước mắt xa cách vời vợi trông. Giờ này còn nhìn nhau. Nhìn đắm đuối như suối bền. Nhìn suốt kiếp như chết mòn. Nhìn hấp hối thương đau. Ngày mai ta không còn thấy nhau” (Cho Lần Cuối). Anh khẽ bảo tôi chính vì bài này mà người ta đồn là anh sắp chết. Bệnh tật của anh đã trở thành huyền thoại. Người ta bảo là anh chỉ còn sống được một năm nữa. Người ta đồn là vào năm 1972 anh sẽ chết. Anh đưa bàn tay trái cho tôi coi. Trên lưng ngón tay trỏ nổi lên một cục bằng trái cà chua nhỏ đỏ au và mòng mọng. Những đường gân máu chạy nổi thấy rõ. “Bác sĩ cũng chưa thể định là bệnh gì. Bây giờ nó đã nổi thêm trên mấy ngón khác và một vài chỗ trong người. Muốn chữa bây giờ chỉ có thể cắt ngón tay này nhưng tôi chưa muốn cắt”. Anh xác nhận là những bài ca viết về sự chia phôi không phải là do bị ám ảnh bởi cái chết nhìn thấy trước mà do sự rắc rối và xa cách của mối tình đẹp nhất đời anh và khi được hạnh phúc anh luôn luôn sợ ngày nó sẽ hết. Người nghệ sĩ không những sống cho mình mà còn thông cảm được với cuộc sống của những người khác. Anh đã nhìn thấy cái chết và đã nghĩ nhiều về cái chết...”

“Chuyện tình của họ đòi đoạn đớn đau. Gia đình nàng không chấp nhận. Họ mê say trong trốn chạy. Năm 1968, hai người sống ở Sài Gòn. Họ không có một chỗ gặp gỡ nhau. Suốt ngày hai người ngồi trong sân nhà ga Sài Gòn. Thỉnh thoảng họ phải làm bộ ngoắc tay những hành khách ngồi trên xe ca của hãng Hàng không Việt Nam cho ra vẻ ngồi chờ người nhà. Mỗi ngày chỉ có một mẩu bánh mì nhỏ trong bụng. Họ sống như vậy một tháng trời. Tình yêu của họ được kết hợp bằng những ngày không có nhau. Chính những ngày xa cách nhớ thương là thời gian anh sáng tác nhạc. Những bản nhạc đang dần dần quen thuộc với mọi người được kết tinh trong sự nhớ thương đó nên nặng mang sự chia phôi. Mười hai bài trong tập “Khi Loài Thú Xa Nhau” được viết trong thời kỳ này. Nó không còn mang tình yêu thơ mộng, tình yêu trong trí tưởng, thật xa và thật huyền diệu như mười bài trong tập “Yêu Nhau Khi Còn Thơ” được sáng tác trong thời kỳ trước đó khi chưa gặp Lê Uyên”.

...“Đà Lạt hoang sơ quyến rũ đã đưa anh trở về những rung cảm nguyên thủy của buổi hồng hoang. Không có Đà Lạt chắc khó có một thứ nhạc độc đáo Lê Uyên Phương. Mỗi ngày anh thức dậy từ sớm đi lang thang khắp núi đồi Đà Lạt tới khoảng nắng lên thì trở về nhà nghỉ. Khi mặt trời đi ngủ anh lại đi cho tới tối trở về ngồi vào viết tới sáng”.

(Tạp chí Thời Nay, ngày 15/11/1970)

gmk Đăng vào 6-3-2009 09:36:16

LỆ THU
http://www2.vietbao.vn/images/viet1/van-hoa/11019963-thu2a.jpg

Là một trong những danh ca hàng đầu của nền ca nhạc Việt nam, tên tuổi của Lệ Thu nổi tiếng như cồn từ những năm cuối thập niên 60 trở đi, và đó cũng là giọng ca thần tượng của rất nhiều ngườị Mấy ai không biết tới “Nước Mắt Mùa Thu”, “Ngậm Ngùi”, “Nửa Hồn Thương Đau” “Hương Xưa” “Nguyệt Cần” “Xin Còn Gọi Tên Nhau” “Serenade” là những hạc phẩm đặc sắc đã gắn liền với suốt cuộc đời ca hát của Lệ Thụ Người ca sĩ có giọng hát đầy truyền cảm và thu hút lòng người này đã mở đầu cho nghiệp cầm ca của mình bằng nhạc phẩm “Tà Áo Xanh” ngay từ năm 1960 tại Bồng Lai Đại Tửu Lầu trên đường Nguyễn Trung Trực, cạnh nhà hàng Kim Sơn. Tất cả khán giả đã ngạc nhiên không ít khi được thưởng thức một giọng ca đầy quyến rũ như thế, mặc dù lúc đó Lệ Thu chưa đầy 20 tuổi nhưng đã có một căn bản nhạc lý khá vững vàng. Từ đó trở đi Lệ Thu cộng tác với rất nhiều phòng trà và vũ trường lớn tại Sài Gòn, khởi đầu cuộc đời ca hát Lệ Thu chuyên trình bày nhạc ngoại quốc, những bài cổ điển và bán cổ điển lừng danh như Seranade, Traumarei, Tristesse, và sau đó mới chuyển hẳn qua nhạc Việt Nam qua những nhạc phẩm bất hủ đã nhắc tới ở trên. Trong suốt thời gian cộng tác với Jo Marcel tại Ritz và ông bầu Cường tại Tự Do, tên tuổi của Lệ Thu đã chễm chệ với ngôi vị tiếng hát hàng đầu của tân nhạc Việt Nam. Lệ Thu tên thật là Bùi T. Oanh, ngày sinh nhật là 16 tháng 07, dưới tuổi Cancer của Tử Vi Tây Phương, thích màu xanh và con số 9. Từ ngày sang Mỹ vào nam 1980 cho đến nay, Lệ Thu vẫn đi hát và được mời trình diễn tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngoại trừ Phi Châụ Sau một thời gian dài cộng tác với những trung tâm băng nhạc, Lệ Thu đã có 1 trung tâm cho chính mình và hiện đang coi sóc trung tâm nàỵ

gmk Đăng vào 6-3-2009 09:39:41

MAI THIÊN VÂN
http://amnhacviet.net/casi/maithienvan.jpg

Tên thật là Mai Thị Hậu. Nghệ danh : Mai Hậu, khi sang Mỹ đổi là Mai Thiên Vân.

Quê Mai Hậu ở huyện Bình Đại, Bến Tre. Nếu như tỉnh Bến Tre nói chung được xem là nơi sản sinh ra bài Hò cống chùa nổi tiếng thì huyện Bình Đại của xứ dừa này lại được biết đến như là miền đất “đẻ” ra bài dân ca Lý con cua: “Bắt con cua bỏ vô mà trong giỏ. Nó kêu chàng hỡi, nó kêu chàng ơi...”.

Năm học lớp 7, bé Mai Thị Hậu được cả nhà xúm lại đưa đi tham dự cuộc thi Tiếng hát dân ca tỉnh Bến Tre. Không ngần ngừ, cô chọn ngay bài “đặc sản” Bình Đại Lý con cua và bài dân ca Cây trúc xinh, vốn là hình ảnh quen thuộc (vì được trồng tràn lan trong vườn nhà) để thi thố. Cuộc thi không hạn chế thành phần, lứa tuổi nên lần ấy, việc Mai Thị Hậu - một cô bé 11 tuổi, vượt lên các “cô dì” để giành giải nhất đã trở thành một sự kiện. Giải thưởng đầu tiên trong đời này đã đưa cô học sinh nhỏ bé, nhút nhát trở thành giọng hát “sao” của tỉnh Bến Tre và là gương mặt “gà chiến” của nhà trường trong các cuộc thi văn nghệ. Cô đã lần lượt mang về cho trường và tỉnh nhà tất cả các giải thưởng cao nhất mà cô tham dự tại các cuộc thi mang tầm cỡ “quốc gia” như Liên hoan Tiếng hát Hoa phượng đỏ, Liên hoan Búp sen hồng...

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, cô theo học chuyên ngành âm nhạc tại Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3 tại Sài Gòn. Ở đây, giọng hát ngọt ngào của cô được phát huy và nhanh chóng vượt ra khỏi phạm vi nhà trường khi cô đoạt giải cao nhất trong cuộc thi Tiếng hát dân ca do quận 10 tổ chức và được Câu lạc bộ chuyên về dân ca Chim Quyên “kết nạp” làm thành viên. Từ quận 10, cô sang quận 1 thi và cũng đoạt luôn giải A Tiếng hát dân ca quận 1.

Được thể, cô ghi danh thi Tiếng hát Truyền hình HTV và đoạt giải tư ngay lần đầu tham dự năm 2002. Ở giải Tiếng hát Truyền hình năm ấy, Mai Thị Hậu đã chinh phục được đông đảo khán thính giả khi cô trình bày rất xuất sắc hai ca khúc mang âm hưởng dân ca Khúc hát người đi khai hoang (Lư Nhất Vũ - Lê Giang) và Đau xót Lý chim quyên (Vũ Đức Sao Biển), nhưng có lẽ do ngoại hình không được “lộng lẫy” nên đành nhận giải tư. Khác với nhiều thí sinh đăng quang Tiếng hát Truyền hình, giải thưởng này đã đưa cô đến với các phòng thu trước khi dẫn cô lên sân khấu.

Đến nay, cô đã là một gương mặt quen thuộc của khá nhiều phòng thu như Saigon Audio, Hãng phim Trẻ, Phương Nam Phim,... và vô số các phòng thu “lẻ” khác. Chính băng đĩa đã mang tiếng hát của cô đi xa và từ đó, những chủ phòng trà, quán bar mới ngỡ ngàng nhận ra một giọng ca hay lâu nay bị bỏ quên và liền mời cô cộng tác.

Lịch làm việc của cô hiện nay dày đặc, ban đêm hát ở phòng trà, quán bar, quán cà phê; ban ngày cô chạy như đèn cù đến các phòng thu. Chất giọng nữ cao của Mai Hậu nghe nhẹ nhàng, trong sáng, thiết tha, thích hợp với những bài hát mang âm hưởng dân ca và chất trữ tình.

gmk Đăng vào 6-3-2009 09:40:50

MẠNH QUỲNH
http://amnhacviet.net/casi/manhquynh.jpg

Mạnh Quỳnh tên thật là Nguyễn Thanh Dũng, sinh năm 72 tại Biên Hòa, đến năm 15 tuổi lên Sài Gòn để theo bậc trung học tại đây. Cha anh là một quân nhân Hoa Kỳ, gặp gỡ mẹ anh thành hôn. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau khi anh chào đời, cha anh đã bị mất tích trong giai đoạn khốc liệt của cuộc chiến tranh Việt Nam. Mặc dù có mang giòng máu Mỹ trong người, nhưng Mạnh Quỳnh chỉ hơi phảng phất một nét lai. Sau khi lên Sài Gòn, ngoài việc học văn hóa ở trường Trần Khai Nguyên, một điều không ngờ là Mạnh Quỳnh còn đi học tư về cổ nhạc với nghệ sĩ nổi danh Ngọc Ẩn ở gần nhà...

Vào tháng 9 năm 92, hai mẹ con lên đường sang Hoa Kỳ theo diện con lai. Trong gần 2 năm ở New York, Mạnh Quỳnh vừa đi làm ở một hãng điện tử vừa đi học thêm Anh Văn vào buổi tối. Chỉ có hai mẹ con đùm bọc nhau nên Mạnh Quỳnh phải tạm bỏ dở việc học hành. Cuối cùng hai mẹ con quyết định dời về tiểu bang Minnesota và sống tại thành phố Burnville cho đến nay. Tại đây Mạnh Quỳnh ghi tên học ngành điện toán song song với việc học về sáng tác, luyện thanh và guitar tại nhà do giáo sư người Mỹ hướng dẫn... Chỉ khoảng một năm sau, trong những lần hát giúp vui cho đám cưới, Mạnh Quỳnh đã được sự khuyến khích của bạn bè và anh đã thu một số nhạc phẩm và gởi sang trung tâm Người Đẹp Bình Dương. Giám đốc trung tâm này đã mời anh ký hợp đồng ngay sau đó và anh đã chính thức bước chân vào con đường ca nhạc.
Trang: 1 2 [3] 4
Xem phiên bản đầy đủ: TIỂU SỬ CA SĨ