Quên mật khẩu
 Register
Xem: 5725|Trả lời: 0

Tôn Đức Thắng

[Sao chép liên kết]
Đăng vào 19-8-2008 16:57:05 | Hiển thị tất cả tầng |Chế độ đọc

Tôn Đức Thắng (20 tháng 8, 1888 - 30 tháng 3, 1980), còn có bí danh Thoại Sơn, và được người dân Việt Nam gọi với tên thân mật là Bác Tôn, là Chủ tịch nước thứ hai và cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là chủ tịch nước đầu tiên của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng chí Tôn Đức Thắng là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng: suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân...”.

Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã được ông Nguyễn Huy Cận, chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, dẫn lại tại lễ kỷ niệm lần thứ 119 ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20-8-1888 - 20-8-2007) tổ chức sáng 17-8 tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng (TP.HCM). Ông Cận khẳng định sự nghiệp và đạo đức cách mạng của Bác Tôn sống mãi trong lòng đội ngũ công nhân và nhân dân lao động TP.
Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi là "gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân"
Tiểu sử
Theo những thông tin được công bố chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam[2] thì tiểu sử của Tôn Đức Thắng gồm những sự kiện tiêu biểu như sau:

Tôn Đức Thắng sinh ra ở làng (Nam) Mỹ Hòa Hưng, tỉnh Long Xuyên, nay thuộc tỉnh An Giang, thân phụ ông tên là Tôn Văn Đề, còn thân mẫu là bà Nguyễn Thị Di.

Ông học Trường Kĩ nghệ Viễn Đông (1906-1909), làm công nhân Nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp ở Sài Gòn; tổ chức công nhân bãi công (1912). Năm 1914, ông bị bắt lính sang Pháp, làm thợ máy cho một đơn vị Hải quân Pháp, tham gia phản chiến chống lại cuộc can thiệp của Đế quốc Pháp vào Xô Viết tại Hắc Hải năm (1919).

Năm 1920, ông về nước, xây dựng cơ sở công hội; vận động công nhân đấu tranh, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân Ba Son (tháng 8 năm 1925). Năm 1927, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ; bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn (1928), kết án 20 năm tù khổ sai, đày ra Côn Đảo (1930-1945).Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Côn Đảo.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến, giữ chức Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1945). Ông là Phó ban Thường trực Quốc hội (1946-1955) rồi Trưởng ban Thường trực Quốc hội (1955-1960), tương đương Chủ tịch Quốc hội sau này. Ông là Đại biểu Quốc hội liên tục các khóa I-VI.

Về mặt chính quyền, ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (tháng 5 năm 1947-tháng 11 năm 1947); Thanh tra đặc biệt toàn quốc (tháng 8 năm 1947), Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1960-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1969-1980).

Về mặt Đảng, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1947, và khóa II đến khóa IV.

Về mặt đoàn thể, ông là Phó hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (1946-1951), Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Mặt trận Liên Việt (1951-1955), Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955-1977), Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977-1981). (Kế nhiệm ông tại Mặt trận là ông Hoàng Quốc Việt).
Ý kiến trái chiều
Theo ông Christoph Giebel, giáo sư khoa Sử tại Đại học Washington, Hoa Kỳ và là tác giả cuốn sách nghiên cứu về ông Tôn Đức Thắng ("Tiền bối được tô vẽ của những nhà Cộng sản Việt Nam: Tôn Đức Thắng với lịch sử và ký ức bị chính trị hoá" - Imagined Ancestries of Vietnamese Communism : Ton Duc Thang and the Politics of History and Memory [3])cho rằng "không có bằng chứng cho thấy ngay từ thời rất trẻ, thậm chí trước cả thời Thế chiến thứ nhất, ông Tôn đã hoạt động rất tích cực trong các hoạt động cách mạng tại Sài Gòn", ông Tôn không bị bắt lính sang Pháp năm 1914 mà được tuyển mộ. Trong sự kiện ở Hắc Hải năm 1919, Giebel "tin rằng ông Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kì con tàu nào của Pháp liên quan vụ binh biến ở Hắc Hải", bộ máy tuyên truyền đã dùng hình ảnh ông Tôn cắm cờ trên một trong những con tàu ở Hắc Hải để kết nối cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười Nga. Trong cuộc đình công ở Ba Son năm 1925, theo Giebel không phải là một cuộc đình công chính trị với mục đích chống đế quốc, và cũng không "giam chân" được chiến hạm Pháp trên đường đến Trung Quốc.
Khen thưởng và hình ảnh công cộng
Ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng năm 1958, nhâp dịp ông 70 tuổi và là người đầu tiên được tặng Huân chương này.

Cũng trong dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của ông, đoàn Chủ Tịch Quốc hội Mông Cổ đã trao tặng Chủ tịch Tôn Đức Thắng Huân chương Xukhe Bato - Huân chương cao quý nhất của Mông Cổ.

Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng Lenin " Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc " do Chính phủ Liên bang Xô viết trao tặng.[5][6]

Tên ông được đặt cho một đường phố ở thành phố Odessa, Ukraina vì liên quan đến sự kiện phản chiến ở Hắc Hải, và cũng là tên của một trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều con đường ở Việt Nam cũng được đặt tên theo tên ông.

Tên gọi Tôn Đức Thắng cũng được đặt cho một giải thưởng cấp thành phố của Thành phố Hồ Chí Minh để tôn vinh những công nhân, kỹ sư có thành tích đặc biệt trong lao động và sản xuất.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông( 20/8/1888 - 20/8/1988 ), Nhà nước Việt Nam đã cho thành lập một bảo tàng với tên gọi ban đầu là " Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng " tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được đổi tên thành Bảo tàng Tôn Đức Thắng, bảo tàng này trước đây là tư dinh của Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng chính quyền Việt Nam Cộng hòa
Nguồn: wikipedia.com cpv.org.vn
Bạn cần đăng nhập để trả lời Đăng nhập | Register

Quy tắc tích điểm trong diễn đàn này

Archiver|Mobile|Youtube|Facebook|Twitter|Contact|Netdepviet.org

GMT+7, 21-12-2024 08:44 PM , Processed in 0.018933 second(s), 16 queries .

Powered by Discuz! X3.5

© 2001-2024 Discuz! Team

Trả lời nhanh Lên đầu trang Quay lại danh sách