Quên mật khẩu
 Register
Xem: 3900|Trả lời: 1

Thứ sáu - Ngày 13

[Sao chép liên kết]
Đăng vào 13-11-2009 17:08:45 | Hiển thị tất cả tầng |Chế độ đọc
Thứ sáu - Ngày 13

Giống như nhiều niềm tin của con người, nỗi sợ hãi Thứ sáu ngày 13 (còn được biết đến với tên paraskevidekatriaphobia) không căn cứ vào logic khoa học. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là hầu hết những người tin rằng Thứ 6 ngày 13 là ngày đen đủi không đưa ra lí do để lý giải cho sự sợ hãi của mình. Nó giống như mê tín dị đoan, những người sợ Thứ 6 ngày 13 cảm thấy sợ chỉ đơn giản là sợ, không bởi vì một lí do cụ thể nào cả.

Tuy nhiên, sự mê tín này có nguồn gốc khá sâu xa và thuyết phục, và căn nguyên của nó giải thích tại sao niềm tin này ngày nay lại phổ biến như vậy. Hãy xét những câu chuyện đằng sau ngày đen đủi nhất trong năm này.

Nỗi sợ Thứ 6 ngày 13 bắt nguồn từ hai sự sợ hãi - sợ con số 13 và sợ ngày Thứ 6. Cả hai nỗi sợ bắt nguồn từ Phương tây, đáng chú ý nhất là trong hệ thống tín ngưỡng Thiên Chúa Giáo.

Số 13 là con số rất có ý nghĩa đối với người theo đạo Thiên chúa bởi vì nó là số người có mặt trong Bữa Ăn Tối Cuối Cùng (Jesus và 12 Tông đồ). Judas, Tông đồ đã phản bội Jesus là thành viên thứ 13 đến dự bữa Tiệc.

Người theo đạo Thiên Chúa vốn truyền thống rất cảnh giác với ngày Thứ 6 bởi vì đó là ngày Jesus bị đóng đinh trên cây Thánh giá. Thêm vào đó, một số các nhà Thần học còn tin rằng Adam và Eve đã ăn trái cấm vào ngày Thứ 6, và rằng trận Đại hồng thủy bắt đầu vào ngày Thứ 6. Trong quá khứ, rất nhiều người Thiên chúa giáo không bao giờ bắt đầu những dự án mới hoặc những chuyến đi vào ngày Thứ 6, sợ rằng họ sẽ bị phá sản ngay từ đầu.


The Last Supper - Leonardo da Vinci

Thủy thủ là những người cực kì mê tín trong vấn đề này, họ thường không ra khơi vào ngày Thứ 6. Theo một số các truyền thuyết hư cấu, Hải quân Hoàng gia Anh đã đưa một chiếc thuyền (có tên H.M.S Thứ 6) vào hoạt động vào năm những năm 1800 để chấn an sự sợ hãi. Hải quân đã chọn ra khơi vào ngày Thứ 6, khai trương chiếc thuyền vào ngày Thứ 6, và thậm chí chọn cả vị thuyền trưởng tên là Jame's Friday để điều hành con tầu. Sau đó, vào một sáng Thứ 6, con tầu khởi hành chuyến đi đầu tiên của nó... và mất tích mãi mãi. Một câu chuyện tương tự, hoàn toàn là có thật là chuyến bay đau lòng của con tầu Appolo 13.

Một số nhà sử học còn ám chỉ rằng việc một số người Thiên chúa không tin vào Thứ 6 có liên quan đến sự đàn áp Nhà thờ Thiên chúa của những kẻ ngoại đạo và phụ nữ. Theo lịch La Mã, Thứ 6 được hiến dâng cho thần Vệ Nữ, nữ thần tình yêu. Khi người Nauy lựa chọn lịch, họ đặt tên ngày thứ 6 theo tên Frigg hay Freya, Nữ thần liên quan đến tình yêu và tình dục. Tất cả những đặc điểm nữ tính mạnh mẽ này đã từng gây ra sự đe doạ đối với Đạo Cơ Đốc nơi mà nam chiếm ưu thế, vì vậy Nhà thờ Thiên chúa đã bêu xấu ngày được đặt tên theo họ.

Sự miêu tả này có thể chiếm một phần trong nỗi sợ số 13. Người ta nói rằng Frigg thường tham gia tổ chức của Hội Phù thuỷ, thông thường là một nhóm có 12 phù thuỷ, như vậy cả Frigg là 13. Quan niệm này có lẽ xuất phát cả từ chính bản thân Nhà thờ Thiên chúa. Chúng ta không thể tìm ra được nguồn gốc chính xác của các câu chuyện truyền miệng. Một truyền thuyết Thiên chúa cũng tin rằng số 13 là con số tội lỗi bởi vì nó biểu thị một tập hợp gồm 12 mụ phù thuỷ và 1 con quỷ.

Những quan niệm khác

Một số các bằng chứng về con số 13 liên hệ với văn hoá cổ Bắc Âu. Trong thần thoại Bắc âu, người anh hùng Balder đã bị chúa Loki giết trong bữa đại tiệc, người đã lẻn vào bữa tiệc có 12 người, làm con số tăng lên 13. Câu chuyện này, cùng với Bữa Ăn Tối Cuối Cùng, dẫn đến một niềm tin vào con số 13 đen đủi: Bạn không bao giờ nên gồi vào bữa ăn có 13 người.

Một truyền thuyết khác là câu chuyện về Thứ 6 ngày 13 tồi tệ xảy ra vào thời Trung Cổ. Vào Thứ 6 ngày 13 năm 1306, Vua King của Pháp đã tống giam những Hiệp sỹ được tôn kính Templar và tra tấn họ, đánh dấu cho ngày của Quỷ dữ.

Cả thứ 6 và ngày 13 đều đã từng liên hệ chặt chẽ đến những hình phạt về sinh mạng. Theo tục lệ cũ của Anh, Thứ 6 là ngày theo tập quán để thi hành hình phạt treo cổ, và người ta đã từng nói rằng người bị án treo cổ phải bước 13 bước để đến bên dây thòng lọng.

Rút cục, những câu chuyện dân gian rắc rối về ngày 13 cũng không có liên hệ gì lắm đến nỗi sợ hãi của con người ngày nay. Nỗi sợ liên quan nhiều hơn đến những kinh nghiệm cá nhân. Người ta học được từ thuở bé rằng Thứ 6 ngày 13 là ngày đen đủi, vì bất kì lí do gì, và tìm kiếm lí do để giải thích rằng những câu chuyện là đúng. Lí do đưa ra tất nhiên là không thuyết phục. Nếu bạn bị đụng xe vào thứ 6 ngày 13, mất ví, hoặc làm đổ cafe, có lẽ bạn sẽ có ác cảm về ngày đó. Nhưng nếu bạn nghĩ về nó, những việc không may, dù lớn hay nhỏ, luôn xảy ra trong cuộc sống. Nếu bạn cố tìm ra những điều xui xẻo vào Thứ 6 ngày 13 chắc bạn sẽ tìm ra một vài trường hợp.

(theo howstuffworks.com)


Bổ sung một số thông tin thú vị xung quanh thứ 6 ngày 13 trên VNexpress (13/2/2009, thứ Sáu):

Vì sao người ta 'ngại' thứ sáu ngày 13? Hải quân Anh từng đóng một con tàu mang tên Thứ sáu ngày 13 và nó mất tích ngay sau lần ra khơi đầu tiên. Nếu bạn e ngại thứ sáu ngày 13 thì bạn đừng vội mừng là hôm nay sắp qua, vì năm 2009 có tới ba ngày như vậy.

Ngày tiếp theo sẽ rơi vào tháng 3 và ngày cuối cùng rơi vào tháng 11. Hiện tượng ba thứ sáu ngày 13 trong một năm chỉ xuất hiện 11 năm một lần. Đó là tuyên bố của nhà toán học Thomas Fernsler của Đại học Delaware (Mỹ), người đã nghiên cứu con số 13 trong hơn 20 năm.

Một trong những nguyên nhân khiến 13 phải chịu tai tiếng chính là vì nó đứng sau số 12. Các chuyên gia về toán luôn coi 12 là con số trọn vẹn: 12 tháng trong năm, 12 vị thần trên đỉnh Olympus, 12 cung hoàng đạo, 12 con giáp, 12 tông đồ của Chúa Jesus.

Dưới đây là một số câu chuyện liên quan tới “ngày nổi tiếng” này.

Hải quân hoàng gia Anh từng đóng một con tàu có tên Friday the 13 (thứ sáu ngày 13). Con tàu ra khơi lần đầu vào một thứ sáu ngày 13, và không bao giờ quay trở về nữa.

Con tàu Apollo 13 được phóng vào 13h13 ngày 11/4/1970 để thực hiện sứ mệnh đổ bộ lên Mặt trăng lần thứ ba. Tổng của hai số cuối trong ngày, tháng, năm khởi hành của nó (4-11-70) là 13 (4+1+1+7+0 = 13). Tàu hứng chịu một vụ nổ vào ngày 13/4/1970 (không phải thứ sáu) và phi hành đoàn buộc phải quay trở về Trái đất.

Butch Cassidy, một trong những tên cướp nhà băng và tàu hỏa khét tiếng nhất nước Mỹ, chào đời vào thứ sáu ngày 13/4/1866.

Tổng thống Franklin D. Roosevelt của Mỹ không bao giờ đi đâu vào ngày 13 của mọi tháng và cũng chẳng bao giờ tiếp 13 khách trong một bữa tiệc. Thiên tài quân sự Napoleon Bonaparte và tổng thống Herbert Hoover (Mỹ) cũng sợ con số 13.

Nhà văn Mark Twain từng là vị khách thứ 13 trong một bữa tiệc. Một người bạn khuyên ông không nên đi. Mark Twain làm theo và sau đó giải thích với bạn bè như sau: “Thật không may, họ chỉ có đủ thức ăn cho 12 người”.

Woodrow Wilson, vị tổng thống lãnh đạo nước Mỹ trong Thế chiến thứ nhất, coi 13 là con số may mắn của ông dù thực tế chứng minh điều ngược lại. Ông tới Normandy (Pháp) vào ngày 13/12/1918 để đàm phán hòa bình để rồi trở về với một bản hiệp ước mà quốc hội không thông qua. Trước đó thủy thủ đoàn khuyên ông lùi ngày cập bến nước Pháp nhưng ông không đồng ý. Sau đó Woodrow Wilson đi khắp nước Mỹ để kêu gọi người dân ủng hộ hiệp ước, nhưng suýt mất mạng vì đột quỵ trên đường đi.

Những hình ảnh trên tờ 1 USD bao gồm 13 bậc thang trên kim tự tháp, 13 ngôi sao trên đầu con đại bàng, 13 lá trên cành ô liu. Nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy những hình ảnh này gây nên tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay

(Theo Livescience)
Đăng vào 28-1-2010 09:54:39 | Hiển thị tất cả tầng
Chúc bạn vui vẻ. Cám ơn rất rất nhiều for sharing.
Bạn cần đăng nhập để trả lời Đăng nhập | Register

Quy tắc tích điểm trong diễn đàn này

Archiver|Mobile|Youtube|Facebook|Twitter|Contact|Netdepviet.org

GMT+7, 21-11-2024 04:26 PM , Processed in 0.023942 second(s), 16 queries .

Powered by Discuz! X3.5

© 2001-2024 Discuz! Team

Trả lời nhanh Lên đầu trang Quay lại danh sách