Quên mật khẩu
 Register
Xem: 2593|Trả lời: 0

Phường múa rối nước Hồng Phong

[Sao chép liên kết]
Đăng vào 15-2-2014 17:50:30 | Hiển thị tất cả tầng |Chế độ đọc
                Hồng Phong là xã nằm ở phía Tây Nam huyện Ninh Giang, có bốn thôn là: Bồ Dương, Đồng Hội, Động Trạch và Quang Rực. Vốn là vùng chiêm trũng, nhiều ao hồ, xưa kia mùa mưa, nước ngập khắp các thôn xóm, gây khó khăn cho việc sản xuất và đi lại của nhân dân. Chính vì địa thế tự nhiên như vậy mà ở nơi đây đã xuất hiện từ rất sớm môn nghệ thuật múa rối nước độc đáo, do chính những người dân lao động ở đây sáng tạo ra.            
                           
Qua truyền thuyết dângian và những mảng kiến trúc chạm khắc tại đình làng Bồ Dương như: hình ảnh chútễu, tiên múa, tễu vuốt râu rồng, đô vật, leo sóc... Căn cứ vào niên đại làmđình làng (thế kỷ 17), thì múa rối nước ở Bồ Dương ra đời từ trước thế kỷ 17.Trước cửa đình xưa kia có một chiếc ao nhỏ, chuyên dùng biểu diễn múa rối nước.Thợ mộc Bồ Dương, từng đi làm đình (cùng thợ mộc Cúc Bồ, xã Kiến Quốc), nên cũnglà thợ chế tác con rối.
Thời phong kiến múarối nước Bồ Dương, tuy là do tổ chức tự phát, nhưng đã có những thời kỳ hưngthịnh, các nghệ nhân múa rối nước Bồ Dương truyền nghề cho các phường Nguyên Xá(Thái Bình), Lý Nhân (Hà Nam). Ở Bồ Dương, có nhiều người, có đôi bàn tay vàng,tiêu biểu là cụ Lý Tiên, cụ có thể tạo được chú tễu biết quay đầu qua lại, giơtay chỉ, trỏ, các cô tiên bưng trầu ra mời khách, rùa vàng ngậm khói lặn sâutrong nước rồi bất ngờ nhô lên phun ra khói xanh, đỏ, tím, vàng, đôi ngựa sócphi giao đấu múa tít quay cuồng không phân thắng bại, cờ lọng từ dưới nước tunglên bay phần phật trong gió...
Đầu thế kỷ XX múa rối nước ở Bồ Dương đã hoạtđộng liên tục trong những dịp hội làng, lễ, tết. Để phường có điều kiện hoạtđộng, ngoài sự hảo tâm của nhân dân và kỳ hào, lý dịch trong làng, làng còn cắtcho phường rối một mẫu ruộng để phường cầy cấy lấy hoa lợi, tự nuôi sống mình.Các nhạc công và diễn viên của phường, là những người yêu nghệ thuật, đã khôngngừng học hỏi để nâng cao chất lượng biểu diễn của phường, được nhân dân rấthài lòng.
Kháng chiến chốngPháp bùng nổ (năm 1946), phường rối nước phải ngừng hoạt động, các thành viêncủa phường đóng các con rối vào hòm để tại đình làng. Khi thực dân Pháp cànquét vào làng, chúng đã phá phách, vứt bỏ các hòm con rối. Tưởng như nghệ thuậtmúa rối nước Bồ Dương bị mai một từ đấy.
Sau khi miền Bắc đượcgiải phóng (1954), những nghệ nhân tâm huyết với nghề rối nước đã họp nhau lại,quyết tâm phục dựng lại nghệ thuật múa rối nước. Năm 1958 họ đã tự bỏ tiền bạctạo dựng các con rối, ròng rã hai tháng, khi đã tương đối đủ các con rối, họ tổchức biểu diễn, và cũng như xưa, lại gánh gồng, đi lưu diễn khắp nơi, đến đâucũng được nhân dân hoan nghênh, ủng hộ.
Chiến tranh phá hoạicủa đế quốc Mỹ đối với Miền Bắc, phường rối nước Bồ Dương lại bị một phen đóngcửa, đạo cụ xếp xó, hư hỏng, nghệ nhân tản mát, có người bỏ đi làm ăn xa...Khiđất nước thống nhất nhưng do những khó khăn trong đời sống vật chất, ít ngườidám nghĩ đến khôi phục nghệ thuật múa rối nước.
Năm 1986, đất nướcbước vào thời kỳ đổi mới, chính trong không khí ấy thì “ Chú Tễu” về quê! Sốlà, ông Đặng Văn Phát, người làng Bồ Dương đi lập nghiệp ở Hà Bắc khao khát vựcdậy bộ môn nghệ thuật truyền thống, ông đã tìm gỗ tạo ra một “ Chú Tễu” vốn đãquen thuộc bao đời với dân làng Bồ Dương. Từ nơi định cư, ông đạp xe đưa “ChúTễu” về quê, gặp các nghệ nhân tâm huyết của làng, đó là các ông: Vũ Văn Chính,Dương Kế Quờn, Nguyễn Văn Liêm, Đặng Văn Kỹ, Bùi Văn Hiện, Đặng Văn Mạnh, ĐặngVăn Tá, Phạm Văn Bộ, Đặng Văn Minh, và một số người khác. Ý nguyện của họ đãgặp nhau. Họ xin phép chính quyền cho khôi phục phường rối. Không chỉ ở mộtlàng Bồ Dương mà cả các làng khác trong xã cũng bày tỏ nguyện vọng là xin đượcgiữ lấy nghề truyền thống của quê hương Hồng Phong. Thế là đội rối nước HồngPhong ra đời, ban đầu với 40 người tham gia. Ngày 22/9/1992 UBND huyện NinhThanh (nay là huyện Ninh Giang), đã ra Quyết định số 76/QĐ- UB thành lập PhườngNghệ thuật múa rối nước Hồng Phong. Phường múa rối nước Hồng Phong ra đời vàhoạt động, lập tức được sự chào đón của khán giả trong xã, huyện, cũng như mộtsố nơi mà phường đến biểu diễn.
Qua hơn 20 năm khôiphục và phát triển, phường múa rối nước Hồng Phong có những tiến bộ vượt bậc,đã từng bước khẳng định mình trong sự phát triển chung của nền văn nghệ dângian cả nước. Phường đã đi phục vụ biểu diễn ở nhiều nơi trong cả nước, đạtđược những thành tích rất đáng tự hào: Năm 1994 tham gia hội diễn múa rối nướctoàn quốc đoạt huy chương vàng, nhận nhiều bằng khen, giấy khen UBND tỉnh HảiDương, UBND huyện Ninh Giang. Tiếp đó phường múa rối nước Hồng Phong được Hiệphội múa rối nước Việt Nam (UNIMA) công nhận là thành viên chính thức của Hiệphội tạo cho phường nhiều điều kiện thuận lợi về đào tạo diễn viên, chế tác conrối, sự giao lưu biểu diễn với các phường rối trong cả nước.
Năm 2004 tham dựFestival Huế và nhiều lần biểu diễn tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phườngđược đánh giá cao, tham gia hội diễn múa rối nước tỉnh Hải Dương đạt thành tíchxuất sắc, nhận nhiều huy chương, phần thưởng. Nhưng phần thưởng cao quý nhất màphường múa rối nước Hồng Phong có được, đó sự mến mộ của nhân dân ở những miềnquê mà phường đến biểu diễn.
Hiện nay, phường múarối nước Hồng Phong đã vững vàng với vai trò gần như một phường chuyên nghiệp,hoạt động phục vụ tại quê hương, đi lưu diễn nhiều nơi trong nước. Tại ao trungtâm của làng Bồ Dương đã có nhà thủy đình để biểu diễn. Công trình này do QuỹFord tài trợ xây dựng theo kiến trúc chồng diêm 8 mái cổ kính. Hàng năm, phườngđã đón hàng trăm đoàn khách  trong nướcvà quốc tế đến thăm làng và xem múa rối nước. Những tiết mục cổ truyền cũng nhưnhững tiết mục đương đại được các diễn viên và nhạc công của phường thể hiệntài tình, độc đáo gây bất ngờ, thích thú với khách tham quan. Ngày nay, đếnthăm xã Hồng Phong, chúng ta luôn được hòa mình vào không khí tưng bừng, nhộnnhịp như ngày hội khi phường múa rối nước biểu diễn phục vụ khách trong vàngoài nước đến tham quan và xem múa rối nước.
Nghệ thuật múa rốinước là ngành nghệ thuật biểu diễn dân gian tổng hợp, đa dạng, là món ăn tinhthần, một trò vui giải trí lành mạnh của nhân dân. Hơn thế nữa, nghệ thuật đócó khả năng phục vụ đắc lực công tác tuyên truyền, cổ vũ toàn dân thực hiện cácchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nghệ thuậtmúa rối nước mang đậm bản sắc dân tộc, cần được giữ gìn, phát huy trong thời kỳhội nhập.


Bạn cần đăng nhập để trả lời Đăng nhập | Register

Quy tắc tích điểm trong diễn đàn này

Archiver|Mobile|Youtube|Facebook|Twitter|Contact|Netdepviet.org

GMT+7, 15-11-2024 07:42 PM , Processed in 0.023265 second(s), 19 queries .

Powered by Discuz! X3.5

© 2001-2024 Discuz! Team

Trả lời nhanh Lên đầu trang Quay lại danh sách