Quên mật khẩu
 Register
Xem: 4208|Trả lời: 2

Những áng Văn ...."mất ngủ"

[Sao chép liên kết]
Đăng vào 6-3-2009 08:58:08 | Hiển thị tất cả tầng |Chế độ đọc
Những án văn bất đắc kỳ tử của nhưng văn sỷ lẫy lừng tăm tiếng:
Đề 1:
Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau:
"Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng."

Đề 2:
"Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều". Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: "... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."

Đề 3:
"Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ".
Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: ".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"

Đề 4:
"Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?"
Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết: " Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..."

Đề 5:
"Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái."
Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi..."

Đề 6:
"Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuan Huong, Nguyễn Du, hãy chứng minh ?”
Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết: "Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy . Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.."

Đề 7:
"Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?"
Bài làm của bạn NHT lớp 10B, viết: "Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ca-ra-tê hết sức đẹp mắt... "

Đề 8:
"Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?"
Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, đánh 2 trận tan tác quân ta"

Đề 9:
"Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ" ( điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)
Trong bài viết của 1 bạn lớp 12A3 PTTH Phụng Hiệp, CL có đoạn:
"Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậỵ.. Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"
Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết:
"...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."

Đề 10:
"Em hảy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
"Theo em nghỉ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."


“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Đọc những câu thơ trên, người ta không khỏi ngỡ ngàng trước phép ẩn dụ đến tài tình của tác giả. Những điều phiền nhiễu bao phủ lấy giá gương. Tại sao lại là giá gương ở đây. Xin thưa, giá cả của gương phản ánh giá trị của cuộc sống, bởi gương là một công cụ để con người soi cuộc đời mình vào đó. Với một câu ngắn gọn như vậy, người viết đã làm toát lên tư tưởng về cuộc sống, khi quanh ta luôn luôn là những phiền phức không đáng có thì nên nghĩ đến nước, một tư tưởng bi quan nhưng không bi luỵ, bằng chứng là câu sau tác giả khuyên nhủ :” Người trong một nước phải thương nhau cùng” . Thường chúng ta chỉ tắm một mình, tuy nhiên cuộc sống nhiều phiền lụy đến vậy, tại sao không tắm nhiều mình, thứ nhất là để cùng nhau chia sẻ dòng nước mát lạnh tinh khiết, thứ hai là để tiết kiệm nước.Người đầu tiên tắm nước một, trong câu thơ là “một nước”, thì người thứ hai thứ ba có cơ hội tắm nước hai nước ba mà vẫn sạch. Nếu chúng ta thực sự yêu quí cuộc đời, hãy chia sẽ những giọt nước quí giá cho những người khác có cơ hội cũng được tắm, một kết luận về lòng yêu thương khi tác giả bảo mọi người khi tắm “phải thương nhau cùng”, nghĩa là nên đứng sát nhau để nước đỡ bắn ra, thương nhau thì phải cùng nhau chia sẽ những giọt nước quí giá. Tôi đồ chừng tác giả đã có thời công tác tại Công ty kinh doanh nước sạch


************
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Người đọc sẽ cảm thấy thực sự bức bối. Xin thưa, câu thơ đề cập tới những vấn đề nổi cộm trong xã hội. Đầu tiên là sự đối lập thể hiện giữa hoa đào với mực tàu, một giá trị truyền thống dân tộc đang bị hàng hoá nước ngoài lấn át. Ông đồ già người Việt, viết chữ Nho và bán mực Trung quốc, tôi không nghĩ ra một ví dụ nào hợp lý hơn về tình hình thị trường trong nước hiện nay. Có lẽ không phải chỉ bây giờ dư luận mới báo động về tình trạng hàng hoá giá rẻ từ Trung quốc tràn sang đang bóp nghẹt sản xuất trong nước. Hình ảnh ông đồ già ngồi bán hàng ngoại nhập ngay vỉa hè vị trí đẹp “Bên phố đông người qua” khiến người đọc không khỏi chạnh lòng. Vỉa hè ư, vỉa hè là để cho người đi bộ, lấn chiếm lòng lề đường để bán hàng ngoại, ông đồ có lẽ không ý thức được thế nào là bảo hộ mậu dịch. Ông mắc thêm một khuyết điểm nữa là vi phạm nghị định 36/CP. Cho nên trong câu thơ, Vũ Đình Liên sử dụng chữ “ lại “ là rất chính xác, “lại” mang một hàm ý ca thán , biểu lộ sự thất vọng và bất lực nhiều hơn.

*********
Giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"

"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..."

***********
Ðề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều

Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! "

Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá"! 1 điểm.
 Tác giả chủ đề| Đăng vào 6-3-2009 08:59:01 | Hiển thị tất cả tầng
Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân..
" Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."
Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)

****
Chuyện này cũng thật 100% luôn. Của học sinh lớp 12.
Ðề bài: em hãy phân tích hai câu thơ trong tập "Nhật kí trong tù" của tác giả Hồ Chí Minh.
" Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền".
Em nghĩ học sinh này chắc là học giỏi môn sinh vật, nên bạn phân tích như sau:
Khi ngủ thì cơ thể chúng ta nằm im, bất động, mắt nhắm trông ai cũng giống ai. Nhưng khi tỉnh dậy, do nhu cầu sinh lý, cơ thể con người cần đào thải một số cặn bã trong cơ thể, nên câu thơ đã tả thực rất chính xác: " ngủ dậy phân ra.......kẻ ! dữ hiền."
Bạn học sinh này đã tự ý ngắt cụm từ như thế đấy

************
Đề bài:Hay tả lại hình dáng ông tiên trong giấc mơ của em...
...Em gặp 1 ông tiên râu tóc bạc phơ,chân đi dép cao su.Em hỏi ông"ông ơi,bây giờ người ta toàn đi dép bitis thời trang sao ông vẫn đi dép cao su?"Ông tiên đỏ mặt trả lời"À,ta đi dép cao su là học tập theo tinh thần tiết kiệm của Bác Hồ đó mà".Rồi ông vuốt vuốt bộ râu dài.Em hỏi ông"ông ơi,sao râu ông dài thế mà bố em chẳng có râu gì cả?"Ông trả lời em"ông để râu cho đẹp".Bây giờ thì em biết tại sao bố em ko đẹp rồi,nhất định em sẽ nói bố em để râu dài như ông tiên.


 Tác giả chủ đề| Đăng vào 6-3-2009 08:59:38 | Hiển thị tất cả tầng
Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu” - Đó là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ 10 bài làm của học sinh :

   1. Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
   2. Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, miệng cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
   3. Bà cụ ngoài 40 tuổi.
   4. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
   5. Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cá hố.
   6. Hình dáng của ông ấy rất bình thường chiều rộng một mét, chiều cao hai mét.
   7. Mỗi khi ông cười hàm răng của ông không còn trắng và chắc như trước nữa mà đã gãy bốn cái răng. Khuôn mặt của ông không còn đẹp trai như trước nữa mà rất nhăn nhó, ông cười cũng như là ông giận.
   8. Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
   9. Ông của em dài thì bằng mười mét và không mập.
  10. Ông em cao khoảng 1m, khung mặt của ông như trái song
Bạn cần đăng nhập để trả lời Đăng nhập | Register

Quy tắc tích điểm trong diễn đàn này

Archiver|Mobile|Youtube|Facebook|Twitter|Contact|Netdepviet.org

GMT+7, 21-1-2025 11:10 AM , Processed in 0.052886 second(s), 16 queries .

Powered by Discuz! X3.5

© 2001-2024 Discuz! Team

Trả lời nhanh Lên đầu trang Quay lại danh sách