Nét Đẹp Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Register
Tác giả: gmk
In Chủ đề trước Tiếp theo

Bánh Ú

[Lấy địa chỉ]
5#
Đăng lúc 31-5-2009 08:45:20 | Chỉ xem của tác giả

BÁNH TÉT THÂN THƯƠNG

Nhớ đòn bánh tét thân thương
Xa quê gợi nỗi hoài hương hội hè!.

Trong những ngày Tết Nguyên Đán, lễ hội cổ truyền, giỗ chạp…ở miền Bắc thường có bánh dày, bánh chưng thì ở miền Nam cũng có loại bánh đặc trưng trước dùng cúng kiến ông bà, sau đem biếu tặng mà ai cũng biết; đó là bánh tét.
Bánh tét về hình thức to nhỏ khác nhau, có đòn bánh nặng chừng 200 gr, cá biệt lên tới trên duới 1 kg. Về nguyên liệu rất đa dạng: nhân đậu đen, đậu xanh trộn đường, nhân chuối…dành cho người ăn chay; bánh tét mặn thường có nhân đậu xanh thịt mỡ, tôm khô thịt nạc…Nói chung là tùy tập quán, sản vật ở địa phương nên cách chế biến có khác nhau chút ít theo thói quen khẩu vị. Việc chuẩn bị gói bánh tét khá công phu, cần nhiều người phụ giúp vì mỗi lần nấu bánh phải trên năm, bảy chục đòn. Chọn loại nếp ngon rặt, vo sạch để ráo nước. Đậu xanh cà, ngâm sống đãi sạch vỏ, có nơi dùng đậu xanh nguyên hột cho bùi. Thích bánh có mùi thơm đặc biệt thì giã nhuyễn lá dứa, vắt nước trộn vào nếp. Mỡ heo thái cỡ hai hoặc ba phân vuộng, chiều dài vừa gọn trong đòn bánh. Ướp mỡ với ít muối, đường, hành…xỏ dây phơi nắng vài giờ cho trong và bệu. Xếp lá chuối, bẻ bốn góc, cho nguyên liệu vào ém chặt và đều, khéo léo nức chặt đòn bánh bằng dây lạt. Phần dây thừa, thắt cột hai đòn bánh thành cặp, đều đặn như nhau. Sắp các đòn bánh vào nồi hấp thật to, chụm bằng củi gộc, thức canh lửa có khi gần suốt đêm mới chín. Bánh đủ đôi đủ cặp khi biếu tặng người thân quen mang ý nghĩa văn hóa truyền thống, chúc lành cho gia đình.
Bánh tét nhân chuối cũng rất phổ biến, người lớn tuổi và trẻ em ưa dùng. Chuối thường là chuối xiêm, ướp chút đường để tăng vị ngọt, khi bánh chín màu đỏ tím trông bắt mắt. Đặt chuối ở giữa, nếp phủ kín bên ngoài. Đòn bánh nhỏ thì xẻ dọc trái chuối nối nhau. Đòn bánh lớn phải tới ba, bốn trái chuối nguyên, một cặp bánh chín nặng trịch xách oằn tay.
Bánh tét nhân đậu đen, còn gọi là bánh chay. Ăn chấm với đường cát, hay với thịt kho tàu nhiều lửa, béo bùi, ngon miệng mà ít ngán. Bánh nhiều ăn không hết, xắt khoanh chiên lại, nhẫn nha từng miếng, no bụng không hay. Bánh chay thường để được trong thời gian dài, chất lượng không giảm.
Những nơi đời sống kinh tế khá, người ta bày làm loại bánh tét thập cẩm. Nguyên liệu cơ bản vẫn ,là nếp, nhân gồm trứng muối, tôm khô, lạp xưởng, thịt giò, hột sen, nấm đông cô, đậu xanh…Bánh làm kiểu này tốn kém nhiều, ăn lạ miệng nhưng mau ngán. Đa số người gốc Nam bộ chúng ta vẫn chuộng các loại bánh tét truyền thống từ xưa nay.   
Có một loại bánh mà lâu nay ít thấy bởi làm rất cực công chăm chút, đó là bánh tét chuối nướng. Dùng nếp dẻo ngon, hấp vừa chín tới, để nguội. Lựa chuối xiêm vỏ vàng, ruột đỏ, lột ra và bọc ngoài lớp cơm nếp. Bao gọn lại bằng lá chuối xanh, nướng trên than hồng đượm. Quạt và trở đều tay cho tới khi lớp lá héo cháy là bánh chín. Cơm nếp sém vàng thơm lạ lùng, bên trong trắng phau, chuối mềm ngọt. Đã ăn một lần thì khó mà quên. Và một loại bánh cũng công phu không kém: bánh tét nước tro. Người ta đốt vỏ dừa khô, lấy tro nén vào hũ, đổ ngập nước nóng. Sau đó lọc lấy nước trong, cho thêm chút vôi ăn trầu, lọc lại. Nguyên liệu bánh tét tro gồm nếp dẻo, đậu xanh ngâm đãi vỏ, nấu nhừ trộn đường theo tỉ lệ. Nếp gút sạnh ráo, ngâm vào nước tro hai ngày đêm, gút lại lần nữa. Bánh gói lớn cỡ cổ tay, cột thành từng cặp gọn đẹp. Nước nấu cho thêm lá giang có vị chua chát hoặc nước măng treo mới đủ bài bản. Nước sôi, cho bánh vào, chỉ đun chừng 2 giờ là chín. Dùng dây lạt cắt bánh ăn từng chút một mới tận hưởng được hương vị loại bánh đặc biệt này, Ngon từ hột nếp dẻo thơm được nâng cấp qua công đoạn ngâm nước tro cho tới cảm giác bùi bùi của nhân đậu xanh.
4#
Đăng lúc 31-5-2009 08:25:17 | Chỉ xem của tác giả
Ở bên ấy mà cũng có bánh ú sao?
Bên đây thì "hẩu xực"  phát..ngán luôn!
Bành ú lá tro thường để cúng trong dịp lể cổ truyền, ngon ngọt, béo, nhưng dai , bên ngoài bọc bằng lá tre..
Hỏng dè UU cũng thich bánh ú ..như HVP. Bánh tét, chè , xôi nước, xôi gấc, xôi thập cẫm, bánh dừa, sâm bổ lượng, ...
UU và GMK có thich hăo ngọt như HVP không?  (HVP thich ngọt cho nên không thích rượu).


[ Last edited by HoaiVienPhuong at 2009-5-31 08:29 AM ]
3#
Đăng lúc 31-5-2009 07:02:06 | Chỉ xem của tác giả





* Hi GMK ! Em khỏe hông ?

Bánh ú nước tro này sis thích lắm nè !
Màu vàng trên này thì chưa ăn bao giờ, hổng biết mùi vị của nó ra sao ? Có khác với màu xanh đậm không há ?
Thường thì sis ăn màu xanh đậm . Mỗi lần đi chợ sis vẫn thường mua và ăn hoài đó ! hihihi ...



* Sao dạo này sis post hình khó quá ! Post hoài mãi mới được .. cứ Edit hoài .. hic .

[ Last edited by UyenUong at 2009-5-31 07:06 AM ]
2#
 Tác giả| Đăng lúc 29-5-2009 17:06:48 | Chỉ xem của tác giả
Bánh ú nước tro
Bánh ú nước tro được làm bằng nếp ngon. Trước khi gói thì hột nếp được lựa cho rặt, ngâm 3 ngày trong nước tro dừa hoặc tro mặn có thêm một ít vôi và đải sạch mỗi ngày 1-2 lần. Ngâm đến khi nào hột nếp hết màu trắng đục thì thôi. Nhưn bánh làm bằng đậu xanh. Thường bánh được gói bằng lá tre Tàu, có khi được gói bằng lá cây lùn . Hình như bánh được gói bằng lá tre ngon hơn các loại lá khác. Không chỉ có trong ngày mùng 5/05 mà trong những ngày rằm, 30 âm lịch người dân Nam bộ thường đem bánh ú nước tro đến chùa cúng Phật, vì bánh đậm tình quê hương, ngon và tinh khiết.

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Register

Quy tắc điểm

Phòng tối|iPhone|Archiver|G+|Youtube|Facebook|Twitter|Contact| Netdepviet.org

GMT+7, 28-5-2024 10:36 AM , Processed in 0.016471 second(s), 14 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2006 Made with in Hanoi,Vietnam and Contents are published by all members

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách