Quên mật khẩu
 Register
Xem: 16207|Trả lời: 13

Bánh Ú

[Sao chép liên kết]
Đăng vào 29-5-2009 17:01:55 | Hiển thị tất cả tầng |Chế độ đọc
Bánh Ú của người Hoa, thường gặp vào dịp Tết Đoan Ngọ
Thành phần : gạo nếp, hột vịt muối, thịt heo, nấm đông cô, tôm khô ......

 Tác giả chủ đề| Đăng vào 29-5-2009 17:06:48 | Hiển thị tất cả tầng
Bánh ú nước tro
Bánh ú nước tro được làm bằng nếp ngon. Trước khi gói thì hột nếp được lựa cho rặt, ngâm 3 ngày trong nước tro dừa hoặc tro mặn có thêm một ít vôi và đải sạch mỗi ngày 1-2 lần. Ngâm đến khi nào hột nếp hết màu trắng đục thì thôi. Nhưn bánh làm bằng đậu xanh. Thường bánh được gói bằng lá tre Tàu, có khi được gói bằng lá cây lùn . Hình như bánh được gói bằng lá tre ngon hơn các loại lá khác. Không chỉ có trong ngày mùng 5/05 mà trong những ngày rằm, 30 âm lịch người dân Nam bộ thường đem bánh ú nước tro đến chùa cúng Phật, vì bánh đậm tình quê hương, ngon và tinh khiết.

Đăng vào 31-5-2009 07:02:06 | Hiển thị tất cả tầng





* Hi GMK ! Em khỏe hông ?

Bánh ú nước tro này sis thích lắm nè !
Màu vàng trên này thì chưa ăn bao giờ, hổng biết mùi vị của nó ra sao ? Có khác với màu xanh đậm không há ?
Thường thì sis ăn màu xanh đậm . Mỗi lần đi chợ sis vẫn thường mua và ăn hoài đó ! hihihi ...



* Sao dạo này sis post hình khó quá ! Post hoài mãi mới được .. cứ Edit hoài .. hic .

[ Last edited by UyenUong at 2009-5-31 07:06 AM ]
Đăng vào 31-5-2009 08:25:17 | Hiển thị tất cả tầng
Ở bên ấy mà cũng có bánh ú sao?
Bên đây thì "hẩu xực"  phát..ngán luôn!
Bành ú lá tro thường để cúng trong dịp lể cổ truyền, ngon ngọt, béo, nhưng dai , bên ngoài bọc bằng lá tre..
Hỏng dè UU cũng thich bánh ú ..như HVP. Bánh tét, chè , xôi nước, xôi gấc, xôi thập cẫm, bánh dừa, sâm bổ lượng, ...
UU và GMK có thich hăo ngọt như HVP không?  (HVP thich ngọt cho nên không thích rượu).


[ Last edited by HoaiVienPhuong at 2009-5-31 08:29 AM ]
Đăng vào 31-5-2009 08:45:20 | Hiển thị tất cả tầng

BÁNH TÉT THÂN THƯƠNG

Nhớ đòn bánh tét thân thương
Xa quê gợi nỗi hoài hương hội hè!.

Trong những ngày Tết Nguyên Đán, lễ hội cổ truyền, giỗ chạp…ở miền Bắc thường có bánh dày, bánh chưng thì ở miền Nam cũng có loại bánh đặc trưng trước dùng cúng kiến ông bà, sau đem biếu tặng mà ai cũng biết; đó là bánh tét.
Bánh tét về hình thức to nhỏ khác nhau, có đòn bánh nặng chừng 200 gr, cá biệt lên tới trên duới 1 kg. Về nguyên liệu rất đa dạng: nhân đậu đen, đậu xanh trộn đường, nhân chuối…dành cho người ăn chay; bánh tét mặn thường có nhân đậu xanh thịt mỡ, tôm khô thịt nạc…Nói chung là tùy tập quán, sản vật ở địa phương nên cách chế biến có khác nhau chút ít theo thói quen khẩu vị. Việc chuẩn bị gói bánh tét khá công phu, cần nhiều người phụ giúp vì mỗi lần nấu bánh phải trên năm, bảy chục đòn. Chọn loại nếp ngon rặt, vo sạch để ráo nước. Đậu xanh cà, ngâm sống đãi sạch vỏ, có nơi dùng đậu xanh nguyên hột cho bùi. Thích bánh có mùi thơm đặc biệt thì giã nhuyễn lá dứa, vắt nước trộn vào nếp. Mỡ heo thái cỡ hai hoặc ba phân vuộng, chiều dài vừa gọn trong đòn bánh. Ướp mỡ với ít muối, đường, hành…xỏ dây phơi nắng vài giờ cho trong và bệu. Xếp lá chuối, bẻ bốn góc, cho nguyên liệu vào ém chặt và đều, khéo léo nức chặt đòn bánh bằng dây lạt. Phần dây thừa, thắt cột hai đòn bánh thành cặp, đều đặn như nhau. Sắp các đòn bánh vào nồi hấp thật to, chụm bằng củi gộc, thức canh lửa có khi gần suốt đêm mới chín. Bánh đủ đôi đủ cặp khi biếu tặng người thân quen mang ý nghĩa văn hóa truyền thống, chúc lành cho gia đình.
Bánh tét nhân chuối cũng rất phổ biến, người lớn tuổi và trẻ em ưa dùng. Chuối thường là chuối xiêm, ướp chút đường để tăng vị ngọt, khi bánh chín màu đỏ tím trông bắt mắt. Đặt chuối ở giữa, nếp phủ kín bên ngoài. Đòn bánh nhỏ thì xẻ dọc trái chuối nối nhau. Đòn bánh lớn phải tới ba, bốn trái chuối nguyên, một cặp bánh chín nặng trịch xách oằn tay.
Bánh tét nhân đậu đen, còn gọi là bánh chay. Ăn chấm với đường cát, hay với thịt kho tàu nhiều lửa, béo bùi, ngon miệng mà ít ngán. Bánh nhiều ăn không hết, xắt khoanh chiên lại, nhẫn nha từng miếng, no bụng không hay. Bánh chay thường để được trong thời gian dài, chất lượng không giảm.
Những nơi đời sống kinh tế khá, người ta bày làm loại bánh tét thập cẩm. Nguyên liệu cơ bản vẫn ,là nếp, nhân gồm trứng muối, tôm khô, lạp xưởng, thịt giò, hột sen, nấm đông cô, đậu xanh…Bánh làm kiểu này tốn kém nhiều, ăn lạ miệng nhưng mau ngán. Đa số người gốc Nam bộ chúng ta vẫn chuộng các loại bánh tét truyền thống từ xưa nay.   
Có một loại bánh mà lâu nay ít thấy bởi làm rất cực công chăm chút, đó là bánh tét chuối nướng. Dùng nếp dẻo ngon, hấp vừa chín tới, để nguội. Lựa chuối xiêm vỏ vàng, ruột đỏ, lột ra và bọc ngoài lớp cơm nếp. Bao gọn lại bằng lá chuối xanh, nướng trên than hồng đượm. Quạt và trở đều tay cho tới khi lớp lá héo cháy là bánh chín. Cơm nếp sém vàng thơm lạ lùng, bên trong trắng phau, chuối mềm ngọt. Đã ăn một lần thì khó mà quên. Và một loại bánh cũng công phu không kém: bánh tét nước tro. Người ta đốt vỏ dừa khô, lấy tro nén vào hũ, đổ ngập nước nóng. Sau đó lọc lấy nước trong, cho thêm chút vôi ăn trầu, lọc lại. Nguyên liệu bánh tét tro gồm nếp dẻo, đậu xanh ngâm đãi vỏ, nấu nhừ trộn đường theo tỉ lệ. Nếp gút sạnh ráo, ngâm vào nước tro hai ngày đêm, gút lại lần nữa. Bánh gói lớn cỡ cổ tay, cột thành từng cặp gọn đẹp. Nước nấu cho thêm lá giang có vị chua chát hoặc nước măng treo mới đủ bài bản. Nước sôi, cho bánh vào, chỉ đun chừng 2 giờ là chín. Dùng dây lạt cắt bánh ăn từng chút một mới tận hưởng được hương vị loại bánh đặc biệt này, Ngon từ hột nếp dẻo thơm được nâng cấp qua công đoạn ngâm nước tro cho tới cảm giác bùi bùi của nhân đậu xanh.
Đăng vào 3-6-2009 05:51:04 | Hiển thị tất cả tầng



Chào HVP !
- Bên đây giờ thì hầu như món gì cũng có, nhưng đôi lúc vẫn nhớ về hương vị ở quê nhà mình đó anh !
Em thì ngọt ngào lẫn cay và đắng đều hảo hết ! Nhưng mỗi thứ chỉ chút chút mà thôi . hì ...
- Còn rượu thì vẫn nhâm nhi với gia đình và bạn bè vào dịp lễ .. chỉ rượu đỏ, bia và Champagne mà thôi ! Còn rượu mạnh thì chịu ...

* Chúc anh một ngày vui .


[ Last edited by UyenUong at 2009-6-3 05:55 AM ]
Đăng vào 3-6-2009 08:28:25 | Hiển thị tất cả tầng

Hi Uyên Ương!

Quê anh nỗi tiếng Bánh pía Vũng Thơm nè!
UU và GMK có lẻ cũng biết bánh pía phải không?
Anh chỉ ghiền cà phê Trung Nguyên, thich nghe nhạc vàng chứ không thích rượu (ghét nhứt là rượu đế), chỉ có uống bia 33, bia hơi mà uống chừng 2, 3 chai hay 2 lít bia hơi rồi thôi. Mỗi lần dự đám tiệc, đám giỗ, đám cưới, anh uống "cầm chừng", nhưng nếu dự sinh nhựt mấy con, mấy cháu thì hảo ăn bánh sinh nhựt đó nghen!
Con gái sợ anh bệnh "..đường"
Mà ngộ ghê! Mấy con anh tụi nó thich nhậu nhẹt lắm! Bởi vậy tụi nó có bạn bè, còn anh vì ghét nhậu cho nên ít giao du với ai.
Chúc Uyên Ương vui nghen!

[ Last edited by HoaiVienPhuong at 2009-6-3 08:29 AM ]
Đăng vào 3-6-2009 08:35:55 | Hiển thị tất cả tầng

Bánh pía Vũng Thơm

Bánh pía có ở nhiều tỉnh thuộc miền Tây Nam bộ nhưng chỉ có bánh pía Vũng Thơm, Sóc Trăng là nổi tiếng, nổi tiếng vì có từ lâu đời và hương vị đặc biệt của nó đã trở thành thứ đặc sản đậm đà mang dấu ấn của vùng đất này.
“Pía” tiếng Hoa cũng có nghĩa là bánh. Bánh pía là một loại bánh do một số người Minh Hương - di cư sang Việt Nam từ thế kỷ XVI mang theo để ăn.
Nguyên liệu làm bánh pía hoàn toàn là nguyên liệu trong nước, đậu xanh tróc vỏ loại 1, sầu riêng Vĩnh Long, đường lấy từ nguyên liệu đường bao của nhà máy đường Sóc Trăng hoặc công ty đường Biên Hòa, mỡ heo lấy từ các lò giết mổ sạch ngay tại địa phương, hột vịt muối cũng lấy từ các lò nuôi vịt đẻ đã qua kiểm dịch tại địa phương...
Người Sóc Trăng tự hào với đặc sản bánh pía. Trung thu này, bánh pía sẽ có mặt khắp nơi nhưng người dân Vũng Thơm hy vọng bánh của họ sẽ đi xa nữa
...
Chiếc bánh tha hương
Hương vị đặc trưng của các loại bánh này gợi nhớ thời "bỉ cực, thới lai" của lưu dân cộng cư Nam bộ cùng khát vọng mưu cầu hạnh phúc của những kẻ tha hương. Truy nguyên, các đặc sản trên là của Triều Châu đến từ Trung Quốc, và bí quyết làm ra chúng có lẽ đã đồng hành với đoàn quân Minh Hương phiêu bạt tới Cù Lao Phố, Mỹ Tho từ cuối thế kỷ 17, rồi dần toả xuống Trà Vinh, Sóc Trăng mấy trăm năm trước..

Trong kinh doanh, những thuộc tính này rất dễ "hục hặc" với nhau, thế nhưng người Hoa lại làm được. Cụ thể, một cây bánh pía nhân đậu, trứng vịt muối, sầu riêng nặng khoảng 600gr giá chỉ 18.000 - 20.000 đồng; hộp mè láo khoảng nửa ký giá chỉ 15.000 đồng.

Theo anh Châu Minh, 35 tuổi, bác sỹ Đông y, ở P.1 thị xã Sóc Trăng: "Tiện lắm, buổi sáng có thể ăn một chiếc bánh pía, uống vài chung trà, nhấm nháp thêm viên mè láo là đủ no đến trưa. Hôm nào trời trở lạnh, ăn sáng kiểu này đã lắm, lại rẻ!"

Thường trong những đám giỗ ở thôn quê Nam bộ, khách được mời hay mua bánh pía đến cúng. Con cháu ở xa về thăm nhà cũng mua cây bánh pía, gói trà con voi để biếu ông bà, cha mẹ "ăn lấy thảo"

Làm nghề truyền thống bánh pía - mè láo Vũng Thơm có cách đây khoảng trên trăm năm, thuộc xã Mỹ Tâm, huyện Mỹ Tú. Hiện làng có khoảng 47 công ty, cơ sở lớn, đa số đang ăn lên làm ra.

Một trong những ông tổ của làng nghề là ông Âu Như Xương. Từ chín, mười tuổi cậu bé Xương đã đi ở cho một lò bánh pía uy tín trong vùng. Mặc dù bị chủ sai vặt đủ việc, cậu Xương vẫn quyết tâm học nghề. Ròng rã hơn 20 năm, chàng Xương đã trở thành thợ giỏi và mở cơ sở riêng. Để ghi nhớ và nhắn nhủ con cháu đời sau phải bền chí lập nghiệp, ông đặt tên cơ sở mình là Công Lập Thành. Bà Nguyệt Lan, vợ ông Xương, 75 tuổi kể: "Gia tài của chúng tôi hồi 70 năm trước là một cái lò nướng bằng đất, đắp tròn tròn như cái mả và vài thợ phụ, mỗi mẻ nướng được 8 - 9 cái. Tôi đội bánh đi chợ Vũng Thơm cách đó khoảng 500m, cực khổ lắm". Nay Công Lập Thành có khoảng vài trăm thợ, còn chủ nhân đời thứ hai có tới hai nhà lầu hai tầng tại Vũng Thơm.

Vài năm gần đây, khách du lịch trong, ngoài nước đến Sóc Trăng ngày càng đông, thường mua bánh pía, mè láo về làm quà. Cứ thế, các lò bánh pía, mè láo Vũng Thơm sản xuất quanh năm. Không ít công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ ngoại nhập làm bánh pía, mè láo khép kín, trị giá hàng chục tỉ đồng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, các công ty này còn xuất khẩu ngược sản phẩm về cố quốc; rồi sang Mỹ, Canada, Úc, Campuchia... Từ đó, kiểu dáng bao bì bánh pía ngày càng được chăm chút hơn. Ngày nay, những chiếc bánh pía được đặt trong từng ngăn của vỉ nhựa, có túi chống ẩm, mốc; bên ngoài là hộp giấy carton cứng trang trí khá đẹp, có quai sách, ghi rõ hạn sử dụng

Dân sành ăn địa phương cho rằng chất lượng các loại bánh pía, mè láo của các công ty, cở sở làm bánh lớn ở Sóc Trăng có thể nói là "ngang cơ". Tuy vậy, theo một số người cao tuổi ở đây và tại TP. HCM, vị bánh pía hồi xưa ngon và thơm hơn, bởi nó được làm thủ công, nướng lửa than. Nhược điểm của bánh làm thủ công trước đây là hạn sử dụng chỉ 2 - 3 ngày, còn bánh pía ngày nay có thể để được hơn một tháng.

Nếu như 6 - 7 năm trước bánh pía chỉ "dựa hơi" bánh trung thu thì nay nó đã bứt phá ngoại mục, bỏ xa bánh trung thu. Bánh pía giàu năng lượng không kém bánh trung thu song được dân Nam Bộ dùng phổ biến hơn, gần như mọi lúc mọi nơi, cả trong những ngày Tết Nguyên đán.

Nhân bánh pía nhờ đó cũng ngày càng phong phú hơn: bánh pía nhân khoai môn, trứng vịt muối, đậu xanh, sầu riêng; bánh pía nhân vịt tạp, trứng muối, hương sầu riêng; bánh pía nhân mứt bí, đậu xanh, sầu riêng... Công Lập Thành đang chuẩn bị cho ra mắt một loại bánh pía mới, trong nhân có "coóng sại" - cải tiều phơi héo muối thành dưa, nêm gia vị kiểu người Hoa. Tân Huê Viên cũng sắp tung ra bánh pía "bà xã" với nhân có khóm (thơm), đậu xanh, bơ...

Có người cho rằng bánh pía là một trong những bí mật quân lương của nhóm người phản Thanh phục Minh bất thành, đứng đầu là Trần Tử Ngang, Dương Ngạn Dịch. Thời đó họ ăn bánh này, uống rượu thuốc để lấy sức chiến đấu rồi bôn tẩu sang tới xứ Biên Hoà. Nhân bánh pía thời đó được làm bằng thịt vịt quay, chao cùng với mỡ heo hoặc mỡ cừu, vỏ làm bằng hạt lúa mì hoặc hạt kê, nướng lửa than.

Ngày xuân, thưởng thức bánh pía, mè láo uống trà, chợt nghĩ về hai thứ đặc sản của xứ Sóc Trăng: Chỉ với một nghề thủ công bình thường mà không ít người Hoa tha hương đất Việt từ sống nghèo khó đến sống được, rồi sống khoẻ; và phải chăng trong cái ngon của bánh pía, mè léo còn ẩn chứa tình yêu xứ sở và một chút nỗi buồn tha hương của "khách trú" năm xưa?

(Theo Ẩm Thực

[ Last edited by HoaiVienPhuong at 2009-6-3 08:38 AM ]
 Tác giả chủ đề| Đăng vào 3-6-2009 15:28:26 | Hiển thị tất cả tầng
Chào sis UU và HVP !
Bánh Pía xuất xứ từ Sóc Trăng có vị ngọt, thơm, béo, bùi mộc mạc của các sản vật đồng bằng sông Cửu Long, nổi bật là mùi thơm của sầu riêng, vị mát của đậu xanh, cộng thêm màu hồng mặn mà của lòng đỏ trứng vịt muối quyện vào nhau thành hương vị rất đặc biệt.

Đăng vào 4-6-2009 06:30:34 | Hiển thị tất cả tầng




* Hello HVP và GMK!
- Bánh Pía này UU đã ăn nhiều lần rồi, cũng thích lắm! Nhưng giờ mới biết tên của nó . Thanks .
Bạn cần đăng nhập để trả lời Đăng nhập | Register

Quy tắc tích điểm trong diễn đàn này

Archiver|Mobile|Youtube|Facebook|Twitter|Contact|Netdepviet.org

GMT+7, 21-1-2025 08:19 AM , Processed in 0.016633 second(s), 16 queries .

Powered by Discuz! X3.5

© 2001-2024 Discuz! Team

Trả lời nhanh Lên đầu trang Quay lại danh sách