|
Thắng cảnh
3.Thắng cảnh Hà Nội
ĐỀN SÓC VÀ PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
Khu di tích lịch sử đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội là nơi thờ Thánh Gióng cùng quần thể các đền thờ Phật và các vị thần. Tục truyền rằng làng Gióng (xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội) là nơi sinh ra Thánh Gióng. Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân thần mà sinh ra. Đời Hùng Vương thứ 6 ở phía bắc có tin cấp báo về nhà Ân Bắc triều sắp đưa đại binh sang, thế không thể chế ngự được.
Ngày 9 tháng 4 âm lịch hàng năm cử hành lễ hội làng Gióng thu hút rất đông du khách từ khắp nơi về dự hội. Dân trong làng chọn tướng rước ngựa, diễn lại nhiều sự tích chiến thắng lừng lẫy làm sống lại tinh thần đoàn kết, khí thế hào hùng, ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ thuở dựng nước. Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng từ đời Lý mang đậm dấu ấn hiện nay vẫn được bảo tồn ở làng Phù Đổng như đền Thượng - thờ ông Gióng với những câu đối, hoành phi, bậc tam cấp vào gian điện chính được khắc nổi hình những con rồng được gọi là bậc thềm rồng; chùa kiến sơ - thờ Tam giáo (thờ Phật, Khổng Tử, Lão Tử) và thờ Lý Thái Tổ. Ngược lên khu di tích lịch sử đền Sóc (xã Phù Linh - Sóc Sơn), nơi ông Gióng hóa bay về trời hàng năm thu hút hàng vạn khách thập phương về tham quan tưởng nhớ đến công ơn ông Gióng. Khu di tích gồm đền chùa, miếu thờ tọa lạc trong khuôn viên rộng, xung quanh là núi non chập chùng rợp mát bóng cây. Quần thể di tích với 6 nơi thờ đều mang đậm những điển tích. Mới đây trên núi Vệ Linh, Nhà nước cho xây dựng chùa Non là nơi thờ Phật với tượng Phật tổ được đúc bằng đồng cao 3,5m, nặng 36 tấn. Để chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, công trình dựng tượng đài Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời trên đỉnh núi Vệ Linh dự kiến sẽ được hoàn tất vào trước năm 2010. Hội đền Sóc được mở vào các ngày 6-7-8 tháng giêng hàng năm. Thần tích Phù Đổng Thiên Vương với hai khu thờ: ở làng Phù Đổng (Gia Lâm - Hà Nội) và đền thờ ở Phù Linh - Sóc Sơn sẽ mãi là nơi lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, di sản văn hóa quốc gia.
CHỢ HOA ĐÊM QUẢNG AN
Hà Nội có nhiều chợ đêm. Chợ đêm du lịch trên phố Hàng Đào, Hàng Ngang, kéo dài lên Hàng Đường, Đồng Xuân họp từ 6g chiều đến khoàng 11g đêm ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật. Chợ hoa quả Long Biên - Bắc Qua. Chợ rau đêm thì ở khắp nơi: Cầu Giấy, đường Láng, Ngã Tư Sở...
Mỗi chợ đều có cái vui riêng, bạn sẽ cảm nhận được điều đó, ghé vào hàng này một tý, ghé vào hàng kia một tý, rồi đến lúc về bỗng phát hiện bao nhiêu căng thẳng buồn chán đã biến mất.
Nhưng mê nhất vẫn là chợ hoa Quảng An. Lười dậy sớm nhất trần đời, nhưng hễ đến mùa hoa mới tôi lại đến chợ để xem. Ai đến Hà Nội nhờ đưa đi chơi tôi cũng thêm chợ hoa Quảng An vào chương trình. Vui nhất là dịp gần Tết, cả chợ rực rỡ với mầu hoa đào và quất. Đầu hè có hoa huệ tây, rồi hoa sen. Sang thu là mùa của hoa cúc.
Chợ hoa họp ngay trên chợ xe máy đồ cũ Quảng An, kề đường Yên Phụ, cách đầu đường Thanh Niên khoảng 4km. Chợ họp từ sớm, nhưng đến khoảng 4g-5g sáng là tầm đông nhất. Người bán hoa, người mua hoa, người xem hoa, chen vai thích cánh. Bạt ngàn hoa.
Hoa lan đủ loại và các loại hoa từ Đà Lạt, Sapa rực rỡ dưới ánh điện trong những dãy lều dựng tạm. Liền kề ngay đó là khu dành riêng cho hoa hồng. Hoa được bó thành những bó lớn, đủ loại: hồng Sapa bông to mầu đỏ sẫm, hồng quế thơm ngào ngạt, hồng leo dịu dàng mảnh dẻ, hồng tiểu muội xinh xắn...
Nằm kề với bãi gửi xe là khu vực dành riêng cho hoa cúc và các loại hoa lá gói phụ. Chính ở đây có lẽ bạn sẽ gặp được nhiều điều bất ngờ thú vị hơn cả. Bạn sẽ thấy những hoa lá tưởng như rất bình thường nhưng khi được tập hợp lại bỗng trở nên thật duyên dáng.
Rồi một hôm khác bạn có thể mua được một bó hoa hồng ta, những bông hoa nhỏ cánh hồng nhạt lâu lắm rồi không gặp, hay một bó hoa mặt trời như những chiếc cúc vàng bé xíu rực rỡ... Nếu không cứ lang thang giữa những xe hoa cúc, hoa được xếp thành những mảng màu vàng, trắng tím như thể những đám mây thơm; cho đến khi đói bụng thì cũng bắt chước các cô hàng hoa, ăn một gói xôi bánh khúc nóng trong khi trời dần sáng và những ngọn gió mát lành buổi sớm nhẹ nhàng thổi lướt qua chợ.
Một ngày nào đó đi xa Hà Nội, mới thấy trong nỗi nhớ của mình về thành phố bình yên ấy có một góc chợ hoa Quảng An, một góc đầy hương thơm và mầu sắc.
HỒ HOÀN KIẾM
Theo các nhà khoa học hồ là một đoạn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng như hiện nay. Sự việc sông nước biến thiên ấy diễn ra cách đây vài nghìn năm. Trớc đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh. Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.
Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi), Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến đời Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền dựng lên để thờ những ngời anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống Mông Nguyên. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ, đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thụy Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống phá hủy. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử)
Trên núi Ngọc Bội cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tợng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.
Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút. Phía Nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng - ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ.
Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả phật A Di Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới, song đền Ngọc Sơn là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Sự kết hợp giữa đền và hồ đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỉ niệm xa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng, cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.
ĐÊN THỜ Ỷ LAN NGUYÊN PHI
Vượt qua 18km từ Hà Nội, qua cầu Chương Dương theo Quốc lộ 5 du khách sẽ tới tham quan cảnh đẹp của đền, chùa thờ Đức Quốc Mẫu Ỷ Lan Nguyên phi ở xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ỷ Lan Nguyên phi là một trong những danh nhân có tài trị nước xuất chúng của dân tộc ở thế kỷ XI.
CHÙA LIÊU PHÁI
Ở giữa phố Bạch Mai, Hà Nội, tọa lạc một ngôi chùa cổ kính với gần 300 năm tuổi: chùa Liên Phái - một di tích lịch sử giá trị của thủ đô. Bước vào cổng chùa, ta gặp ngay một ngôi tháp 10 tầng hình lục lăng, đó là tháp Diệu Quang. Tiếp đó là nhà bia có tấm bia kể lại sự tích chùa.
LÀNG CỔ ĐÔNG NGẠC
Đó là một ngôi làng cổ nằm sát chân cầu Thăng Long Hà Nội. Một làng quê cổ kính, đặc sắc bậc nhất của Hà Nội đến nay còn khá nguyên vẹn, mặc dù vùng ven đô đã bước vào quá trình đô thị hoá một cách quyết liệt nhất, mặc dù cây cầu Thăng Long lớn nhất Đông Nam Á vạch một nét ngang ngay cạnh làng, gần như vuông góc với con đê bê-tông chắn ngang qua trước cửa ngôi đình cổ...
KHU SINH THÁI CỌ XANH
Từ trung tâm Hà Nội, sau hơn 30 phút ngồi xe bạn đã đến với khu du lịch sinh thái Cọ Xanh. Một quang cảnh thiên nhiên yên bình thoáng đãng, một màu xanh mượt mà của cỏ cây hoa lá và hơn thế nữa những món ăn ngon, lạ đậm đà phong vị dân tộc sẽ khiến bạn quên đi những lo toan bận rộn nơi đô thị ồn ào. Giờ đây, lòng bạn thư thái, rộng mở và háo hức muốn khám phá nơi này – Khu du lịch sinh thái Cọ Xanh.
HỒ TRÚC BẠCH
Hồ Trúc Bạch là một thắng cảnh của Hà Nội, nằm kề Hồ Tây, cách nhau con đường Thanh Niên rợp mát bóng cây, bốn mùa đều hấp dẫn con người đến thưởng ngoạn, nghỉ ngơi. Xưa kia Trúc Bạch với Hồ Tây với cả hồ Cổ Ngựa (ở vào khoảng phố Hàng Than bây giờ, đã bị lấp thành bằng địa từ khi Pháp mới chiếm Hà Nội) đều nối liền nhau. Đó chính là một đoạn dòng cũ của sông Hồng. Về sau, người ta đắp ngăn thành ba hồ.
TĨNH LÂU TỰ
Nằm bên bờ hồ Tây trên địa phận làng Hồ Khẩu thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, nay là phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội có một ngôi chùa với lịch sử lâu đời, đó là chùa Tĩnh Lâu và đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa số 1460 QĐ/BT ngày 26-6-1996.
DI TÍCH LỊCH SỬ SÓC SƠN
Khu di tích lịch sử đền Sóc nằm trên núi Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội; đền thờ đức Thánh Gióng. Tương truyền, sau khi đánh đuổi quân xâm lược tới chân núi Vệ Linh cũng là lúc đuổi sạch bóng quân thù khỏi bờ cõi nước Nam, Thánh Gióng để lại áo giáp sắt ở lưng chừng núi trước khi bay về trời.
NÚI VỆ LINH
Quần thể di tích Đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội) với những di tích thờ phụng, tôn vinh người anh hùng Thánh Gióng trải từ chân núi lên đến đỉnh núi Vệ Linh, nằm trong địa bàn thôn Vệ Linh, xã Phù Linh (trước kia thuộc Vĩnh Phúc, từ năm 1976 chuyển về trực thuộc Hà Nội). Nguyên thủy, đền Sóc xây dựng từ năm 980, thời Tiền Lê (980 - 1009), đến nay đã trải qua 13 lần trùng tu, lần gần nhất diễn ra năm 1992 nhưng vẫn giữ được kiểu dáng kiến trúc, quy mô, vị trí của các công trình.
CHÙA HƯNG KÝ
Chùa Hưng Ký - cái tên nôm na ấy mang tên của người tạo dựng nên nó. Chùa được ông Trần Văn Thành (tức Hưng Ký), một tín đồ của Phật giáo xây dựng vào năm Bảo Đại thứ tám 1932 trên địa phận làng Hoàng Mai thuộc thôn Đoài, nay là quận Hoàng Mai, Hà Nội. Chùa có tên chữ là Vũ Hưng Tự và mang hiệu là Võ Hưng Truyền Am.
ĐÌNH, CHÙA HÀ Ở HÀ NỘI
Đình, chùa Hà nằm bên con phố nhỏ mang tên phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là quần thể di tích đẹp của thủ đô, thu hút nhiều du khách thập phương thường xuyên thăm viếng.
LÀNG CỔ BI
Làng Cổ Bi hồi cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là một xã thuộc tổng Đặng Xá huyện Gia Lâm, trấn Kinh Bắc (từ năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh), có ba thôn : Hoàng (Vàng ), Cam và Hội. Năm 1926, làng có 1273 nhân khẩu.
PHỐ HÀNG BẠC
Phố Hàng Bạc - Một trong những di sản phố cổ ở Hà Nội
Phố cổ Hà Nội nổi tiếng với những ngôi nhà chồng diêm, nhà hình ống, những mái ngói cong, lô xô mềm mại tạo ra nét duyên dáng riêng làm cho Hà Nội có nét đẹp riêng không hề giống với các thành phố khác trên thế giới. Phố Hàng Bạc là một trong những con phố cổ ở Hà Nội - một di sản của Hà Nội mà chúng ta cần gìn giữ.
ĐỀN BẠCH MÃĐền Bạch Mã-điểm nhấn phố cổ Hà Nội
Được xây dựng trước khi có kinh thành Thăng Long, đền Bạch Mã có từ năm 866. Tương truyền khi đó Cao Biền, một viên tướng Tàu sang nước Nam đắp thành Đại La.
HỒNG PHÚC TỰHồng Phúc tự - “chốn tổ” của Thiền Tông miền Bắc
Nằm giữa phố Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội, chùa Hòe Nhai (tên là Hồng Phúc tự) là một ngôi chùa cổ, tương truyền đã có từ đời nhà Lý. Nơi đây được coi là “chốn tổ” của phái Tào Động, một trong hai phái lớn nhất của Thiền Tông miền Bắc Việt Nam.
TRẤN VŨ HÁN
Khi nhắc đến đền thờ thần Trấn Vũ ta thường nghĩ ngay đến Trấn Vũ quán (đền Quán Thánh ở đường Thanh Niên, phường Quán Thánh, Ba Đình), mà ít người biết rằng ở thôn Ngọc Trì, xã Thạch Bàn, huyện Gia Lâm, Hà Nội cũng có một ngôi đền thờ thần Trấn Vũ.
VĂN MIẾU
Văn miếu Quốc Tử Giám là một trung tâm hoạt động văn hoá khoa học của thủ đô Hà Nội
Với bề dày lịch sử gần 1000 năm kể từ khi vua Lý Thái tổ định đô ở Thăng Long, thủ đô Hà Nội hiện nay còn bảo tồn được 400 di tích lịch sử văn hoá đã được công nhận trong đó có Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một biểu tượng của văn hoá Việt Nam, nơi thờ kính các bậc Tiên Thánh, Tiên nho và đào tạo nhân tài cho đất nước.
HỒ TÂY
Nói về Hồ Tây, nhà thơ Cao Bá Quát đã từng ví "Hồ Tây chân cá thị Tây Thi" (Hồ Tây đích thực là nàng Tây Thi). Có lẽ chưa một người nào yêu Hồ Tây và mê say Hồ Tây đến thế!
Hồ Tây, mặt gư¬ơng của Hà Nội, lá phổi của chốn Long thành có diện tích rộng hơn 500 hecta với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Nơi đây đã từng đọng lại và xếp lớp biết bao huyền thoại, in dấu biết bao tao nhân mặc khách của chốn phồn hoa thứ nhất Long thành. Đã, vẫn và sẽ còn là đề tài của thơ ca, nhạc họa...
CHÙA MỘT CỘT
Tên thường gọi là chùa Một Cột, nằm trong quần thể chùa Diên Hựu (kéo dài tuổi thọ). Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình - Hà Nội, ở bên phải Lǎng Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Chùa Một Cột (chùa Diện Hữu). Chùa gồm cả một quần thể kiến trúc có xuất xứ từ một giấc mơ không lành: Sư Thiền Tuệ khuyên vua Lý Thái Tổ làm chùa với một ý tưởng kiến trúc đặc biệt. Là một Quốc tự, liên quan tới vua sáng lập triều Lý, được xây dựng gần khu vực Tử cấm thành, hàng tháng cứ rằm, mồng một vua đến đặt lễ cầu phúc.
THÀNH CỔ LOA
Cổ Loa được biết đến không chỉ là cái tên một thành trì quân sự nổi tiếng của nước Âu Lạc thời An Dương Vương mà còn là trụ sở của huyện Phong Khê thời thuộc Hán, là căn cứ quân sự thời Hậu Lý Nam Đế vào năm 692. Đó cũng là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập do Ngô Vương Quyền khởi lập và tồn tại từ năm 939 đến năm 944... Cổ Loa thành là một minh chứng cho tài năng sáng tạo và tinh thần bám trụ của người Việt.
MIỆT VƯỜN CẨM NAM
Phía Nam thị xã Hội An có một làng nhỏ được bồi lên bằng phù sa của con sông Hoài - đó là làng Cẩm Nam, hay cồn Nam Ngạn. Cẩm Nam nổi tiếng khắp vùng bởi món bắp luộc (ngô luộc) thơm ngọt và dẻo như nếp nương. Cẩm Nam còn nổi tiếng với nghề cào hến cùng cách chế biến món hến. Chẳng thế mà bà con địa phương còn gọi địa danh này bằng một cái tên dân dã, dễ thương “Cồn Hến”.
CỘT CỜ HÀ NỘI
Là một trong những công trình kiến trúc ít ỏi thuộc khu vực thành Hà Nội có may mắn thoát khỏi sự phá hủy do chính quyền đô hộ Pháp tiến hành trong ba năm 1894 - 1897. Với chiều cao đáng kể, Cột cờ này đ¬ược nhà binh Pháp khi đó dùng làm đài quan sát và trạm thông tin liên lạc giữa ban chỉ huy với những đồn bốt xung quanh, ban ngày dùng làm tín hiệu, ban đêm dùng đèn.
PHỦ TÂY HỒ
Men theo con đường rợp bóng cây cuối khu biệt thự Tây Hồ ở thủ đô Hà Nội, giữa bát ngát hương sen và cảnh đất trời hòa quyện trong ánh nắng chiều tà, doi đảo nhỏ được người xưa ví là “bãi đất cá vàng” nhô ra giữa mặt nước lung linh, đúng là cái thế “đầu rồng, thân rồng, rùa cõng” khiến khách vãn cảnh cảm thấy âm dương đối đãi, tâm hồn mình thư thái lạ.
NHÀ TÙ HỎA LÒ
Khu di tích nhà tù Hỏa Lò nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội. Thực dân Pháp cho xây dựng nhà tù này năm 1896 nhằm giam giữ những người đấu tranh chống chế độ thực dân Pháp, vốn có tên là Đề lao Trung ương (Maison Centrale), nhưng do nhà tù được xây trên đất của làng Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương (cũ), Hà Nội, đây vốn là làng nghề chuyên sản xuất đồ gốm, ngày đêm rực lửa lò nung, vì thế làng còn có tên là Hỏa Lò và nhà tù ở đây cũng được gọi là nhà tù Hỏa Lò.
CHÙA NON NƯỚC
Chùa Non Nước và pho tượng Phật bằng đồng đúc liền khối lớn nhất nước - Hà Nội
Chùa Non Nước là một trong những ngôi chùa to, đẹp nhất của Hà Nội. Ðặc biệt, trong chùa sẽ đặt pho tượng Phật bằng đồng đúc liền khối lớn nhất Việt Nam - cao 6,5m, nặng 30 tấn.
CẦU THÊ HÚC
Chiếc cầu mầu son, như dải lụa đào, vắt qua làn nước xanh của Hồ Hoàn Kiếm bên cạnh những liễu rủ, phượng lăn tăn, cành đa cổ tích, nối phố xá ồn ào với đền Ngọc Sơn trên đảo Ngọc tĩnh lặng. Ðó là cầu Thê Húc (tức là cầu đón ánh sáng ban mai đậu lại) được quan án sát Nguyễn Văn Siêu xây dựng năm 1865. Gần một thế kỷ rưỡi trôi qua, cầu gỗ ngày xưa đã được thay bằng xi-măng cốt sắt nhưng vẫn mang dáng dấp cây cầu son đỏ.
CHÙA TRẤN QUỐC
Giống như một hòn đảo xanh xinh xắn, nằm soi mình bên sóng nước Hồ Tây, chùa Trấn Quốc ngày nay không chỉ là chốn cửa Phật linh thiêng thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ mà còn là một trong những điểm tham quan, du lịch hấp dẫn của thủ đô Hà Nội.
ĐỀN QUÁN THÁNH
Đền đợc lập từ khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (1010). Vua cho rớc bài vị của thần về ở phía Tây Bắc thành, gọi là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế quán. Quán là nơi thờ tự của đạo Giáo, dân chúng quen gọi là đền Trấn Vũ hoặc đền Quán Thánh. Đền hiện ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, đời Lê thuộc đất phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía Nam Hồ Tây.
HILTON HA NOI OPERA
Nằm trong một quần thể kiến trúc mang phong cách Phục hưng như Nhà phát Lớn Hà Nội, phong cách tân cổ điển như Nhà khách Chính phủ, khách sạn (KS) Hilton Hanoi Opera (HHO) là một công trình kiến trúc đẹp, rất hài hòa với quần thể xung quanh.
ĐỀN VOI PHỤC
Sở dĩ gọi là đền Voi Phục vì tại cửa đền có đắp 2 con voi quỳ ngay ở cổng đi vào. Đền còn có tên là đền Thủ Lệ; Linh Lang do thờ thần Linh Lang đại vương. Đền nằm phía Tây kinh thành Thăng Long cũ, nay thuộc phường Cầu Giấy, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền là một trong "Thăng Long tứ trấn", được dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1065) đời Lý Thánh Tông. Tương truyền Linh Lang là con trai thứ 4 của vua Lý Thánh Tông.
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Bảo tàng được xây dựng theo nguyện vọng của nhân dân Việt Nam nhằm tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyết tâm học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, hữu nghị và hoà bình với nhân dân thế giới.
LĂNG BÁC
Lăng được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Ðình, nơi Bác Hồ đã từng chủ tọa các cuộc mít tinh lớn.
Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của Lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái Lăng hình tam cấp.
Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín.
Trong Lăng là thi hài Bác đặt trong hòm kính được ghép bằng đá đen huyền lấp lánh muôn ngàn hạt sáng. Qua lớp kính trong suốt, Bác Hồ yên nghỉ trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân Bác vẫn là đôi dép cao su giản dị của người.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi an nghỉ vĩnh hằng của người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Ô QUAN CHƯỞNG
Cửa ở đầu phố Hàng Chiếu, gần đê sông Hồng. Nói về thành lũy ở Việt Nam thì nhiều địa phương có. Nhưng cửa ô thì chỉ ở Hà Nội mới có. Và tới nay thì Hà Nội cũng chỉ còn có một cửa ô: Cửa Ô Quan Chưởng. Thực ra tên chính của cửa ô Quan Chưởng là Ðông Hà Môn tức cửa Ðông Hà. Ðông Hà là tên gọi của một phường đời Lê bao gồm khu vực Hàng Chiếu, Thanh Hà, Ðào Duy Từ ngày nay là nơi có cửa ô này.
|
|