Quên mật khẩu
 Register
Xem: 8446|Trả lời: 2

Chùa Dạm Bắc Ninh

[Sao chép liên kết]
Đăng vào 14-11-2008 09:48:21 | Hiển thị tất cả tầng |Chế độ đọc
Xứ Kinh Bắc là một trong những trung tâm Phật giáo cổ xưa và lớn nhất ở Việt Nam. Trải qua nhiều thế kỷ, mỗi triều đại lại tu bổ hoặc xây mới một số công trình chùa chiền, đền tháp. Vương triều Lý - một vương triều hiển hách về võ công văn trị và rất sùng mộ đạo Phật, tôn đạo Phật là quốc giáo, đã để lại nhiều dấu tích lịch sử làm vẻ vang nền văn hóa dân tộc.


Chùa Dạm (thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) là danh lam thắng cảnh điển hình.
Căn cứ vào các thư tịch cổ, chùa Dạm được Vua Lý Nhân Tông (1072-1127) cho xây dựng vào năm Quang Hựu thứ 2 (1086). Để tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công trình, vua cho đào ngòi Con Tên từ chân núi Lãm Sơn chạy thẳng ra sông Đuống. Năm 1087, "Vua ngự đến chùa Lãm Sơn, đến đêm ban yến cho các quan. Vua làm 2 bài Lãm Sơn dạ yến". Công trình làm trong 9 năm mới xong. Vua ban tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, lại thân đề biển bằng chữ Triện.
Năm Long phù nguyên hóa thứ 5 (1105), vua Lý Nhân Tông cho xây thêm ba tháp đá nữa. Chùa làm xong (1094), Vua ban 300 mẫu ruộng tự điền để nhà chùa có hoa lợi hương khói và 7 gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng - mở cửa chùa.
Nếu như chùa Phật Tích ở dãy Nguyệt Hằng (huyện Tiên Sơn) gần đấy có 300 gian, có tòa nhà đá, bảo tháp nhiều tầng, giếng rồng, ao rồng... thì các công trình kiến trúc của chùa Dạm hẳn là vượt xa hơn thế. Nguyên do: sau chiến thắng lẫy lừng chống Tống trên phòng tuyến sông Cầu khẳng định nền độc lập tự chủ Đại Việt, Nhà Lý có xu hướng chấn hưng văn hóa dân tộc đồng thời phát triển mạnh kinh tế đất nước. Vì vậy hàng loạt chùa chiền ở Kinh Bắc nơi phát tích triều Lý càng được quan tâm. Rút kinh nghiệm xây dựng đồ sộ chùa Phật Tích trước đó ít lâu, chùa Dạm được dựng huy hoàng hơn.
Về sự bề thế của chùa Dạm, dân gian đã lưu truyền qua câu ca: "Mười lăm trăng náu, mười sáu trăng treo, mười bảy phẩy giường chiếu, mười tám đóng cửa chùa Dạm", có nghĩa là cứ sau ngày rằm người ta đóng cửa chùa, bắt đầu từ xẩm tố i đến lúc trăng lên cao mới đóng hết tất cả các cửa.
Kiến trúc sư và các nhà điêu khắc xưa đã khéo tổ chức không gian một cách hợp lý để nhân gấp bội giá trị - vẻ đẹp công trình và biểu đạt ý niệm triết - mỹ Á Đông.
Chùa đặt ở sườn núi phía nam của dãy Lãm Sơn, chính giữa ngọn cao nhất. Núi Rùa làm tiền án, ngòi Con Tên làm Minh Đường bên tả có Thanh Long, bên hữu có Bạch Hổ chầu về. Chùa Dạm hội tụ đủ huyết mạch linh thông theo thuyết phong thủy.
Chùa dựa hẳn vào sườn núi và 4 lớp nền đá trườn theo sườn núi vừa tôn tầm cao công trình vừa tạo dáng vẻ uy nghiêm, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên chung quanh. Hơn nữa tránh được nạn lụt lội ở vùng "rốn nước" Quế Võ lắm đồng sâu ruộng trũng.
Chiều dài của lớp nền 120 m, rộng 70 m (chùa Phật Tích là 100 m và 60 m).
Tổng cộng diện tí c h gần 8.000 m2.
Bốn lớp nền được bó ghép bằng đá tảng (mỗi viên có kích thước 50x60 cm). Các lớp đá được cấu tạo choãi chân đế, chếch khoảng 70 độ, và có độ cao 5-6 m.
Mỗi cấp giật lùi vào khoảng 1,5 m làm tăng sự ổn định, vững chắc của nền. Đường lên xuống mỗi lớp nền khá rộng (khoảng 25 bậc đá).

Chủ đề liên quan

 Tác giả chủ đề| Đăng vào 14-11-2008 09:52:00 | Hiển thị tất cả tầng

Kiến trúc Chùa Dạm

Lớp nền thứ nhất gọi là "bãi hội", hằng năm cứ đến mồng 8 tháng 9, nhân dân ba thôn (Triều, Trung, Trị) và 18 xã thuộc huyện Võ Giàng cũ tổ chức lễ hội và vui chơi ở đây. Còn 3 lớp nền phía trên dựng các cụm kiến trúc lộng lẫy, nguy nga (điện đường, long vũ, bảo tháp...).

Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) từng về thăm và có làm bài thơ Đại Lãm Thần quang tự ca ngợi quần thể di tích này:

Thần Quang tự kiểu hứng thiên u
Sanh thỏ phi ô thiên thượng du
Thập nhị lâu đài khai ho a t rục
Tam thiên thế giới nhập thị màu

Tạm dịch:

Chùa Thần Quang vắng vẻ, cảnh vật có nét hứng thú u nhã riêng
Mặt trời lặn, mặt trăng lên như ngao du giữa bầu trời
Mười hai tòa lâu đài mở ra tranh vẽ
Ba ngàn thế giới nhập vào đôi mắt nhà thơ

Hơn bốn thế kỷ sau, nhà bác học nổi tiếng Lê Quý Đôn đã qua đây, miêu tả:

Toàn vân lục tính tham thiên thụ
Bàn lĩnh thanh hoàn thập lục hương

Tạm dịch:

Ba ngàn thông tám vờn mây biếc
Mười sáu làng xanh rợp núi non

Không chỉ có công trình kiến trúc quy mô, chùa Dạm còn độc đáo bởi nghệ thuật tượng đài hoành tráng.

Trên lớp nền thứ hai của chùa, thời Lý đã dựng tượng đài. Khu bên phải (của chùa) hình vuông, mỗi chiều 7 m, cao 2 m đều kè đá đục chạm rất sâu hoa văn sóng nước (kiểu thức thời Lý). Khu đ ấ t bên trái (của chùa) hình tròn đường kính 5 m, cao 1 m. Ngay giữa khu đất hình tròn có một cột biển bằng đá nhám liền khối cao 5 m (không kể phần ngọn bị gãy). Cột biển ấy gồm hai phần: khối hộp vuông ở dưới làm đế (gắn sâu vào lớp lối đá mạ của núi), khối trụ tròn ở trên (có đường kính 1,5 m). Đoạn dưới của khối trụ tròn chạm nổi đôi rồng đuôi giao nhau, thân hình uốn lượn mềm mại quanh cột, đầu nghểnh cao cùng chầu vào viên ngọc tỏa sáng. Đầu rồng có mào lửa bốc lên, chân rồng năm móng nhọn sắc. Bộ đài là ba vòng tròn chạm hoa văn sóng nước (sóng xô, sóng cuộn).

Hai hình tròn và vuông ở lớp nền thứ hai tượng trưng Vũ Trụ theo quan niệm người xưa: "Trời tròn-đất vuông". Cột đá khổng lồ là biểu tượng Linga (sinh thực khí) thể hiện ước vọng mưa thuận gió hòa, vạn vật phồn thịnh, si n h s ôi n ảy nở của cư dân Việt chuyên canh lúa nước.
Việc chọn cột đá lớn nguyên khối (loại đá nhám bản địa) để làm Linga và chạm đá thành nhiều vòng sóng nước để làm Yoni chứng tỏ trình độ phân thạch, trình độ điêu khắc tài ba đồng thời cũng bao hàm tư tưởng thâm thúy, cao siêu của tổ tiên người Việt.
Với những công trình ở chùa Dạm, có thể coi vương triều Lý là vương triều mở đầu cho nghệ thuật kiến trúc và tạo hình tượng đài hoành tráng của quốc gia Đại Việt.

Cột biển - tượng đài hoành tráng ở ngoài trời (tồn tại hơn 9 thế kỷ) đã trở thành niềm tự hào của nền điêu khắc Việt Nam. Nhiều nghệ sĩ đã say mê chiêm ngưỡng cột biển đó in bóng ấn tượng, kỳ ảo vào núi non, đồng ruộng sông ngòi ở các thời điểm khác nhau khi mặt trời chiếu rọi. Không phải ngẫu nhiên mà cột b i ể n c hùa D ạm được gia công thành phiên bản đặt tại sân Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.



"Của thiêng còn một chút này", đó là những bức tường đá ở các tầng nền, là cột biển, là Yoni và những chân cột đá tảng lớn (75cmx75cm chạm hình hoa sen) còn sót lại ở chùa Dạm. Nhưng tiếc thay những di vật quý báu ấy đang bị rơi vào tình trạng hoang phế, xuống cấp thảm hại. Việc tu sửa tùy tiện, chắp vá thô kệch hiện nay đã "giết chết" vẻ đẹp và giá trị của những tác phẩm điêu khắc "độc nhất vô nhị" nơi đây. Đáng lẽ phải kè lại những tầng nền cho vững chắc ở ngay chỗ dựng cột biển và dọn sạch cỏ dại xung quanh thì người ta lại đổ bốn cột bêtông cốt thép và định lắp mái lên trên cột biển. Hành động ấy đã vô tình hủy hoại một tuyệt tác của dân tộc.
Các bức tường đá cũng bị bạch đàn "v ây bủ a", che k huất. Tại sao ở chốn danh lam cổ tích như chùa Dạm, cơ quan văn hóa tỉnh Bắc Ninh không đầu tư vào hướng dẫn địa phương xã Nam Sơn trồng thông, trúc hoặc cây cảnh để tạo khuôn viên đẹp đẽ cho quần thể di tích đặc biệt này?
Chẳng còn bao lâu nữa Việt Nam sẽ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, chùa Dạm là một điểm văn hóa - du lịch trong lộ trình lịch sử, mong sao Bộ Văn hóa và chính quyền cũng như cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh nên sớm có kế hoạch đầu tư tu bổ một cách khoa học và thích đáng để khôi phục diện mạo hoành tráng cho công trình thời Lý.
Đăng vào 4-1-2010 02:01:59 | Hiển thị tất cả tầng
Rất cám ơn bạn đả phục vụ anh em nha.
Bạn cần đăng nhập để trả lời Đăng nhập | Register

Quy tắc tích điểm trong diễn đàn này

Archiver|Mobile|Youtube|Facebook|Twitter|Contact|Netdepviet.org

GMT+7, 15-11-2024 10:59 PM , Processed in 0.021285 second(s), 21 queries .

Powered by Discuz! X3.5

© 2001-2024 Discuz! Team

Trả lời nhanh Lên đầu trang Quay lại danh sách