|
Cấu trúc nhãn in giấy.
Trong số chúng ta, nếu chưa từng được trông thấy qua loại giấy nhãn in
cuộn dùng cho máy in barcode, thì ít ra cũng đã từng thấy qua hoặc đã sử dụng loại nhãn tờ dùng cho các máy in văn phòng.
Cả 2 loại giấy nhãn in
này về hình thức hơi giống nhau, chỉ có sự khác biệt là nói chung giấy nhãn in
dùng cho máy in barcode có độ bóng do đặc tính lớp phủ của nó dùng để tạo độ bằng phẳng trên lớp bề mặt. Trong khi đó nhãn in văn phòng không cần thiết phải được phủ như vậy.
Phân tích các thành phần cấu tạo nên giấy nhãn, ta thấy nó gồm có 3 thành phần là:
• Lớp mặt (Face Stock): Là bề mặt của nhãn mà trên đó người ta in thông tin của sản phẩm. Thông tin này có thể là bằng văn bản hoặc bằng barcode (trường hợp mã hoá thông tin). Chất liệu bề mặt cũng chính là chất liệu nhãn in như đã trình bày ở phần trên. •Lớp keo (Adhesive): Được phủ phía sau nhãn, dùng để dán chặt nhãn vào món hàng hay sản phẩm. Tùy theo chất liệu keo được sử dụng mà nhãn có thể dán vĩnh viễn hoặc có thể bóc ra được và dán tiếp. Các lớp keo cũng có thể khác nhau về độ dày. Thí dụ, bề mặt nhám cần lớp keo dày trong khi bề mặt nhẵn cần lớp keo mỏng.Việc chọn lớp keo thích hợp để dán cho sản phẩm của mình là điều hết sức quan trọng mà bạn cần phải được tư vấn trước bởi nhà cung cấp giấy nhãn. Nhãn sẽ trở nên vô dụng đối với người sử dụng nếu nó bị nhăn nhúm, cong quăn ở rìa, bong ra hoặc đơn giản là nó không chịu dính vào bề mặt của món hàng.
•Lớp bóc (Release Liner): Là lớp nền của lớp keo, nó bảo vệ cho lớp keo cho đến khi nhãn được bóc ra và dán vào món hàng. Lớp bóc sẽ được vứt đi khi các nhãn đã lột ra hoàn toàn và được dán vào sản phẩm. Lớp bóc gồm nhiều loại dày, mỏng, nặng nhẹ và màu sắc khác nhau. Việc chọn lựa sự kết hợp phù hợp giữa trọng lượng và độ dày là cần thiết để bảo đảm cho nhãn tương thích với các loại máy in. Thí dụ, lớp bóc thuộc loại dễ tróc có thể tự bong ra trong khi in và làm kẹt vào máy in.
Khi nói đến nhãn in
có lẽ chúng ta ai cũng nghĩ đến 1 loại giấy sticker (lột và dán) tương tự như loại sticker dùng trong văn phòng, hoặc mường tượng hơn nữa chúng ta có thể nghĩ đến các loại nhãn barcode bằng giấy niêm yết trên các món hàng trưng bày trong siêu thị hay phía sau bìa sách trong một cửa hàng sách.
Nhưng nếu chúng ta để ý kỹ hơn, ta sẽ thấy rằng, chung quanh ta vẫn có những món hàng mà trên đó các nhãn barcode không phải được làm bằng chất liệu giấy. Nhưng dù gì đi nữa thì trong điều kiện công nghệ của chúng ta như hiện nay, giấy vẫn là vật liệu in then chốt nhất trong việc tạo nhãn dán cho sản phẩm.
Thực ra trong công nghệ nhãn in
, người ta định nghĩa " nhãn in
" không chỉ đơn thuần là "giấy", mà do mục đích sử dụng và điều kiện sử dụng mà người ta chế tạo ra các loại nhãn in
làm bằng những chất liệu khác nhau. |
|