Đạo diễn: Đặng Nhật Minh
Diễn viên: Như Quỳnh
Sản xuất: Xí nghiệp Phim truyện Việt Nam
Kịch bản: Đặng Nhật Minh
Âm nhạc: Phú Quang
Thời lượng: 95 phút
Giải thưởng:
* Giải Bông sen vàng tại LHP Việt Nam lần thứ 7 năm 1985
* Giải đặc biệt tại LHP Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 1989
* Bằng khen của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình, tại LHP Quốc tế Maxcơva năm 1985
Trở về nhà sau chuyến đi thăm chồng ở biên giới Tây Nam, Duyên mang trong mình nỗi đau khôn tả: chồng chị đã hi sinh. Trên thuyền trở về, chị đã bị ngã xuống sông và được thầy giáo Khang cứu sống. Duyên dấu chuyện chồng hi sinh với mọi người trong gia đình đặc biệt là đối với người cha già. Để an ủi cha, Duyên nhờ Khang viết hộ những bức thư hỏi thăm gia đình như khi chồng chị còn sống. Khi người cha sắp mất, ông bảo Duyên gọi điện cho con về... Lấy nhân vật chính là người phụ nữ, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã góp phần làm tăng vẻ đẹp thầm kín cao cả trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. Bao giờ cho đến tháng Mười là một bộ phim thành công và đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làm rạng danh diện ảnh nước nhà những năm đầu thập niên 80.
* Trong phim có hình ảnh Duyên (do Lê Vân đóng) diễn chèo trong vai một người vợ tiễn chồng đi ra trận. Cô đã không diễn hết được trích đoạn chèo này và chạy ra miếu thờ Thành hoàng làng. Ở đây, cô được Thành hoàng cho biết, nếu muốn gặp chồng, thì đợi đến rằm tháng bảy, ra chợ Âm phủ sẽ được gặp. Tại chợ Âm phủ, mặc dù gặp được chồng nhưng cô không thể cầm tay được do bây giờ, chồng cô đã là một vong hồn... Cảnh quay cuộc gặp gỡ này gây nhiều ấn tượng cho người xem phim.
* Kịch bản của phim do Đặng Nhật Minh viết từ nỗi đau của gia đình ông, nỗi đau như của hàng vạn gia đình Việt Nam khác thời bấy giờ. Ông đã cố gắng vượt mọi khó khăn, với một cái máy quay phim cũ rích, chất lượng kém và ông đã buộc phải quay đi quay lại nhiều lần vì cái máy đã làm hỏng nhiều thước phim. Sau này, ông còn phải mượn một máy quay từ Viện sốt rét Ký sinh trùng để quay những phần còn lại. Phim đã từng bị kiểm duyệt tới 13 lần.
* Phim có tới 3 nhà quay phim: Nguyễn Lân, Phạm Tiến Đạt và Nguyễn Đăng Bảy nên với 3 phong cách khác nhau này, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã phải cố gắng để giữ sự thống nhất trong các cảnh quay của một bộ phim. Mời các bạn cùng xem