Nét Đẹp Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Register
Xem: 4569|Trả lời: 4
In Chủ đề trước Tiếp theo

Điều cần biết về Cúm lợn H1N1

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#
Cúm lợn là gì
Cúm lợn là một loại bệnh hô hấp ở lợn, do loại cúm tuýp A gây ra. Các đợt dịch thường xảy ra ở các đàn lợn, nơi bệnh gây tỷ lệ ốm cao song hiếm khi làm chết lợn.

Máy đo thân nhiệt tại các sân bay
Cúm lợn có xu hướng lây lan vào mùa thu và mùa đông song có thể lưu truyền quanh năm. Có nhiều loại cúm lợn khác nhau. Giống như cúm người, cúm lợn không ngừng biến đổi.
Liệu người có thể nhiễm cúm lợn hay không?
Cúm lợn không thường lây nhiễm sang người mặc dù một vài trường hợp lẻ tẻ đã xảy ra, thường ở những người có tiếp xúc gần với lợn.
Rất hiếm khi người nhiễm cúm lợn truyền bệnh cho những người khác. Các chuyên gia cho rằng việc lây nhiễm cúm lợn từ người này sang người kia cũng giống như các loại cúm theo mùa, thông qua họ và hắt hơi.
Trong đợt dịch cúm lợn mới nhất hiện nay, rõ ràng là cúm lợn đang lây từ người sang người. Các triệu chứng của cúm lợn ở người dường như giống với các triệu chứng của cúm theo mùa thông thường.
Loại cúm hiện nay có phải là một loại cúm lợn mới?
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định rằng ít nhất một vài trường hợp cúm lợn hiện nay là phiên bản họ chưa từng thấy trước đây của chủng H1N1 thuộc cúm tuýp A.
H1N1 là chủng thường gây ra các đợt cúm theo mùa ở người. Tuy nhiên, phiên bản H1N1 mới nhất khác biệt ở chỗ nó chứa vật liệu di truyền thường thấy ở các chủng virus H1N1 ảnh hưởng tới người, chim và lợn.
Các virus cúm có khả năng trao đổi vật liệu di truyền với nhau. Dường như chủng H1N1 mới là kết quả của sự kết hợp các chủng H1N1 khác nhau trên cùng một loại vật chủ. Các chủng H1N1 khác nhau này ảnh hưởng tới các loài khác nhau.
Ăn thịt lợn nhiễm bệnh có an toàn không?
Không có bằng chứng cho thấy cúm lợn có thể lây truyền thông qua việc ăn thịt từ lợn nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, cần chế biến thịt đúng cách. Virus H1N1 sẽ bị tiêu diệt nếu nấu thịt lợn ở nhiệt độ 70 độ C.
Mọi người có nên lo lắng về dịch cúm lợn hiện nay?
Khi mọi chủng virus cúm mới xuất hiện với khả năng lây truyền từ người sang người, nó được giám sát rất chặt chẽ về nguy cơ gây ra đại dịch.
WHO đã cảnh báo rằng các đợt dịch cúm lợn ở Mỹ và Mexico có tiềm năng gây ra một đại dịch cúm toàn cầu và nhấn mạnh tình hình hiện nay là nghiêm trọng.
Tuy nhiên, tổ chức này cũng nhấn mạnh rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá chính xác tình hình hiện nay một cách đầy đủ. Họ nói rằng thế giới hiện đang tiến gần hơn bao giờ hết tới một đại dịch cúm và đánh giá mối đe dọa hiện ở nấc 3 trên thang 6 bậc.
Không ai biết tác động tiềm năng đầy đủ của đại dịch cúm song các chuyên gia cảnh báo nó có thể khiến hàng triệu người tử vong trên toàn thế giới. Đại dịch cúm Tây Ban Nha, bắt đầu bùng phát năm 1918 và cũng do một chủng H1N1 gây ra, đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.
Điều đáng mừng hiện nay là các ca cúm lợn ở Mỹ có những triệu chứng ôn hòa. Sự nghiêm trọng của dịch bệnh tại Mexico, nơi có hơn 80 người bị nghi ngờ tử vong do cúm lợn, là đáng lo ngại.
Ngoài ra, điều bất bình thường của dịch cúm lợn hiện nay là các nạn nhân đều trẻ tuổi. Thường thì cúm theo mùa ảnh hưởng mạnh tới những người lớn tuổi.
Có vắc-xin và cách điều trị cúm lợn hay không?
Nhà chức trách Mỹ nói rằng hai loại thuốc thường được sử dụng để trị cúm là Tamiflu và Relenza dường như có hiệu quả trong việc điều trị cho những người nhiễm cúm lợn.
Vẫn chưa rõ các loại vắc-xin cúm hiện có hiệu quả như thế nào trong việc bảo vệ con người khỏi chủng cúm H1N1 mới vì chủng này khác biệt các chủng cúm khác về di truyền.
Các nhà khoa học Mỹ đang bào chế một loại vắc-xin mới song phải mất thời gian để hoàn thiện nó cũng như sản xuất đủ liều để đáp ứng nhu cầu lớn.
Nguồn: http://o2.netdepviet.org/xa-hoi- ... ve-cum-lon-h1n1.ndv
2#
Đăng lúc 1-6-2009 10:04:20 | Chỉ xem của tác giả

Cúm A/H1N1 đã vào Việt Nam

Sáng nay, Bộ Y tế chính thức công bố trường hợp đầu tiên tại Việt Nam dương tính với cúm A/H1N1. Bệnh nhân là nam sinh viên 23 tuổi, đang học tại Mỹ, về nước qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất và lưu trú tại TP HCM. Sở Y tế khuyến cáo, người dân không tập trung đông người.
Ông Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, kết quả xét nghiệm được xác định từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Ông Châu cho biết, bệnh nhân sinh năm 1986, có hộ khẩu thường trú tại Tân Bình là sinh viên đang du học tại bang Wisconsin (Mỹ). Bay từ Mỹ về Hong Kong rồi đến Việt Nam trên chuyến bay 869 của hãng United Airline.

Sau khi về nước, bệnh nhân bắt đầu bị sốt nhẹ và có đến khám bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Hoàn Mỹ và Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Do về nước từ vùng có dịch cúm A/H1N1, bệnh nhân được Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới lấy mẫu dịch xét nghiệm.

Hiện bệnh nhân được điều trị cách ly với tình trạng sức khỏe ổn định. Gia đình bệnh nhân cũng đã được giám sát cách ly và lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với cúm A/H1N1.

Cũng theo Giám đốc Sở Y tế TP HCM, Sở đang phối hợp giám sát 188 trường hợp đi cùng chuyến bay với bệnh nhân để giám sát cách ly trong 7 ngày. Trong số hành khách, có 133 người lưu trú tại TP HCM, 55 người tỏa đi các tỉnh phía Nam.

Để ngăn chặn dịch không lây lan, sáng nay, Bộ Y tế yêu cầu 24 tỉnh, thành phố giám sát hành khách đi cùng chuyến bay trên. Đồng thời kêu gọi người dân thực hiện 3 khuyến cáo của Bộ Y tế về công tác phòng chống dịch tại cộng đồng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường.

Khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng mà đi từ vùng có dịch thì chủ động cách ly, không đến nơi tụ tập đông người để phòng bệnh cho người khác, thông báo ngay cho các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời giảm nguy cơ biến chứng dễ dẫn đến tử vong.

Riêng Sở Y tế TP HCM khuyên người dân nên hạn chế tập trung chỗ đông người; che miệng mũi khi hắt hơi, ho; tránh tiếp xúc với người bị các biểu hiện hô hấp cấp, nếu cần thiết phải mang khẩu trang y tế.

Từ ngày 26/4 đến nay, dịch cúm A/H1N1 đã xuất hiện trên 47 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có khoảng 13.000 người nhiễm bệnh, gần 100 người tử vong.

Tại TP HCM, mỗi ngày, sân bay Tân Sơn Nhất đón từ 6.000 đến 7.000 lượt khách trong đó khoảng 2/3 số hành khách đến từ vùng dịch. Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế dùng máy đo thân nhiệt để phát hiện những hành khách thân nhiệt cao. Do đó, những người nhiễm virus cúm nhưng chưa lên cơn sốt sẽ không được giám sát.

Trong thời gian qua, Sở Y tế TP HCM yêu cầu các bệnh viện khi phát hiện trường hợp nghi vấn phải báo cáo và phải lấy mẫu xét nghiệm.

Thiên Chương – Nam Phương
3#
Đăng lúc 1-6-2009 17:23:12 | Chỉ xem của tác giả

VN phát hiện các ca cúm mới

Một ngày sau khi phát hiện bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 đầu tiên, giới chức y tế Việt Nam cho biết lại có thêm hai trường hợp nữa.
Cả ba người hiện đều ở TP Hồ Chí Minh và đều từ Mỹ về.
Trường hợp đầu tiên được xác nhận dương tính với virus cúm A/H1N1 là một du học sinh 23 tuổi tại quận Phú Nhuận, mới về nước nghỉ hè. Bệnh nhân này bắt đầu có triệu chứng sốt từ 25/05.
Bệnh nhân này hiện đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện Các bệnh nhiệt đới thành phố.
Những người thân và có tiếp xúc thường xuyên với du học sinh mắc bệnh đã được xét nghiệm nhưng đều cho kết quả âm tính với virus H1N1.
Trong khi đó, hai trường hợp nhiễm virus mới nhất được biết là hai mẹ con người Mỹ gốc Việt, từ Los Angeles về Việt Nam quá cảnh Hong Kong.
Tin cho hay, hai người nhập cảnh Việt Nam hôm 25/05. Hiện họ cũng đang được cách ly để tiếp tục xét nghiệm trước khi khẳng định chắc chắn nhiễm bệnh.
Các trường hợp mới dồn dập cho thấy nguy cơ lây nhiễm cúm A/H1N1 đã lên cao.
Cách ly người bệnh
Giới chức y tế kêu gọi tăng cường giám sát khách nhập cảnh tại các sân bay thông qua biện pháp đo thân nhiệt.
Thứ trưởng Y tế Trịnh Quân Huấn được báo chí trích lời nói "điều quan trọng nhất là phải khoanh vùng những ca tiếp xúc bệnh nhân, không để lây lan".
Ông cũng kêu gọi người dân nếu thấy triệu chứng cúm phải đi khám sớm.
Chính phủ Việt Nam rất mạnh trong việc chuẩn bị sẵn sàng, theo dõi và giám sát vì họ đã phải đương đầu với bệnh cúm gà H5N1 tới 5 năm nay.
Phát ngôn viên của WHO tại Hà Nội Shelaye Boothey
Hiện Việt Nam chưa có trường hợp tử vong nào vì bệnh cúm này.
Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam trong khi đó ca ngợi sự hợp tác "thường xuyên và chặt chẽ" giữa tổ chức này và nước sở tại trong việc phòng chống sự lây lan của bệnh cúm; đồng thời nói WHO tin tưởng vào các biện pháp mà ngành y tế Việt Nam đang đưa ra.
Bà Shelaye Boothey, người phát ngôn cho WHO tại Hà Nội, nói Việt Nam có nhiều kinh nghiệm đối phó với dịch:
"Chính phủ Việt Nam rất mạnh trong việc chuẩn bị sẵn sàng, theo dõi và giám sát vì họ đã phải đương đầu với bệnh cúm gà H5N1 tới 5 năm nay."
"Do vậy họ đã có hệ thống giám sát hiệu quả."
Bà cũng cho rằng về nhận thức, Việt Nam đã làm tốt công việc chuyển tải thông tin tới người dân:
"Báo chí và truyền thông nhà nước đã thường xuyên đăng tải các thông tin về bệnh dịch H1N1 cũng như tình hình dịch cúm trên thế giới."
"Nếu như có thêm trường hợp nhiễm H1N1 trong cộng đồng, thì tôi tin là chính phủ sẽ còn tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch thông tin và tăng cường nhận thức thêm nữa."
4#
Đăng lúc 1-6-2009 17:30:05 | Chỉ xem của tác giả

VN sẽ ra sao nếu đại dịch cúm xảy ra ?

Mức độ trầm trọng của một đại dịch cúm được đo bằng số ca bệnh và tử vong xảy ra khi đại dịch hoành hành.
Hệ thống y tế bị sụp đổ
Không đủ nguồn cung cấp thuốc
Thiếu trang thiết bị y tế
Độ mẫn cảm cao của quần thể người Việt bị nhiều bệnh mãn tính
Tóm tắt cho VN: "Trong tay không có gì để sẵn sàng đối phó"
....
Bs Trần Tịnh Hiền, phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, nói ngày 08/05/2009: "Tôi chợt nhận ra các nước nghèo thực chất trong tay không có gì để sẵn sàng đối phó với đại dịch một khi xảy ra ở phạm vi toàn cầu!"
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM là bệnh viện chuyên về các bệnh truyền nhiễm, như cúm, và sẽ là trung tâm đầu não ở phía Nam để chống đại dịch cúm khi xảy ra. Giới y bác sĩ ở đây đáng lý ra phải hiểu rõ thế nào là đại dịch, và đã chuẩn bị đầy đủ cả kiến thức lẫn tinh thần. Bs Hiền là phó giám đốc, lãnh đạo cao cấp, mà chỉ vừa trong tuần trước lại nói "chợt nhận ra".

Cúm Á châu 1957. Phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc tháng Hai năm 1957. Lây lan khắp toàn cầu trong vòng sáu tháng. 40-50% dân số toàn cầu bị nhiễm. Giết hơn một triệu người.
5#
Đăng lúc 6-6-2009 08:27:16 | Chỉ xem của tác giả

VN thêm ca nghi nhiễm cúm heo

(Hiện nay, Việt Nam đã có 5 người  lây nhiễm cúm A/H1N1)

Giới chức trách Việt Nam cho biết họ ghi nhận thêm một vài trường hợp nghi ngờ có những triệu chứng của bệnh cúm trong số những người từ nước ngoài vào Việt Nam mấy ngày qua.

Theo Tân Hoa Xã trích dẫn báo chí địa phương, một người đàn ông 28 tuổi tới từ Hong Kong qua sân bay Nội Bài có thân nhiệt cao đã được cách ly vì bị nghi nhiễm virut cúm heo, H1N1.

Một trường hợp nghi vấn khác là một bé 4 tuổi, tới sân bay Nội Bài từ Đức vào hôm qua, thứ Hai, trong tình trạng sốt cao.

Cháu bé này đã được chuyển tới Viện Các Bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Trung ương tại Hà Nội để xét nghiệm.

Trong khi đó, theo báo Sài Gòn Giải Phóng, bản tiếng Anh, các viên chức thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết cho tới nay 19 trường hợp sốt cao được thử nghiệm H1N1 đều có kết quả âm tính, và chưa có trường hợp bệnh nhân nhiễm cúm heo tại thành phố này.

Bác sĩ Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, cho biết bé trai 4 tuổi người Canada được cách ly và đưa tới Bệnh viện Nhi Đồng 1 để xét nghiệm virus H1N1 hôm 11/5 và đã được xuất viện ngay chiều hôm qua.

Tuy nhiên, được biết đã xảy ra trường hợp một bệnh nhân trốn viện trước khi làm xét nghiệm, theo báo Thanh Niên Online.

Một cháu bé 28 tháng tuổi được người thân tự ý bỏ bệnh viện đưa về quê ở Long An và sau đó cháu bé đã được xét nghiệm tại nhà, với kết quả âm tính.

Các viên chức y tế Việt Nam khẳng định 19 trường hợp âm tính trong tổng số 23 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh kể từ khi Tổ chức y tế thế giới tuyên bố tình trạng dịch bệnh cấp 6.

Được biết Sở Y tế Hà Nội cung cấp 100 máy rà thân nhiệt để sử dụng tại sân bay Nội Bài, và 2000 khẩu trang y tế cho các nhân viên làm việc tại trung tâm cách ly ở sân bay quốc tế này.

Vẫn nguồn tin trong nước nói các bệnh viện tại Hà Nội đã được cấp 16.000 liều thuốc Tamiflu dự phòng.
Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Register

Quy tắc điểm

Phòng tối|iPhone|Archiver|G+|Youtube|Facebook|Twitter|Contact| Netdepviet.org

GMT+7, 11-6-2024 08:53 AM , Processed in 0.015502 second(s), 17 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2006 Made with in Hanoi,Vietnam and Contents are published by all members

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách