Quên mật khẩu
 Register
Xem: 8398|Trả lời: 1

Nghệ sĩ Thành Lộc

[Sao chép liên kết]
Đăng vào 21-3-2009 22:11:26 | Hiển thị tất cả tầng |Chế độ đọc
Nghệ sĩ Thành Lộc tên thật là Nguyễn Thành Lộc (sinh 3 tháng 11 năm 1961), là một diễn viên kịch của Việt Nam, được biết đến nhiều qua các vai diễn như: anh lính Vorodin trong vở "Đêm hoạ mi", Chu Xung trong Lôi Vũ, Ba Thư trong "Đối mặt" và vai ông Tư trong vở "Dạ cổ hoài lang"[1]... Anh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và đồng thời được giới báo chí cũng như đồng nghiệp mệnh danh là "Phù thủy của những vai diễn"[2].

Thành lộc qua nét vẽ của Họa sĩ Còm



Ngoài thành công trong lĩnh vực sân khấu kịch, Thành Lộc còn đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như: người dẫn chương trình, diễn viên điện ảnh, diễn viên hài, đạo diễn sân khấu, và hiện nay là Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Nghệ thuật và Sân khấu Thái Dương



Tiểu sử

Thành Lộc sinh tại Sài Gòn. Anh may mắn được sinh ra trong một gia đình có truyền thống về nghệ thuật, cha là Nghệ sĩ Nhân dân Thành Tôn, mẹ là nữ nghệ nhân hát bội Huỳnh Mai và ngay cả hai anh chị của anh - Bạch Long, Bạch Lê đều là những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng tại miền Nam thời kỳ những năm 1970 - 1980[3].

Năm 1969, khi vừa tròn 8 tuổi, Thành Lộc đã làm quen với sân khấu từ đội múa Nhà Thiếu nhi thành phố (Sài Gòn cũ), rồi ban kịch thiếu nhi của Đài Truyền hình Sài Gòn, thời kỳ này anh lấy nghệ danh là Thành Tâm[3]... Năm 1982, Thành Lộc tốt nghiệp khoa diễn viên trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh và một năm sau anh về đầu quân cho đoàn kịch Tuổi Trẻ Tp. Hồ Chí Minh[4].

Sau đó, vào năm 1983, Thành Lộc gia nhập Câu lạc bộ Kịch thể nghiệm Tp. Hồ Chí Minh (ngày nay gọi là nhà hát kịch Sân khấu nhỏ). Năm 1997, chuyển về biểu diễn tại sân khấu IDECAF (Viện trao đổi văn hoá với nước Pháp).

Trong khoảng thời gian này, Thành Lộc dần dần khẳng định được tài năng của mình qua các vai diễn được đánh giá là "kinh điển" của sân khấu kịch Thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung, anh lần lượt thể hiện nhiều loại vai với tính cách đa dạng như: vai anh chàng thư sinh Chu Xung bất hạnh trong vở "Lôi Vũ", vai ông Tư - một ông già sống nơi xứ người, ẩn ức khi nghĩ đến con cháu "mất gốc" trong vở "Dạ cổ hoài lang", vai ông Thiện trong "Ngôi nhà không có đàn ông" - một ông già tuy đã ngoài 50 nhưng yêu một cô gái mới chỉ 20 tuổi, đây là vai diễn mà Thành Lộc tâm đắc nhất. Anh tâm sự: "Lúc đầu có người ngộ nhận vai ông Thiện phải là một vai hài. Tôi nhận thức rõ ý tác giả và đã diễn khác. Ông Thiện xuất hiện ít nhưng là một vai diễn có chiều sâu trong tâm hồn và có nhiều đất để người diễn viên sáng tạo. Tôi rất thích những vai dù ít xuất hiện, nhưng có chiều sâu để mình tập trung sáng tạo và thể hiện đầy đủ tính cách của nhân vật"[5].

Tháng 4 năm 2000, Thành Lộc và diễn viên Huỳnh Anh Tuấn cùng nhau thành lập Công ty TNHH Sân khấu và Nghệ thuật Thái Dương (IDECAF), đây là một công ty gần như duy nhất tại Việt Nam chuyên dàn dựng những vở kịch dành riêng cho lứa tuổi thiếu nhi. Tại đây, anh vừa là phó chỉ đạo nghệ thuật, kiêm luôn diễn viên chính của đoàn, và hiện nay Thành Lộc tiếp tục đảm nhiệm vị trí đạo diễn dàn dựng sân khấu. Với sân khấu kịch này, Thành Lộc đã dàn dựng rất thành công chương trình "Ngày xửa ngày xưa" - một chương trình hài kịch dành cho thiếu nhi. Với những vai rất "hồn nhiên và nhí nhảnh" như vai Thần Nhẫn trong "Aladin và đủ thứ thần", Chó ghẻ trong "Cậu bé rừng xanh", Cú mèo trong "Nữ thần Ly Kim Chi", Ốc mượn hồn trong "Sơn tinh Thuỷ tinh"[6]...

Ngoài sân khấu kịch, Thành Lộc còn tham gia vào nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác trong đó có điện ảnh. Anh từng xuất hiện trong nhiều bộ phim với các vai diễn như: vai Lộc (giả gái) trong phim hài "2 trong 1"[7], vai Lý Thông trong phim "Thạch Sanh"[8], vai 'thầy hiệu trưởng ưa thành tích' trong phim Nụ hôn thần chết, vai ông chủ tiệm phở Hoàng trong phim Mùi ngò gai, và đặc biệt là vai chính trong bộ phim "Thời thơ ấu" của đạo diễn Lê Văn Duy, bộ phim kể về cuộc đời đầy thăng trầm của một cậu học trò miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long, đây là bộ phim đầu tiên Thành Lộc thủ vai chính và đã gây được nhiều ấn tượng sâu sắc đến người xem.

Trong năm 2008, Thành Lộc quyết định ra mắt một album ca nhạc mang tên "Những điều thần tiên". CD bao gồm những bài hát thiếu nhi do chính anh trình bày. Dự án này được thực hiện nhằm gây quỹ giúp các trẻ em không may mắn bị nhiễm căn bệnh ung thư của Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh

Thành tích và các giải thưởng

Với trên 200 vai diễn gồm những tính cách đa dạng trên sân khấu và cả điện ảnh, từ những vai chính diện đến phản diện, người già đến trẻ nhỏ, bi đến hài, con người đến muông thú... Thành Lộc được coi như là một trong những nghệ sĩ tài năng của sân khấu kịch Việt Nam. Anh đã đạt được nhiều giải thưởng như:

    * Giải diễn viên xuất sắc, diễn viên được yêu thích trong năm trong các giải liên hoan kịch chuyên nghiệp của Tp. Hồ Chí Minh do báo Tuổi trẻ, Người Lao Động, Thanh Niên tổ chức vào liên tiếp những năm từ 1989 đến 1999
    * Giải "Cù nèo vàng" năm 1997, một giải thưởng tổ chức thường niên, được trao tặng cho các nghệ sĩ hài có đóng góp lớn cho sân khấu Thành phố.
    * Năm 2001, Thành Lộc được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Cũng trong năm này, Thành lộc được tạp chí "Mốt Việt Nam" bình chọn là nghệ sĩ ăn mặc "mốt" nhất của năm[10].
    * Huy chương "Vì Sự nghiệp Sân khấu" do Bộ Văn hoá - Thông tin tặng.
    * Vở "Bí mật vườn Lệ Chi" - Giải thưởng Hội sân khấu Việt Nam năm 2000.
    * Năm 2007, Thành Lộc được trao giải "Mai Vàng" cũng cho chính vở "Bí mật vườn Lệ Ch

Những vai diễn khó quên ...
Bạn diễn thường nói, Thành Lộc như viên đá nam châm “hút” mọi sự kiện kịch, lôi cuốn các bạn diễn vào một tâm khí kịch đồng điệu, giao lưu rất nhịp nhàng với từng lời thoại, từng ánh mắt, từng khóe môi… buộc khán giả phải khóc - cười, vui nhộn hay buồn thương theo ý mình.

Tài năng đó của Thành Lộc có được không chỉ do bẩm sinh, do cái gien của một gia đình mấy đời theo nghề hát mà còn do lòng say mê sân khấu, sự học hỏi liên tục và nhất là… lao động nghệ thuật không ngừng nghỉ.
Hơn 10 năm trở lại đây, Thành Lộc đã đóng rất nhiều vai diễn trong nhiều vở kịch trong nước lẫn nước ngoài mà trong đó có 3 vai diễn thường được khán giả nhắc nhở cũng như được Thành Lộc hay nói tới:

“Ông Tư” Thành Lộc trong “Dạ cổ hoài lang”:


Thành Lộc (trái) và Việt Anh trong vở "Dạ cổ hoài lang". Ảnh: Hồng Nga
Ông Tư – một người già sống ở xứ người, trong lòng luôn luôn mang một tình yêu mà lớp trẻ, nơi đất khách, không thể nào hiểu được. Đó là tình yêu quê hương.
Ông Tư sống với một tình yêu mãnh liệt với tình yêu đó. Thành Lộc đã thể hiện rất sâu sắc tâm hồn của một người lưu vong, sống buồn tẻ nơi xứ người, ẩn ức vì con cháu đã trở thành những kẻ xa lạ, những người mất gốc. Ông chỉ còn biết tâm sự với người bạn già cùng chung cảnh ngộ (Việt Anh đóng). Thành Lộc thể hiện được nỗi đau thầm kín, nỗi đau không thể nói ra, khi mình - đã vì hoàn cảnh - chọn lầm một hướng đi, để rồi đứa cháu lớn lên trong sự hào nhoáng của một xã hội đầy sức lôi cuốn bản năng, khiến cho ông và đứa cháu không còn hiểu được nhau, không còn hòa hợp được với nhau - Nỗi đau không thể hiểu nhau giữa hai thế hệ lưu vong là nỗi đau thế kỷ. Thành Lộc diễn rất tài tình khi nút kịch đã mở ra: Ông Tư bị một cú sốc dữ dội khi biết đứa cháu gái của mình không hề có một chút khái niệm gì về ngày giỗ của bà nội nó…
Vai diễn trong vở kịch “Dạ cổ hoài lang” đã thật sự khẳng định một tài năng diễn xuất khá “đặt biệt” của Thành Lộc khi anh con cộng tác với Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần.



“Chu Xung” Thành Lộc trong  “Lôi Vũ”:
Chu Xung không phải là một vai phụ trong vở kịch “Lôi Vũ”, mà chính là một nhân vật… “dự báo thế giới ngày mai” của Trung Quốc.
Trong vở kịch “Lôi Vũ”, đâu đâu cũng là màu đen tối, ảm đạm. Chu Xung như một ánh sao giữa đêm mù mịt, một ánh chớp trong cơn bão loạn đầy trời. Thành Lộc đã cảm nhận được rõ ràng số phận của Chu Xung nên anh khắc họa cái trong sáng của một chàng trai thông minh nhiều ước vọng. Chu Xung đã bày tỏ niềm mơ ước của mình với Lỗ Tứ Phượng. Anh ước mơ một thế giới đại đồng, con người yêu thương nhau chân thành, con người không giết hại lẫn nhau… Thành Lộc đã xác định tư tưởng của Tào Ngu (tác giả) nên anh đã thể hiện Chu Xung như một tâm hồn trong sáng giữa một địa ngục trần gian, tràn đầy tội lỗi và thù hận. Chu Xung và Lỗ Tứ Phượng – “đôi thiên thần” đã cùng chết trên lưới điện cao thế để bảo vệ sự trong sáng của họ…
Cho tới bây giờ khán giả vẫn tin ở tiềm năng sáng tạo của Thành Lộc qua nhiều vai diễn, dù cho tâm trạng của nhân vật có khúc mắc và phức tạp đến đâu, Thành Lộc vẫn khắc họa đầy đủ - không thừa lẫn không thiếu - và vẫn lưu được dấu ấn sâu sắc trong lòng người xem.
Bạn cần đăng nhập để trả lời Đăng nhập | Register

Quy tắc tích điểm trong diễn đàn này

Archiver|Mobile|Youtube|Facebook|Twitter|Contact|Netdepviet.org

GMT+7, 21-12-2024 09:26 PM , Processed in 0.019209 second(s), 17 queries .

Powered by Discuz! X3.5

© 2001-2024 Discuz! Team

Trả lời nhanh Lên đầu trang Quay lại danh sách