Quên mật khẩu
 Register
Xem: 10066|Trả lời: 5

Mỹ Lai (16-03-1968) - Hạt giống cho hòa bình

[Sao chép liên kết]
Đăng vào 16-3-2009 20:19:08 | Hiển thị tất cả tầng |Chế độ đọc
Thảm sát Mỹ Lai
Địa điểm         Làng Sơn Mỹ, Quảng Ngãi, miền nam Việt Nam
Mục tiêu         Thôn Mỹ Lai 4 và Mỹ Khê 4
Ngày         16 tháng 3 năm 1968
Loại tấn công         Thảm sát, tội ác chiến tranh
Tử vong         347 dân thường bị giết (thừa nhận của Lục quân Hoa Kỳ)
504 dân thường bị giết (thống kê của Việt Nam)
Thủ phạm         Lục quân Hoa Kỳ

những người phụ nữ và trẻ em bị thảm sát (c) Ronald Haeberle
Thảm sát Mỹ Lai hay thảm sát Sơn Mỹ là một tội ác chiến tranh của Lục quân Hoa Kỳ gây ra trong thời gian Chiến tranh Việt Nam. Vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại khu vực thôn thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể. Vụ việc đã bị che dấu cho tới cuối năm 1969 và ngoại trừ một chỉ huy cấp trung đội thì không có bất cứ sĩ quan hay binh lính Hoa Kỳ nào bị kết tội sau vụ thảm sát này.
Trong tiếng Anh, vụ thảm sát này có tên My Lai Massacre, Son My Massacre hoặc Pinkville, trong đó Pinkville là tên địa danh của quân đội Hoa Kỳ đặt cho khu vực Mỹ Lai. Sự kiện thảm khốc này đã gây sốc cho nước Mỹ, hâm nóng phong trào phản chiến và là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ khỏi Việt Nam năm 1972.
Bối cảnh
Anh ta bắn [vào đứa bé] với một khẩu a.45. Nhưng trượt. Chúng tôi cùng cười. Anh ta tiến thêm khoảng 1 mét rồi lại bắn trượt. Chúng tôi cười. Cuối cùng anh ta dí súng vào đầu đứa bé và cho nó ăn kẹo đồng.”


Những người phụ nữ Việt Nam với các em nhỏ tại Mỹ Lai ngày 16 tháng 3 năm 1968. Họ bị lính Mỹ giết gần như ngay sau khi bức ảnh được chụp (c) Ronald L. Haeberle[/ig]
Đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lữ đoàn bộ binh số 11, Sư đoàn bộ binh số 23, Lục quân Hoa Kỳ, tới Nam Việt Nam tháng 12 năm 1967. Trong tháng đầu tiên tại Việt Nam họ không có cuộc chạm trán nào với đối phương. Tính cho đến giữa tháng 3 năm 1968, thương vong của đơn vị này là 5 người chết, 23 người bị thương, trong đó phần lớn binh sĩ thiệt mạng vì mìn và bẫy.
Trong thời gian diễn ra Sự kiện Tết Mậu Thân (tháng 1 năm 1968), Tiểu đoàn 48 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (thường được quân đội Hoa Kỳ gọi là Việt Cộng) đã tiến hành một số cuộc tấn công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tình báo Mỹ cho rằng sau Sự kiện Tết Mậu Thân, Tiểu đoàn 48 đã rút lui về ẩn náu tại địa bàn làng Sơn Mỹ thuộc tỉnh này, cụ thể là các thôn Mỹ Lai 1, 2, 3 và 4.
Lục quân Hoa Kỳ quyết định tổ chức một cuộc tấn công lớn vào các làng bị nghi ngờ này. Đại tá Oran K. Henderson ra lệnh cho các sĩ quan cấp dưới "đánh mạnh vào đây, tiến gần kẻ địch và xóa sạch chúng". Trung tá Frank A. Barker ra lệnh cho các chỉ huy của Tiểu đoàn 1 đốt các ngôi nhà, giết sạch gia súc, phá hủy các kho lương thực và giếng nước
Vào hôm trước của cuộc tấn công, tại cuộc họp chiến thuật của Đại đội Charlie, đại úy Ernest Medina thông báo cho lính của mình rằng gần như mọi dân làng sẽ ra chợ vào lúc 7 giờ sáng, tất cả những ai còn ở lại đều là lính Việt Cộng hoặc người giúp đỡ Việt Cộng. Một số binh sĩ của đại đội Charlie sau này đã khai rằng mệnh lệnh của Medina theo như họ hiểu là giết toàn bộ du kích, lính Việt Cộng và những ai "khả nghi" (bao gồm cả phụ nữ, trẻ em), đốt trụi làng và đầu độc các giếng nước.
Trung đội 1 được chỉ định là đơn vị xung kích của Đại đội Charlie trong cuộc tấn công. Ngoài Charlie, còn có 2 đại đội khác có nhiệm vụ bao vây làng Sơn Mỹ.
(c) wikipedia.org
 Tác giả chủ đề| Đăng vào 16-3-2009 20:31:10 | Hiển thị tất cả tầng

Thảm sát Mỹ Lai

Vụ thảm sát
"Vài người cố dậy và bỏ chạy. Họ không thể và ngã xuống. Tôi nhớ có một người phụ nữ, chị ta đứng dậy và cố gắng làm việc đó - cố gắng chạy - với một đứa bé trên tay. Nhưng chị không thể.”

Sáng ngày 16 tháng 3, sau một đợt công kích dọn chỗ ngắn bằng pháo và súng máy bắn từ trực thăng, Đại đội Charlie đổ bộ vào làng Sơn Mỹ. Các binh sĩ của đơn vị này không tìm thấy bất cứ lính Việt Cộng nào trong làng, thay vào đó chỉ có những người dân thường, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, đang cố gắng tìm chỗ ẩn nấp trước cuộc càn quyét của quân đội Mỹ. Trung đội của thiếu úy William Calley bắt đầu xả súng vào các "địa điểm tình nghi có đối phương", những người dân thường đầu tiên bị giết chết hoặc bị thương bởi các loạt đạn bừa bãi này. Sau đó lính Mỹ bắt đầu hủy diệt tất cả những gì chuyển động, người, gia súc, gia cầm... Họ bị giết bằng các loạt súng, bằng lưỡi lê hoặc bằng lựu đạn với mức độ tàn bạo mỗi lúc một cao. Đài BBC News mô tả lại cảnh này:
    Binh lính bắt đầu nổi điên, họ xả súng vào đàn ông không mang vũ khí, đàn bà, trẻ em và cả trẻ sơ sinh. Những gia đình tụm lại ẩn nấp trong các căn lều hoặc hầm tạm bị giết không thương tiếc. Những người giơ cao hai tay đầu hàng cũng bị giết... Những nơi khác trong làng, nỗi bạo tàn [của lính Mỹ] mỗi lúc chồng chất. Phụ nữ bị cưỡng bức hàng loạt; những người quỳ lạy xin tha bị đánh đập và tra tấn bằng tay, bằng báng súng, bị đâm bằng lưỡi lê. Một số nạn nhân bị cắt xẻo với dấu "C Company" ("Đại đội C") trên ngực. Đến cuối buổi sáng thì tin tức của vụ thảm sát đến tai thượng cấp và lệnh ngừng bắn được đưa ra. Nhưng Mỹ Lai đã tan hoang, xác người la liệt khắp nơi.
Vài chục người bị dồn vào một mương nước và xả súng giết chết, một số chỗ khác cũng xảy ra những giết hàng loạt như vậy. Một nhóm lớn gồm khoảng 70 hoặc 80 dân làng nằm trong vòng vây của Trung đội 1 ở trung tâm làng bị Calley đích thân giết hoặc ra lệnh cho cấp dưới giết. Các binh sĩ của Trung đội 2 đã giết ít nhất từ 60 đến 70 dân làng bao gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ em trong khi đơn vị này càn qua nửa phía bắc của thôn Mỹ Lai 4 và Bình Tây.
Sau cuộc càn quét đầu tiên của Trung đội 1 và 2, Trung đội 3 được lệnh giải quyết bất cứ sự "kháng cự còn lại" nào. Ngay lập tức lính Mỹ giết tất cả những người và gia súc còn sống nhưng không may bị họ tìm được. Ngay cả những người giơ tay đầu hàng từ chỗ ẩn nấp hoặc những tiếng rên cất lên từ các đống xác người cũng bị những lính Mỹ này "giải quyết". Trung đội 3 cũng là đơn vị bao vây và giết một nhóm khoảng từ 7 đến 12 dân thường chỉ gồm phụ nữ và trẻ em.
Vì Đại đội Charlie không gặp bất cứ sự kháng cự nào của "quân địch", Tiểu đoàn 4 thuộc Trung đoàn bộ binh số 3 bắt đầu chuyển hướng càn quét sang các xóm của thôn Mỹ Khê 4 và giết khoảng 90 dân thường. Có một binh sĩ Mỹ chết và 7 người khác bị thương vì mìn và bẫy cá nhân. Trong vòng 2 ngày tiếp theo, các đơn vị lính Mỹ tiếp tục việc đốt phá các làng xóm và tra tấn những người bị bắt. Các lính Mỹ nếu không tham gia vào các tội ác thì cũng không phản đối hoặc báo cáo lại nó với cấp trên
"Có thể nói đa phần lính trong đơn vị tôi không coi dân Việt Nam là người"

Hành động giải cứu
"Quang cảnh phía dưới trông như một bể máu! Cái quái gì đang xảy ra vậy?”
Chuẩn úy Hugh Thompson, Jr., phi công trực thăng 24 tuổi thuộc đơn vị trinh sát trên không, ngay khi bay qua làng đã chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp: Vô số xác người chết, tất cả đều chỉ là trẻ con, phụ nữ và người già, không hề có dấu hiệu của người thuộc độ tuổi tòng quân hay vũ khí ở bất cứ đâu. Đội bay của Thompson tận mắt nhìn thấy đại úy Medina đá và bắn thẳng vào đầu một phụ nữ không có vũ khí (Medina sau này tuyên bố người phụ nữ có mang một quả lựu đạn). Sau khi chứng kiến những cảnh kinh hoàng này, đội bay Thompson cố gắng thực hiện các cuộc điện đàm để cứu những người bị thương. Chiếc trực thăng của họ hạ cánh xuống một cái mương dầy xác người, trong đó vẫn còn người cử động. Thompson đề nghị một sĩ quan cứu người đó ra khỏi cái mương, viên sĩ quan này trả lời anh ta sẽ "giúp họ thoát khỏi nỗi khốn khổ". Cho rằng đây là một câu đùa, chiếc trực thăng của Thompson cất cánh, ngay lúc đó một người của phi đội thốt lên "Chúa ơi, anh ta đang xả súng vào cái mương".

Người đàn ông và đứa bé. Cả hai đều đã bị giết.
Thompson sau đó nhìn thấy một nhóm dân thường (lại chỉ bao gồm phụ nữ, trẻ em và người già) trong một căn hầm tạm đang bị lính Mỹ tiếp cận. Chiếc trực thăng của phi đội Thompson hạ cánh và cứu được khoảng từ 12 đến 16 người trong căn hầm. Phi đội Thompson sau đó còn cứu được một đứa bé toàn thân đầy máu nhưng vẫn sống sót từ trong cái mương đầy xác người. Thompson sau đó đã báo cáo lại những gì anh nhìn thấy cho chỉ huy của mình, thiếu tá Watke, trong báo cáo Thompson đã dùng những cụm từ như "murder" (giết người) và "needless and unnecessary killings" (sát hại vô cớ và không cần thiết). Báo cáo của Thompson được các phi công và phi đội khác xác nhận.
Năm 1998 tại thủ đô Washington D.C., ba cựu sĩ quan thuộc phi đội Thompson gồm chỉ huy phi đội Glenn Andreotta, phi công Hugh Thompson và xạ thủ Lawrence Colburn đã được trao tặng Soldier's Medal (Huy chương Chiến sĩ) vì hành động ngăn cản đồng đội giết dân thường.
Hậu quả
"Khi rời làng, tôi chẳng còn thấy một ai sống sót.”

Hai mẹ con
Do hoàn cảnh hỗn loạn khi vụ thảm sát xảy ra và việc Lục quân Hoa Kỳ không thực hiện thống kê chính xác số nạn nhân, người ta không biết được hoàn toàn chính xác số dân thường bị lính Mỹ giết hại tại Mỹ Lai. Con số ghi lại tại Khu chứng tích Sơn Mỹ là 504 dân thường từ 1 tuổi đến 82 tuổi[2]. Con số do phía Mỹ đưa ra thấp hơn, 347 nạn nhân
 Tác giả chủ đề| Đăng vào 16-3-2009 20:39:21 | Hiển thị tất cả tầng

Tội ác chiến tranh


Một người phụ nữ bị lính Mỹ đánh tới lòi óc - Unidentified Vietnamese female killed by US soldiers, part of her brain is lying nearby

Một người đàn ông bị giết - Unidentified Vietnamese male killed by US soldiers

Một thi thể bên ngoài nhà tranh bị thiêu rụi. - Unidentified bodies near

Xác một người đàn ông bị ném xuống giếng. -burning house. My Lai, Vietnam. March 16, 1968.

Lính Mỹ đốt nhà tranh - SP5 Capezza burning a Vietnamese dwelling.

Binh nhất Carter, người duy nhất "bị thương" trong vụ thảm sát vì tự bắn vào chân - Pfc. Mauro, Pfc Carter, and SP4 Widmer (Carter shot himself in the foot during the My Lai massacre)

Unidentified body in well. My Lai, Vietnam. March 16, 1968.
Đăng vào 16-3-2009 21:01:27 | Hiển thị tất cả tầng

Về Sơn Mỹ hôm nay...

Gần 40 năm sau ngày giặc Mỹ thảm sát 504 người dân xã Sơn Mỹ (nay là xã Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), vùng quê nghèo nhưng giàu lòng yêu nước đang trở mình mạnh mẽ. Cho dù nỗi đau thấm đẫm máu và nước mắt còn đó nhưng làng Hồng (hay Pinkvill theo cách gọi của người Mỹ) vẫn đang là lá cờ đầu trong phát triển kinh tế.



Từ thành phố Quảng Ngãi, vượt sông Trà Khúc trên Quốc lộ 1A rồi rẽ theo đường 24B đi Tịnh Khê. Con đường trải nhựa sạch sẽ lượn ngang những ngôi làng, những cánh đồng màu mỡ. Ký ức đau thương dường như đã không còn đè nặng lên đôi vai, lên tâm trí những người từng một thời nếm trải khói bom giặc Mỹ. Đến Tịnh Khê hôm nay chỉ thấy một màu tươi roi rói của cánh đồng lúa đang thì con gái. Nơi đây có con sông Trà chảy qua, có núi Thiên ấn làm điểm tựa, có cửa Đại Cổ Lũy, cảng biển Sa Kỳ sầm uất mà nay mai sẽ là nơi trung chuyển dầu thô từ tàu vào nhà máy lọc dầu Dung Quất hoặc chở dầu đi khắp mọi miền đất nước. Tương lai rực rỡ của vùng quê này đang mở ra trước mắt như một bức tranh được vẽ bằng loại mực mà càng để lâu càng đẹp.

Hẳn nhiều người dân Tịnh Khê còn nhớ ngày 16 tháng 3 năm 1968 ấy, cái ngày mà giặc Mỹ mở một đợt càn quét vào Sơn Mỹ, cụ thể là nhằm vào thôn Tư Cung (tức My Lai 4, tức làng Hồng). Những trang sử của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi còn ghi lại sự việc này bằng những dòng chữ đẫm nước mắt: “Sáng ngày 16/3/1968, sau những tràng pháo đủ loại thi nhau dội xuống Sơn Mỹ là 2 toán 20 chiếc trực thăng vận tải bay đến mang theo 2 đại đội lính Mỹ. Chúng chia thành nhiều tốp, sục vào từng nhà, lôi mọi người ra khỏi hầm và xả súng bắn. Hầu hết những người này là phụ nữ, người già và trẻ em. Tổng cộng có 504 người dân xã Sơn Mỹ bị bắn chết, trong đó nhiều nhất là ở thôn Tư Cung. Cả thôn này gần như không còn bóng người sau vụ thảm sát...”. Mục đích của chúng là tiêu diệt “làng Hồng” – một căn cứ cách mạng, nhưng chúng đã không làm được. Thậm chí hành động này còn bị phản tác dụng bởi nó càng khiến cho lòng căm thù giặc Mỹ lên cao, tôi luyện ý chí đấu tranh của nhân dân Sơn Mỹ và cả nước thêm sôi sục
Đăng vào 16-3-2009 21:09:50 | Hiển thị tất cả tầng

Bốn mươi năm sau ..

Trong đạn lửa, bão giông, trước mắt Mẹ luôn là khoảng trời xanh thắm

Những người bạn đến từ Hy-rô-si-ma:



Những người còn sống sót khóc thương những người vô tội đã khuất:


Hàng chục người đã bị giết dã man và bị ném xuống con mương này:

Và tuổi thơ SƠM MỸ hôm nay ,,,
Đăng vào 24-8-2009 15:47:07 | Hiển thị tất cả tầng
LỜI XIN LỔI CÓ MUỘN MÀNG! ?

Nạn nhân vụ thảm sát Mỹ Lai tha thứ cho cựu binh Mỹ

Những ký ức về cuộc thảm sát 504 thường dân vô tội Mỹ Lai 42 năm trước, mấy ngày nay bỗng sống dậy với nhiều người Sơn Mỹ (Quảng Ngãi), sau khi cựu binh William Calley - từng tham gia vụ bắn giết - đưa ra lời xin lỗi.
> Cựu binh Mỹ xin lỗi nạn nhân vụ thảm sát Mỹ Lai

Gần 42 năm trôi qua, hơn một nửa đời người, lần đầu tiên Trung úy William Calley - viên sĩ quan từng chỉ huy một trung đội tham gia vụ thảm sát kinh hoàng ở Mỹ Lai tháng 3/1968 đã tỏ ra sám hối, mở lời xin lỗi về vụ việc này trước công luận.

Không phải đợi đến tận bây giờ, những nạn nhân sống sót sau vụ Mỹ Lai mới nghe lời xin lỗi, mà hơn 10 năm trước đã từng có những cựu chiến binh Mỹ trở lại vùng quê đau thương này cầu xin tha thứ. Những giọt nước mắt sám hối, lời xin lỗi muộn màng của những cựu chiến binh Mỹ đã làm vơi đi nỗi đau chiến tranh trong lòng đồng bào Sơn Mỹ.


Tháng 3 hàng năm, Tổ chức Madison Quackers(Mỹ) đến Mỹ Lai lặng lẽ tham gia nhiều hoạt động xã hội từ thiện, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh ở vùng quê này. Ảnh: Trí Nguyễn

Tháng 3 năm nào cũng vậy, nhiều cựu chiến binh Mỹ, những tổ chức quốc tế yêu chuộng hòa bình đều đặn trở về Việt Nam, đến với Mỹ Lai, lặng lẽ tham gia các hoạt xã hội từ thiện hàn gắn vết thương chiến tranh thay cho một lời tạ lỗi.
Như những thước phim quay chậm, nhớ lại quá khứ đau thương, bà Phạm Thị Thuận - nhân chứng sốt sót sau vụ thảm sát giàn giụa nước mắt kể với VnExpress.net: "Gia đình tôi có sáu người bị giết chết trong vụ thảm sát, mất mát đau thương không gì có thể bù đắp được”. Khi được hỏi, nếu bây giờ một cựu chiến binh Mỹ từng tham gia vụ thảm sát Mỹ Lai ngỏ lời xin lỗi thì liệu bà có tha thứ? Người đàn bà có khuôn mặt khắc khổ nói: “Mọi chuyện đã qua rồi, tôi tha thứ với điều kiện anh ta biết được đó là tội ác, đã thật sự sám hối".

Bà Thuận còn nhớ như in buổi sáng cách đây hơn 10 năm - nhân dịp 30 năm lễ tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai, tại khu chứng tích Sơn Mỹ, một cựu binh người Mỹ ngồi xe lăn đã cúi đầu, khóc xin bà và những nạn nhân sống sót sau vụ Mỹ Lai tha thứ cho lỗi lầm của mình. Qua người phiên dịch, bà Thuận nghe rất rõ: Suốt 30 năm, người cựu chiến binh Mỹ này không thể quên được hình ảnh những bà mẹ, đứa trẻ đã bị giết hại dã man trong vụ Mỹ Lai. Điều ấy đã khiến người Mỹ này dày vò, ray rứt và cuối cùng anh ta quyết định quay trở lại cầu mong nhân dân Việt Nam tha thứ
Bà Thuận cho rằng, một người lính Mỹ từng tham gia vụ thảm sát Mỹ Lai đã nhận ra sai lầm chiến tranh của mình sau 30 năm. Còn ông Willam Calley- người chỉ huy vụ thảm sát lẽ ra phải là người xin lỗi từ sau ngày Việt Nam giải phóng đất nước "thì mới hợp lẽ hơn, chứ không phải đợi đến bây giờ”.

Hơn 40 năm sau vụ thảm sát, nhiều người đã mất, nhân chứng còn lại hầu hết đã quá nửa đời người. Bà Trương Thị Lê, một người sống sót bày tỏ: “Thay vì chỉ sám hối, họ hãy làm gì đó để chuộc lỗi lầm quá khứ, hãy biến lời xin lỗi muộn màng thành việc làm cụ thể hàn gắn vết thương chiến tranh tại làng quê này”.

Trước lời xin lỗi muộn màng của Trung úy William Calley, ông Phạm Thành Công, Giám đốc Ban Quản lý khu chứng tích Sơn Mỹ chia sẻ: “Thay mặt cho các nạn nhân sống sót sau vụ thảm sát Mỹ Lai, tôi chấp nhận lời xin lỗi của ông Calley. Hy vọng đằng sau lời xin lỗi, ông Calley hãy hành động thiết thực kêu gọi thế giới vì cuộc sống hòa bình để chuộc lỗi lầm với đồng bào Sơn Mỹ. Đừng để bất cứ nơi nào nào trên thế giới lặp lại đau thương như vụ thảm sát Mỹ Lai này nữa”.


Ông Phạm Thành Công, Giám đốc Ban quản lý khu chứng tích Sơn Mỹ, nhân chứng sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai, trò chuyện với cựu chiến binh Mỹ Kenneth Schiel - người từng tham gia vụ thảm sát. Ảnh: Trí Nguyễn

Người quản lý khu chứng tích chiến tranh này vẫn còn nhớ những giọt nước mắt của cựu binh Mỹ Kenneth Schiel vào tháng 3/2008 khi trở lại Mỹ Lai - lúc ấy là sau 40 năm vụ thảm sảt. Ông Công kể, đến thăm Mỹ Lai cùng đoàn làm phim truyền hình Trung Đông Al Jazeera, đối diện với những hình ảnh tư liệu đau thương ở bảo tàng khu chứng tích Sơn Mỹ, gặp lại các nhân chứng sống sót sau vụ Mỹ Lai, Kenneth Schiel đã vỡ òa cảm xúc về vụ thảm sát kinh hoàng ở Mỹ Lai.

Kenneth Schiel đã khóc, xin lỗi đồng bào Sơn Mỹ, xin lỗi nhân dân Việt Nam về hành động “điên rồ” của mình trong quá khứ. Mở vòng tay nhân ái, ông Công đứng lên, đưa tay xiết chặt tay ông Kenneth Schiel, nói: “Cảm ơn ông vì đã can đảm đối diện với sự thật, dù đó là sự sám hối muộn màng.”

Chia sẻ nỗi đau cùng dân Sơn Mỹ, tháng 3 hàng năm Tổ chức Madison Quakers (Mỹ) đều đặn đến Việt Nam lặng lẽ tổ chức nhiều hoạt động xã hội từ thiện như: xây dựng nhà cho nạn nhân chất độc da cam, tặng cho phụ nữ nghèo, quyên góp quỹ xây dựng trường học… tại làng quê Sơn Mỹ và một số vùng quê nghèo tỉnh Quảng Ngãi.

Tổ chức này còn là nhịp cầu kết nối nhiều tổ chức quốc tế đến với Mỹ Lai để tham gia hàn gắn vết thương chiến tranh, góp phần xoa dịu nỗi đau thương trên mảnh đất này. Riêng cựu chiến binh Mỹ Roy Mike Boem, mặc dù không liên quan gì đến vụ thảm sát nhưng từ năm 2002 đến nay, mùa xuân nào ông cũng về Quảng Ngãi kéo vĩ cầm dưới chân tượng đài Sơn Mỹ nhân ngày giỗ chung 16/3, cầu nguyện cho 504 linh hồn thường dân vô tội được siêu thoát.

Hôm nay, trên những cánh đồng của Mỹ Lai, lúa đang trổ đòng dậy thì con gái. Mảnh đất đau thương năm xưa, nay phủ màu xanh bạt ngàn...

Trí Nguyễn


Mỹ Lai ngày nay - Đường ra biển Mỹ Khê -
Bạn cần đăng nhập để trả lời Đăng nhập | Register

Quy tắc tích điểm trong diễn đàn này

Archiver|Mobile|Youtube|Facebook|Twitter|Contact|Netdepviet.org

GMT+7, 22-12-2024 08:17 AM , Processed in 0.021429 second(s), 18 queries .

Powered by Discuz! X3.5

© 2001-2024 Discuz! Team

Trả lời nhanh Lên đầu trang Quay lại danh sách