Quên mật khẩu
 Register
Xem: 6123|Trả lời: 0

Võ Văn Kiệt sống mãi với non sông

[Sao chép liên kết]
Đăng vào 30-8-2008 16:36:30 | Hiển thị tất cả tầng |Chế độ đọc
The fatherland belongs to us, the nation belongs to us, the state belongs to us, Vietnam belongs to us, not to communists or any religious group or faction
Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả
Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào


Những câu nói và sự nghiệp của "tổng công trình sư" của công cuộc Đổi mới,bác Võ Văn Kiệt, mãi mãi sống trong lòng người dân Việt Nam
  Võ Văn Kiệt (23 tháng 11 năm 1922 – 11 tháng 6 năm 2008) tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, là một nhà chính trị Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và sau đó là Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 8 tháng 8 năm 1991 cho đến ngày 25 tháng 9 năm 1997. Ông được nhiều báo chí đánh giá là người đã đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và cải cách chính sách ở Việt Nam kể từ năm 1986,[1][2] đôi khi ông còn được xem là "tổng công trình sư" của công cuộc Đổi mới

Tiểu sử hoạt động

Ông Võ Văn Kiệt sinh năm 1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Cửu Long (nay là tỉnh Vĩnh Long), miền Nam Việt Nam.[5]

Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi trong phong trào Thanh niên phản đế, ông Kiệt được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939. Trong thời gian Khởi nghĩa Nam Kỳ ông là Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ tại Vũng Liêm. Sau Cách mạng tháng Tám, khi quân đội Pháp tái chiếm Nam Kỳ, ông là Uỷ viên chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam Bộ. Từ năm 1946 đến năm 1954, ông là Tỉnh uỷ viên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Rạch Giá, sau đó là Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu.

Sau Hiệp định Genève, ông Võ Văn Kiệt được bầu làm Uỷ viên Xứ uỷ Nam Bộ và Phó Bí thư liên Tỉnh uỷ Hậu Giang. Từ năm 1959 đến cuối năm 1970, ông được giao trọng trách là Bí thư Khu ủy T.4, tức khu Sài Gòn - Gia Định. Ông bắt đầu được bầu vào Ban chấp hành Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam từ Đại hội III (năm 1960). Từ năm 1973 đến năm 1975 ông được điều về làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh ông Võ Văn Kiệt được Trung ương Cục phân công giữ chức Bí thư Đảng uỷ đặc biệt trong Uỷ ban Quân quản thành phố Sài Gòn. Từ năm 1976 ông là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Võ Văn Kiệt cũng được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa VI. Từ sau Đại hội IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1976), ông Võ Văn Kiệt được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ tháng 2 năm 1987 ông Võ Văn Kiệt được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch Thường trực rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1988, ông giữ vị trí quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng qua đời đột ngột.[6] Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (tháng 8-1991), ông Võ Văn Kiệt được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thay ông Đỗ Mười). Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX (1992 - 1997), ông Võ Văn Kiệt được bầu làm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001, ông Võ Văn Kiệt không còn giữ các chức danh trong chính phủ nhưng vẫn được Ban Chấp hành Trung ương Đảng cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Cuối đời

Sau khi từ giã chính trường, ông Kiệt sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong 11 năm từ 1997 đến lúc mất, trước mỗi sự kiện nóng bỏng, quan trọng mang tầm quốc gia hoặc ảnh hưởng lớn đến quyền lợi nhân dân, lại thấy Võ Văn Kiệt lên tiếng với tư cách một người công dân.[8] Võ Văn Kiệt là cựu lãnh đạo Việt Nam đầu tiên công khai đặt vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc.[4] Ông cũng đã có ý kiến chính thức với lãnh đạo đất nước là nên đối thoại với những người bất đồng chính kiến [9], ông nói: "chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng" [10]. Và về việc bầu cử đại biểu Quốc hội ông cũng có nhận định: "Một quốc hội có người tự ứng cử và được dân bầu lên một cách tự do sẽ tốt hơn quốc hội bây giờ" [10].

Võ Văn Kiệt đã lên tiếng trên công luận bày tỏ quan điểm lo ngại về các dự án như: nhà máy lọc dầu Dung Quất[11] thành phố bên sông Hồng[12] việc xây dựng tòa nhà quốc hội mới[13], và lần gần nhất là về vấn đề mở rộng Hà Nội[14] Ông viết: "Thủ đô của cả nước, của cả dân tộc và cả của lịch sử. Không nên và không được phép đưa thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì."[15]

Ông Võ Văn Kiệt qua đời lúc 7 giờ 40 phút (giờ Hà Nội) [16] ngày 11 tháng 6 năm 2008, khi đang điều trị tại Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore.[3][2] Theo Reuters, ông qua đời do tuổi cao và bị viêm phổi cấp tính,[2] còn theo AP thì ông qua đời do gặp tai biến mạch máu não.[1]

18 giờ ngày 12 tháng 6 năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông cáo về việc tổ chức tang lễ cho ông với nghi thức quốc tang trong hai ngày 14 và 15 tháng 6.[17] Lễ viếng và lễ truy điệu của ông sẽ được tổ chức ở đồng thời ba nơi, Hội trường Thống Nhất (nơi đặt linh cữu của ông), thủ đô Hà Nội và trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (quê hương ông), trưởng ban lễ tang nhà nước là ông Nông Đức Mạnh, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Lễ an táng sẽ được tổ chức cùng ngày 15 tháng 6 tại nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh.

Gia đình

Ông Võ Văn Kiệt có hai đời vợ. Năm 1966 người vợ đầu của ông cùng hai con, một trai, một gái, đã thiệt mạng khi quân đội Hoa Kỳ bắn chìm tàu Thuận Phong trong một cuộc càn quyét qua chiến khu Củ Chi.[18] Người vợ thứ hai của ông Võ Văn Kiệt là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hóa học Phan Lương Cầm, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, bà Cầm từng được trao tặng Giải Kovalevskaia, giải thưởng cao nhất giành cho các nhà khoa học nữ Việt Nam

Tặng thưởng

Tháng 12 năm 1997, ông Võ Văn Kiệt đã được trao tặng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra ông còn được trao tặng nhiều huân, huy chương khác và huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
Bạn cần đăng nhập để trả lời Đăng nhập | Register

Quy tắc tích điểm trong diễn đàn này

Archiver|Mobile|Youtube|Facebook|Twitter|Contact|Netdepviet.org

GMT+7, 21-12-2024 09:19 PM , Processed in 0.060534 second(s), 16 queries .

Powered by Discuz! X3.5

© 2001-2024 Discuz! Team

Trả lời nhanh Lên đầu trang Quay lại danh sách