Nét Đẹp Việt Nam

Tiêu đề: Truyện rất ngắn [In trang]

Tác giả: anhz27    Thời gian: 15-3-2009 02:03 PM
Tiêu đề: Truyện rất ngắn
Đám tang
Tình cờ ngồi cafe ven đường tôi thấy một hình ảnh mà lâu rồi mới được nhìn lại.

....Một đám tang đi chậm rãi ngang qua quán, trên đầu xe tang có tấm hình một người quá cố mà tôi đoán chắc tuổi đã ngoài 70. Theo sau là gia quyến người gục đầu người cuối mặt lặng lẽ lê từng bước một . Khách qua đường người trên xe máy người đi bộ vẫn vội vã chen chúc cố đi qua đoàn xe tang chậm chậm kia. Bên kia đường có một cụ ông tay nắm tay cụ bà chờ xe tang đi qua để bước sang đường, ông cụ lấy vội cái nón trên đầu bà cụ cũng vội vã xếp cái dù đang che, cả hai  nghiêng mình  đưa người đã khuất ...


Đêm khuya

Khỉ!
Chuyện của nội

Nhận vé máy bay, cả nhà mừng tíu tít...
Dường như nội cũng mừng lắm. Nội vào ra hết sờ cái cột, sửa thân bầu, lại bứt mấy đọt mồng tơi nấu canh. Con cháu cười nội lẩm cẩm...
Từ ngày lên máy bay cho đến khi định cư nơi trời Tây , nội luôn săm soi một gói giấy vẻ quí lắm.
Chiều đông ảm đạm, nội ra đi, tay vẫn nắm chặt cái góinhỏ. Bố nhẹ nhàng gỡ ra một cục đất màu nâu rơi xuống vỡ tan
...

Mùi của má

Chị Năm gánh hàng bán bên kia sông Hậu. Chiều, trời bão, chị ngủ lại nhà người quen. Chạng vạng, ở nhà ai cũng lo lắng.
Tối. Sau khi ăn bữa cơm chiều muộn, anh Năm ru bé Tuấn trên võng, ba chị em Hồng Diệu nằm nhớ má trên giường.Bỗng Hồng Tươi kéo chiếc áo cũ sờn của má đưa lên mũi hít một hơi dài. Hồng Thắm, Hồng Diệu cũng giụi chiếc áo: "Em hửi miếng.." "Cho tao hửi với...! Chúng nó hít thật sâu mùi thân quen của má. Anh Năm ru con không thành lời.


[ Last edited by anhz27 at 2009-3-15 10:27 PM ]
Tác giả: anhz27    Thời gian: 16-3-2009 10:38 AM
Tiêu đề: Tình cơm bụi
“Mời anh chị vào ạ”. “Anh chị ngồi bàn này ạ”. “Dạ, anh chị gọi gì ạ?” Hắn hơi ngượng ngùng nhìn cô bé phục vụ bàn, rồi nhìn người phụ nữ tình cờ đi cùng hắn vào quán cơm bụi. Người phụ nữ ấy có vẻ cũng hơi ngượng, hoặc giả cô ta không thèm để ý. “Không, tôi đi riêng”, hắn định thốt lên như thế, nhưng liếc nhìn bờ vai trần của “người đẹp” chuẩn bị ngồi xuống phía đối diện, hắn lại im. Người ta mặc kệ thì mình cũng mặc kệ. Hắn chúi xuống thực đơn, gọi vài món bình dân, nói rõ to “Thế thôi nhé!”. “Còn chị”, cô bé phục vụ bàn đẩy thực đơn về phía nàng, “chị gọi thêm gì không?” Nàng nhìn thực đơn rất lâu, thờ ơ gọi vài món gì đó...

     Bây giờ là một khoảng trống im lặng. Hắn ngửng mặt lên nhìn đôi tay rất đẹp của nàng để trên mặt bàn và thưởng thức mùi nước hoa ngào ngạt. Nàng dùng nước hoa hơi đậm. Cái bàn quá hẹp, hắn không có can đảm nhìn thẳng vào mắt một người khác giới ở cự ly quá gần như thế, hắn nghĩ rằng như thế là không lịch sự. Vả lại đây là quán cơm bụi, ai vào cũng hùng hục ăn cho thỏa mãn cơn đói, mồ hôi nhễ nhại, ăn xong buông bát buông đũa, xốc quần áo đứng dậy luôn giống như đám thợ xây đi “tàu nhanh” ngoài công viên, chứ có phải gì đâu mà “lãng mạn”. Nhân nghĩ lan man đến chuyện cơm bụi, hắn lại nhớ đến những kỷ niệm cũ. Đời hắn đã không mời được người đàn bà của hắn đi ăn lần nào đâu, hắn cay đắng nhớ lại. Sáu năm trước, hắn đã yêu trong lúc đói run người.....
Tác giả: anhz27    Thời gian: 16-3-2009 10:50 AM
Tiêu đề: Cái khẩu trang

Chiều cuối hè. Trời oi bức. Quần ngắn, áo pun, vai mang túi vợt, trên đường đến sân cầu lông, đang chuẩn bị quẹo xe sang đường Yên Bái, bỗng một giọng nữ trong và nghe như đã thân thiết gọi ngược lại: “Anh Tiến! Anh Tiến!” Nhìn lại, thấy người gọi đã dừng xe máy bên lề đường chờ đợi, đầu đội mũ bảo hiểm, mặt mang khẩu trang. Trong trí tôi thoáng nghĩ đến vợ của Phát, người lái xe cũ của cơ quan, chắc muốn hỏi về chuyện thi cử của con cái vừa qua. Bởi cách đây hai hôm, một phụ nữ chủ cửa hàng cho thuê đồ cưới cạnh nhà có gặp và hỏi rằng con chị thi không đủ điểm sàn đại học và cao đẳng, nên cho cháu học gì. Vợ chồng Phát cũng có đứa con trai vừa thi đại học. Tôi quay xe chạy đến. Không phải vợ Phát. Nhưng cũng không thể biết đây là ai. Khẩu trang che kín khuôn mặt, chỉ còn lộ ra đôi mắt to đen ánh lên sự thân thiện, có vẻ chờ đợi. Qua dáng người, đoán độ gần bốn mươi tuổi. Người phụ nữ nhanh nhẩu: “Anh Tiến có nhớ em không? Hôm trước xin giấy tờ ở cơ quan anh, anh còn nhớ?”. Tôi thầm vắt óc nghĩ ai đây, rồi tự giải thích có thể là một người nào đó quen biết trong công tác hoặc quen biết gia đình mình nhưng lâu rồi không nhớ. Thấy tôi có vẻ do dự, người phụ nữ tiếp: “Hôm trước em gặp anh trên quận đó mà”. Tôi đang công tác ở thành phố và chưa bao giờ làm việc ở quận nào cả. Có lẽ người này nhầm. Nhưng tại sao biết tên mình mà gọi? Người phụ nữ tiếp: “Anh Tiến ở Cẩm Lệ? Nhà em cũng ở Cẩm Lệ”. “Trước đây tôi ở đó, nay thỉnh thoảng về vì má tôi ở đó. Nhưng không công tác ở quận Cẩm Lệ”. Tôi tự nhủ, chuyện gặp người đi đường chào hỏi, mình cũng gật đầu chào lại nhưng không nhớ cụ thể là ai thỉnh thoảng cũng xảy ra. Thấy tôi có vẻ cởi mở hơn, người phụ nữ bộc bạch: “Anh Tiến có tiền cho em mượn ít, xe em hết xăng”. Tôi thật sự áy náy với đề nghị ngặt nghèo giữa đường này. Từ lâu tôi vẫn quan niệm rằng thời gian thư giãn thể thao cuối ngày chí ít cũng là lúc được “thả lỏng” với tiền bạc, nên chẳng bao giờ đem tiền theo. “Tôi đi chơi cầu lông nên không đem theo tiền. Cô đợi chút tôi về nhà”, tôi đề nghị. Những giây phút im lặng nặng nề. Giọng người phụ nữ bỗng thay đổi, không còn trong trẻo và thân thiết như trước, đôi mắt đen trên khẩu trang ném cái nhìn xa lạ về phía tôi: “Thôi, phiền anh, em đi đây”. Cô dắt xe đi nhanh và khuất ở góc ngã tư. Giọng nói và ánh mắt ở lại làm cho tai mặt của tôi nóng bừng và vị chua đắng dâng lên.
      Dư vị âm ỉ cả đêm hôm ấy làm tôi trằn trọc thao thức, chập chờn mộng mị. Trong chiêm bao hỗn độn, tôi vật vã với điệp khúc mỗi lần tung mình bay lơ lửng trên không trung là mỗi lần người phụ nữ bí ẩn với chiếc khẩu trang che mặt lại kéo chân xuống mặt đất.
Tác giả: anhz27    Thời gian: 16-3-2009 10:53 AM
Tiêu đề: Chiếc bánh kem
Trên một chiếc xe hơi láng bóng, một người mẹ dỗ dành đứa con: ăn thêm cái nữa đi con, nhưng đứa bé lắc đầu:
- Ngán quá! Con không ăn nữa đâu.
Người mẹ lại nài nỉ:
- Ráng ăn thêm một cái, má thương, ngoan đi cưng.
Nhưng đứa bé cương quyết:
- Con nói là không ăn mà, vứt đi, vứt nó đi.
Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay, chiếc bánh kem văng qua cửa sổ, rơi xuống đường, sát mép cống, chiếc xe rồ máy chạy đi. Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ, xô đến nhặt, mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng. Nó bảo thằng con trai: Anh hai thổi sạch đi rồi mình ăn. Thằng anh phùng má thổi, bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột, cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tỏm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.
Tác giả: anhz27    Thời gian: 16-3-2009 11:07 AM
Tiêu đề: Con chim sáo
Con chim sáo đá anh mua mãi tận trong Bích động Ninh Bình. Con chim non mép vàng lởm chởm lông măng rất phàm ăn và dạn dĩ. Nó kết thân với bọn trẻ trong xóm cùng lứa con anh, cũng líu lô chành choẹ đủ điều. Bẵng đi vài năm, nó như một thành viên của gia đình hoà nhập vào lối sống công chức hiền lành, giờ giấc, cam chịu.
Một chiều về đến nhà thằng con lớn khoe với anh : " Bố ơi ! con sáo biết nói rồi ! ". " Nó nói gì ? ". " Nó rao bánh mì, cả xóm chạy ra mua ". Từ hôm ấy anh mới để ý đến giọng hót của nó, không còn là những âm thanh hào sảng của núi rừng sông suối nữa, không còn cả những thảng thốt gọi bầy lúc chiều nhập nhoạng, không còn cả những ríu rít sớm mai theo đàn trâu kiếm mồi bên chân núi. Nó cũng không đáp lại tiếng gọi của đàn sáo hoang về tìm thức ăn trên cây gạo tháng ba đỏ rực bờ đê. Nó bắt chước tiếng chị. Nó cằn nhằn về  chuyện anh không chịu thay quần áo, nó kêu ầm lên " Bít tất kinh quá ! ". Vâng ! Rất kinh, anh biết nhưng chưa bao giờ dám kêu như thế. Nó giục cả nhà " Tắt đèn, ngủ đi ! " rồi rên hừ hừ như ông lão hàng xóm mắc bệnh suyễn. Chị và các con khen con sáo khôn ngoan sành sỏi cứ như thể là một tấm gương đạo đức, biết nhắc nhở nhiều điều anh quên. Anh ngán ngẩm như người trót đa mang.
Tối nay tôi đến thăm anh, chị thầm thì như hối lỗi : " Sáng dậy anh mở lồng cho con sáo bay đi rồi anh cũng đi từ sáng không về ". Vừa ngồi chưa ấm chỗ anh đã trở về huyên náo, con sáo theo chân anh bay về nhà chui tọt vào chiếc lồng tre rệu rạo. " Tớ vừa sang nhà cậu ! ", con sáo cãi " Giả vờ, giả vờ ".
Anh đã không gặp tôi, con sáo nói đúng. Tôi không mấy khi ở nhà vì một nhẽ rất giản đơn, nhà tôi cũng có một con sáo biết nói.


Đỗ Phấn
Tác giả: anhz27    Thời gian: 17-3-2009 04:30 PM
Tiêu đề: Chùm truyện rất ngắn ..
Tiền cứu trợ
.Lũ. Ba nhắn lên "... Nhà ngập, con đừng về!"
Mỗi tối, con cùng những người bạn trong đội công tác xã hội của trường cầm thùng lạc quyên vào các giảng đường, lớp học nhận tiền cứu trợ đồng bào miền Tây.
Truyền hình vẫn tiếp tục đưa tin và hình ảnh lũ lụt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có quê mình. Con số người và của cải mất mát cứ tăng dần. Con sốt ruột, nôn nóng.
Hôm qua, cả nhà bác Ba kéo nhau lên ở tạm nhà chị Hai. Con sang hỏi thăm. Ra về, bác gái gởi cho con một gói mỏng và bảo:"Tiền cứu trợ, ba con gởi lên cho con đó!".

Người tốt - Người xấu
Trong lần đi công tác lên Đà Lạt, chiếc xe hơi cũ kỹ bò lên dốc đồi, trời sẩm tối, đường vắng, anh thấy sợ. Chợt có một bóng người đàn ông tất tả xách một chiếc túi nhào ra đường vẫy tay dồn dập xin quá giang.
Nhìn tới nhìn lui, anh bỗng ngại. Nhưng đôi mắt kia van xin, tuyệt vọng.
Anh dừng xe chép miệng:
-Thôi đành vậy! Tôi chỉ sợ gặp phải người xấu.
-Xin ông cứ trói tay chân tôi lại và cho tôi đi nhờ lên Thị xã. Con tôi đang nằm viện


Lòng tin

Xe ngừng…
- Mận ngọt đây!...
- Bao nhiêu tiền bịch mận đó?
- Dạ 2000.
- Hổng có tiền lẻ!
- Để con đổi cho!
Cái bóng nhỏ lao đi. Năm phút, mười phút…
- Trời! đồ ranh! Nó cầm 5000 của tui đi luôn rồi!
- Ai mà tin cái lũ đó chứ!
- Bà tin người quá!...
Xe sắp lăn bánh… Cái bóng nhỏ hớt hải:
- Dì ơi! Con gửi ba ngàn. Đợi hoài người ta mới đổi cho!

Tác giả: anhz27    Thời gian: 19-3-2009 01:30 PM
Hai nhà sư
Có hai nhà sư cùng thong dong bước xuống một con đường lầy. Cơn mưa nặng hạt vẫn còn rơi. Ðến khúc đường quẹo, hai người gặp một cô gái xinh xắn trong chiếc áo Kimono và chiếc khăn quàng cổ bằng lụa, đang đứng bên lề đường vì không thể băng qua ngã tư đường lầy được. Lập tức một nhà sư bảo: "Ði nào, cô bé" tức khắc đưa tay nhấc bổng cô gái lên và đưa qua quãng đường lầy.
Nhà sư bạn của anh ta, từ đó không buồn nói một tiếng nào, cho đến khi cả hai dừng lại trong một ngôi chùa. Rồi không còn chịu đựng được nữa, nhà sư bạn lên tiếng nói với anh ta:
-Chúng ta là những nhà sư, không được phép gần đàn bà, nhất là với những người đàn bà trẻ đẹp. Nguy hiểm lắm! Sao anh lại làm như vậy?
Nhà sư mỉm cười:
Tôi đã bỏ nàng từ chỗ đó rồi! Anh còn mang nàng theo đấy sao?
Tác giả: anhz27    Thời gian: 19-3-2009 09:12 PM
1. Bàn Tay
Võ Thành An
Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em... mềm mại.
Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
Tự trách bấy lâu mỉnh quá vô tình

2. Khóc
Bùi Phương Mai

Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói:
- Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh.

3. Đánh Đổi
Song Vũ

Chị yêu anh vì vẻ lãng mạn và coi thường vật chật. Chị xa anh cũng vì lẽ đó. Nhân chứng của cuộc tình là chiếc xe đạp, nó chở đầy kỷ niệm của một thời yêu nhau.
Mười năm xa cách, anh lao vào cuộc mưu sinh và có một gia sản ít ai bằng.
Tình cờ anh gặp chị tại nhà, nhìn thấy chiếc xe đạp ngày xưa, chị hỏi: anh còn giữ nó? Anh nghẹn ngào: "Anh làm ra những thứ này mong đánh đổi những gì anh có trên chiếc xe đạp ngày xưa".

4. Tro Ấm
Kim Liêu
Bọn cháu gái chúng tôi chẳng ai học được cách nhóm bếp của bà nội cả. Bà chỉ cần gạt bỏ lớp tro phủ trên mặt bếp lò, bỏ củi vào thổi nhẹ là có một bếp lửa đỏ rực.
Sáng nào cũng vậy, bà nội dậy thật sớm. Bà lặng lẽ nấu nước, lấy bộ đồ ông nội trên mắc áo đi giặt. Xong bà quay vào chuẩn bị bữa cơm, châm sẳn một bình trà nóng, rồi ra cửa gọi lớn:
"Ông ơi vào ăn cơm"
Cả nhà tôi đều im lặng.
Ông nội đã mất 20 năm rồi!
Tác giả: anhz27    Thời gian: 20-3-2009 08:32 PM
5. Mẹ tôi
Lăng Dũng

Chiến tranh ác liệt. Bố ra chiến trường. Mẹ dắt con đi sơ tán khắp nơi.
Hòa bình. Bố không trở về. Mẹ khóc hằng đêm. Năm năm sau mẹ quyết định lập bàn thờ với bức di ảnh của bố. Một mình mẹ vất vả nuôi con. Vậy mà căn bệnh ung thư quái ác lại cướp mất mẹ.
Hôm bức ảnh mẹ được đưa lên bàn thờ bên cạnh bố, bất ngờ bố trở về! Tất cả chợt vỡ ào...
Bức ảnh bố được hạ xuống. Trên bàn thờ... mẹ lại một mình.


6. Ghe hoa
T.T.H.A

Nhà nội nhà ngoại bên này bên kia sông. Xưa, ba đón mẹ về trên chiếc ghe kết đầy hoa hồng hạnh phúc. Xuống ghe, giày cao áo dài vướng víu, mẹ suýt ngã. Ba dìu đỡ cùng đi, mẹ mắc cỡ, cúi mặt đỏ bừng đôi má.
Nay mẹ đưa ba về an táng trên đất vườn nhà nội. Cũng trên chiếc ghe hoa - những tràng hoa phúng tím buồn tan tóc - Quần áo tang lòa xòa mẹ bước đi như người mộng du, suýt ngã, mẹ gượng một mình.


7. Cổng trường
Thanh Hải

Cổng trường ngày thi đông nghẹt thí sinh & phụ huynh. Những gánh hàng, dãy quán mọc lên san sát trên khoảng đất trống cạnh trường.
"Út, Út, Út ơi!". Cô học trò lúng túng tách khỏi đám bạn, đi về phía tiếng kêu.
"Ăn đi con. Xôi đậu. Thi sẽ đâu đấy".
"Con ăn rồi. Sao má lại ra đây!". Cô quày quả vào trường, vội vàng như trốn chạy...
..Mùa thi lại về. Cô giáo trẻ tần ngần trước cổng trường nhộn nhịp. Giọt nước mắt muộn màng đọng nơi khóe mắt. "Con mãi sẽ không đậu khi chối từ gánh xôi của má. Má ơi!".

Tác giả: anhz27    Thời gian: 22-3-2009 10:43 AM
8. Em ác lắm!
Nguyễn Thị Ngọc

Anh lớn hơn tôi mười tuổi, chuyện tình yêu của chúng tôi rất đầm ấm, ngọt ngào và đẹp như bao cặp tình nhân khác. Một hôm tôi nũng nịu đòi anh cho xem những lá thư mà anh và người yêu cũ viết. Một phần sợ mất tôi, một phần chiều tôi vì yêu tôi anh gượng gạo đưa cho tôi xem. Nhưng anh lại dúi dúi cất giữ một lá thư khác. Thấy anh dấu tôi nằn nặc đòi xem cho được. Cầm trên tay tấm hình chị ấy và bức thư tình, sự ích kỉ, lòng ghen tuông, và chút nhỏ nhen của con nít trong tôi nổi lên. Tôi đưa lại cho anh và bảo : " Anh phải đốt cái này cơ". Rồi anh cũng làm theo ý tôi, anh đau khổ quặng thắt đốt và ngồi nhìn đống tro tàn, lòng đau đớn quay sang nói với tôi : " Em ác lắm". Còn tôi, nét khoái trá lộ rỏ trên gương mặt trẻ con của tôi, tôi thoả thích lắm vì giờ đây trong anh chỉ có hình bóng của tôi.
Và giờ đây, những ngày tiếp sau đó, tôi mới thâu hiểu sự đau khổ, trăn trở khi đã thật sự mất anh rồi!


9. Anh yêu em vì anh ghét em

Công Thành

Hồi ấy chúng tôi cùng học chung một giảng đường đại học, tôi bị hút hồn ngay từ ánh mắt đầu tiên của em, em có mái tóc óng mượt chấm bờ vai, nụ cưới xinh xinh. Thế là tôi xin một chổ để được ngồi gần em, tôi hạnh phúc vì điều đó.
Thật là không hỉu sau, em lại thích thằng bạn ngồi kế bên tôi, lúc nào em cũng quay xuống với nụ cười thật tươi nhưng lại không phải cho tôi. Những lúc như thế tôi muốn hét lên cho em biết là "TÔI ĐANG GHEN ĐÓ, EM CÓ BIẾT KHÔNG"!!!!
Cuối học kì em cho tôi mượn sách để làm đề tài, tôi bỏ đó không xem, chỉ mở ra trang đầu ở bìa sách và ghi bằng bút đỏ" TÔI YÊU EM VÌ TÔI GHÉT EM". Tôi thật ngây ngô đâu có biết rằng phía sau cuốn sách em viết" Anh là người em thích đó, đồ ngốc!"
Bây giờ đi dự đám cưới em tôi mới nhận ra điều đó, có phải tôi quá ngốc đúng không?!

10. Một buổi sáng
Unknown

Thằng bé mặc bộ quần áo rách phong phanh bước chân sáo trên đường mặc gió lạnh. Nó ghé vào một hàng phở nhỏ, nghèo nàn bên góc phố, đường hoàng nói lớn:
- Dì bán cho con tô phở ba ngàn đem về!
Bà hàng phở nhìn nó, nhưng rồi lại cụp đầu xuống. Tưởng bà không nghe, nó nói càng to hơn. Nào ngờ, bà mắng xối xả:
- Tao không bán. Mới sáng mà mày đã tới ám tao hả thằng ăn mày! Mua ít vậy sao tao bán?
Nó cúi gằm mặt, nắm chặt mấy tờ bạc lẻ nhàu nát trong tay rồi lầm lũi bước đi. Nó chỉ muốn mua cho mẹ một tô phở nóng, nên để dành mãi từ số tiền ít ỏi bán vé số hàng ngày. Mẹ nó đau

Tác giả: anhz27    Thời gian: 24-3-2009 01:43 PM
12. Mùa vải thiều
Lê Nguyễn
Ngày xưa biết chị thích vải thiều, đến mùa anh mua cho chị thật nhiều. Những quả vải căng tròn như xuân thì con gái. Ngày chị sốn xa quê hương, mỗi lần đến mùa vải, họ nhắc nhở kỷ niệm xưa qua những lá thư dài. Bẵng đi một dạo, không nhận được tin anh, chị nhớ quê hương trở về thăm nhà. Hôm đến tìm anh, chị nhìn thấy trên bệ cao đĩa vải thiều chín đỏ, anh vẫn còn đó, nụ cười đôn hậu ngày nào vẫn rạng rỡ trên khung ảnh, như ẩn như hiện trong nghi ngút khói hương

13. Người tốt, người xấu
Trong lần đi công tác lên Đà Lạt, chiếc xe hơi cũ kỹ bò lên dốc đồi, trời sẩm tối, đường vắng, anh thấy sợ. Chợt có một bóng người đàn ông tất tả xách một chiếc túi nhào ra đường vẫy tay dồn dập xin quá giang.
Nhìn tới nhìn lui, anh bỗng ngại. Nhưng đôi mắt kia van xin, tuyệt vọng.
Anh dừng xe chép miệng:
Thôi đành vậy! Tôi chỉ sợ gặp phải người xấu.
-Xin ông cứ trói tay chân tôi lại và cho tôi đi nhờ lên Thị xã. Con tôi đang nằm viện.

14. Tiền cứu trợ

Lũ. Ba nhắn lên "... Nhà ngập, con đừng về!"
Mỗi tối, con cùng những người bạn trong đội công tác xã hội của trường cầm thùng lạc quyên vào các giảng đường, lớp học nhận tiền cứu trợ đồng bào miền Tây.
Truyền hình vẫn tiếp tục đưa tin và hình ảnh lũ lụt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có quê mình. Con số người và của cải mất mát cứ tăng dần. Con sốt ruột, nôn nóng.
Hôm qua, cả nhà bác Ba kéo nhau lên ở tạm nhà chị Hai. Con sang hỏi thăm. Ra về, bác gái gởi cho con một gói mỏng và bảo:"Tiền cứu trợ, ba con gởi lên cho con đó!"..
Tác giả: anhz27    Thời gian: 27-3-2009 10:47 AM
Đám tang việt kiều

Cả khu chợ quận Bến Cát xôn xao, tiếng trống kèn thê thiết , cổ áo quan nằm trong rạp che màn trướng sặc sỡ, người ra vào tấp nập, ăn uống linh đình, cười nói xôn xao ..
- Chết hồi nào vậy ?
- Ai biết, chở về hôm qua
- Chết ở đâu ? đám táng linh đình quá mạng .
- Nghe đâu bên Mỹ lận, bang Ca li gì đó
- Bên Mỹ mà chở về đây chôn ?
- Ừ ! thì có tiền làm gì chẳng được. Hồi đó tiệm vàng, chồng khối cây đi vượt biên, tiền của làm gì cho hết.
- Trẻ hay già?
- Nhìn hình kìa, cái mặt trẻ măng thôi, băng đảng thanh tóan bắn nhau, chết tốt .
- Thật là phí đời
- Phí tiền của thì có , cả trăm triệu chớ ít ỏi gì, sống chẳng giúp ai, chết còn thêm vướng bận


Chiếc áo

Nóng, sức nóng điên cuồng , ngột ngạt , không khí như trong lò nướng bánh, và tôi có cảm tưởng mình là thỏi bơ đang chảy theo , tôi đã quên [ hay vì lâu nay đã quá quen sống , ăn, thở trong hệ thống điều hòa không khí !! ] Tôi bước vào gian hàng góc Lê Lợi và Nguyễn Huệ , không khí mát mẻ, dù là nhân tạo, thật dễ chịu, nhìn thoáng qua những cây thuốc lá , hàng rượu Cognac xếp ngay ngắn trên kệ
- Cô cho tôi hai cây thuốc lá, và hai chai rượu đó
- Ở đây chỉ bán cho khách hàng Việt Kiều thôi, bà hãy ra ngoài chợ kia mà mua

Tôi nhẹ nhàng dỡ chiếc nón rơm ra, quạt ngang mặt , nhìn thẳng vào đôi mắt cô bán hàng và lập lại
- Tôi muốn mua hai cây thuốc lá Salem Light , và hai chai rượu Hennessy VSOP , tôi chỉ mang theo đô la và Passport của công dân Hoa Kỳ , thưa cô có bán không ?
- Ô! Xin lỗi, bà là Việt Kiều ..
Tác giả: anhz27    Thời gian: 27-3-2009 11:40 AM
Tình đầu

Về quê, lần nào cũng vậy, hễ chạy qua ngã ba An Lạc là tôi cho xe chạy chậm hẳn lại, mắt nhìn vào ngôi nhà khuất sau vườn lá. Một lần, đứa con trai mười tuổi của tôi hỏi:
- Ba tìm gì vậy?
- Tìm tuổi thơ của ba.
- Chưa tới nhà nội mà?
- Ba tìm thời học sinh.
- Nội nói, lớn ba học ở Sài Gòn mà?
- À, ba tìm người... ba thương.
- Ủa, không phải ba thương mẹ sao?
- Ừ, thì cũng ... thương.
- Ba nói nghe lộn xộn quá. Con không biết gì cả.
- Ba cũng không biết.
Chỉ có Hồng Hạ biết. Mà Hạ thì hai mươi năm rồi tôi không gặp

Đồ cúng

Có tiếng người ngoài cổng. Dì bực bội ra hỏi chuyện. Một cặp vợ chồng trẻ ghé hỏi xin nải chuối cúng trên bàn thiên. Đứa nhỏ chắc đói lắm, khóc thét. Dì không cho, nói dứt khoát:
- Đồ cúng!
Họ hỏi mua nhưng cũng không được. Ở nơi rừng rú này thì tìm một chỗ nghỉ chân không dễ. Dì đóng sập cổng quay vào. Đôi vợ chồng lại lao lên xe đi tiếp. Đứa bé vẫn khóc.

Mấy hôm sau, thấy chuối muốn hư, tôi tính lấy xuống ăn. Dì nói:
- Con đừng có ăn. Muốn ăn mai dì mua cho. Cái đó đồ dạc ra, dì mua cúng thôi.
Nói đoạn dì quăng nải chuối cho con khỉ...

[ Last edited by anhz27 at 2009-3-27 11:44 AM ]
Tác giả: anhz27    Thời gian: 28-3-2009 10:56 PM
Con Nuôi

Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói:
- Mình biết tất cả về con nuôi đấy.
Một học sinh khác hỏi:
- Thế con nuôi là gì?
Cô bé trả lời:
- Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng.

Phấn Son

Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.
Tác giả: anhz27    Thời gian: 31-3-2009 11:41 AM
Mẹ ta là Phật

Dương Phủ sinh ra trong một gia đình nghèo. Nhưng ông để hết tâm phụng dưỡng song thân.
Một hôm, ông nghe nói bên đất Thục có ông Vô Tế đạo sĩ. Dương Phủ bèn xin từ biệt song thân để đến thụ giáo bậc hiền triết.
Đi được nửa đường,ông gặp một vị lão tăng. Vị lão tăng khuyên Dương Phủ:
- Gặp được bậc Vô Tế chẳng bằng gặp được Phật.
Dương Phủ vặn hỏi:
- Phật ở đâu?
- Nhà ngươi cứ quay trở về, gặp người nào mặc cái áo sắc như thế này, đi đôi dép kiểu như thế này thì chính là Phật đấy.
Dương Phủ nghe lời quay trở về nhà. Đi dọc đường,ông chẳng gặp ai như thế cả. Về đến nhà thì đã khuya, Dương Phủ gõ cửa gọi mẹ. Người mẹ mừng rỡ, khoác chăn, đi dép ra mở cửa. Bấy giờ,Dương Phủ mới chợt nhận ra nơi mẹ mình hình dáng của Đức Phật mà vị lão tăng đã mô tả. Từ đấy,Dương Phủ mới nhận ra rằng cha mẹ trong nhà chính là Phật.
"Thứ nhất thì tu tại gia
Thứ hai tu chợ,thứ ba tu chùa
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là đạo con."

Người lính mù


Tại nhà ga Verona, bên Italia năm 1945, dân chúng đang chờ đợi các binh sĩ trở về từ các trại tập trung của Đúc Quốc Xã. Sự xuất hiện của chuyến xe lửa đã khơi dậy những tiếng reo vui tưởng trừng như không bao giờ dứt.
Từ trên xe lửa những tấm thân tiều tụy bắt đầu bước xuống sân ga giữa tiếng cười pha lẫn tiếng khóc của người thân. Cuối cùng,một người lính trẻ mò mẫn bước đi từng bước. Anh từ từ tiến về phía một người đàn bà già yếu và chỉ còn đủ sức để thốt lên tiếng"MẸ". Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau...Người mẹ già xót xa:
- Làm sao một người mù như con lại có thể tìm đến với mẹ?
Người lính mù ấy đáp:
- Thưa mẹ, con không nhìn thấy mẹ bằng đôi mắt, nhưng trái tim con đã hướng dẫn con
Tác giả: anhz27    Thời gian: 2-4-2009 09:56 AM
Cùng nghề

Thằng bé bảy tuổi ngây thơ hỏi:
- Sao hôm nay nhà cô Lan đông học trò vậy bố?
- Mùng ba tết, học trò đến thăm và chúc tết cô giáo của mình đấy. Ông bà xưa có câu mùng một tết cha mùng ba tết thầy đó mà.
- Sao không thấy học trò thăm bố?
- À, sáng nay bố trực tiếp khách ở trường, học trò đã đến chúc tết bố rồi.
Thằng bé không biết bố nó nói dối. Chỉ vì cô Lan dạy Toán còn bố nó dạy Thể Dục...

Người ngựa - Ngựa người

Mẹ nghèo đi ở mướn. Con nhỏ chạy chơi với "cậu chủ" cùng lứa. Chơi trò cưỡi ngựa: nó luôn làm ngựa, cậu chủ cưỡi lên lưng. Ngựa phi, ngựa phi vòng vòng, tấm lưng nhỏ oằn cong. Mẹ nhìn rưng rưng nước mắt.
Đêm về, thoa lưng con, mẹ hỏi:
- Sao con không đổi làm chủ ấy ?
Đứa trẻ bảo:
- Con thích cưỡi ngựa thật chứ không thích cưỡi ngựa người.
Mẹ ừ mà lòng chạnh xót xa....
Tác giả: anhz27    Thời gian: 2-4-2009 10:16 AM
Mất xe

Nhà có hai chiếc xe đạp. Mẹ đi dạy hàng ngày phải chạy một chiếc. Còn lại một chiếc cho nó đi học đại học.
Hơn hai năm đại học trôi qua, lối sống nhộn nhịp ở thành phố đã cuốn hút nó. Những quán nhậu, quán cà phê, quán bi da trở nên quen thuộc đối với nó.
Một buổi tối nó đi bộ về nhà trọ. Mặt buồn xo. Hai đứa bạn cùng phòng đang học bài bật dậỵ “Xe mày đâu?”. “Mất rồi”. Để giáo trình lên bàn, nó nằm úp mặt vào gối, chẳng buồn nói chuyện. Hai đứa bạn lại gần vỗ về, an ủi.
Cuối tháng nó về quê. Ba mẹ không mắng, chỉ buồn. Ngày đi, ba cho tiền. Nó nhét tiền vào bóp. Một tờ giấy mỏng chợt rơi xuống đất. Mẹ nhặt vội tờ giấy và trả lời thắc mắc của ba :”Hóa đơn thuốc của em, tháng trước em cho con tiền vô tình cái hóa đơn bị kẹp vào giữa xấp tiền, may mà còn”.
Nó nhìn mẹ, hai dòng nước mắt lăn dài trên má. Ba đâu biết rằng, cái hóa đơn thuốc mà mẹ nói chính là giấy biên lai cầm chiếc xe đạp của nó.

Chung -  Riêng

Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên…
Uống chung một ly rượi mừng, chụp chung tấm ảnh... cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta…
Tác giả: anhz27    Thời gian: 5-4-2009 11:01 AM
Bất hạnh


- Trời ơi! Con với cái, như thế có tức chết không!!! Cái đồ hư thên mất nết!
- Mẹ thôi đi! Cứ chưởi hoài!
- Trời, con nhỏ kia, mày còn cãi nữa hả! Cái đồ hư thân...
....Nó vụt chạy ra khỏi nhà, mắt ráo hoảnh... Quen rồi...
"Bực bội quá!!! Thử xem nhà người ta!!! Sao mà mình bất hạnh thế!!!
***
Nó lang thang tới công viên, chỗ mà nó thường lại chơi... ngồi.. và chẳng làm gì cả...
- Chị ơi, mua dùm em tờ báo!!
- Dẹp đi, bục bội quá.. Suốt ngày cứ nghe nheo nhẻo bên tai! Đi chỗ khác!
Con bé lầm lũi bỏ đi... hai tay chống hai cái nạng gộ nặng nhọc..
Nó nhìn, rồi đột nhiên đứng dậy đi về phía nhà..

Hời hợt

Khuya, đi làm về, đói và mệt lả người. Nó hỏi giọng càu nhàu : -Nhà không có gì ăn hả Mẹ? Không ai chừa cơm cho con sao?-rồi dậm những bước chân nặng nề trên mấy bậc than, không đợi nghe trả lời, nằm ngủ mà lòng ấm ức.

Sáng, mệt mỏi, nó không muốn bật dậy, mà nằm quấn mình trong chăn, mắt nhắm mắt mở, chập chờn nghe có tiếng nói chuyện...
-Để nó ngủ một lát, rồi anh gọi nó dậy kêu nó đi ăn gì đi, đêm qua nó chẳng ăn gì hết. Tay em bị sưng, đau quá, nên không nấu cơm.
Nó nằm đó, lặng im, cảm giác cái chăn không đủ che cả người nó. Năm nay nó 20 tuổi mà vẫn còn ấu trĩ đến thế sao?
Tác giả: anhz27    Thời gian: 10-4-2009 02:39 PM
Cha

Từ nhỏ tôi thường thấy cha tôi đi bất cứ đâu cũng cầm theo cái cuốc, dù lúc ấy cha tôi mặc áo dài đen, đầu đội khăn đóng đi ăn giỗ. Trên đường về nhà, cha tôi ngửa cái cuốc xúc phân trâu do bọn trẻ mục đồng để trâu, bò vương vãi dọc đường làng. Còn những khi cha tôi muốn đi tiểu, cha tôi chạy về tiểu vào cái ghè đất nung sau vườn, nếu không kịp, cha tôi tiểu xuống đám ruộng lúa nước của ai đấy để thêm chút u-rê cho lúa. Đụn phân trâu, bò trộn chung với cỏ bổi để hoai dành trồng trọt, chăm bón cây trái vườn nhà nhờ thế mà cứ đầy lên lúc nào không hay.
Khi tôi già gần bằng cha tôi, làng tôi thành khu thị tứ sầm uất. Một chiều tôi thả bộ trên vỉa hè lát gạch láng tìm cửa hiệu bán phân, giống, thuốc trừ sâu hỏi mua ít phân chuồng để vào chậu kiểng, tìm hoài không có. Tôi bỗng nhớ cha vô hạn!

Mẹ

Chiến tranh mẹ mất tay. Một người đàn ông gửi con trong lòng mẹ rồi đi ! Mẹ nuôi dạy con không tay. Thuở bé, con hỏi:"Tay mẹ đâu?". Mẹ âu yếm con bằng mắt: "Là con đó". Lớn lên, con tách mẹ tìm yêu. Bạn trai con xin nguyên vẹn đời con rồi xô con ra giữa ngày giông gió. Con trở về ôm con thơ chạy tìm mẹ, lao đao nửa đời khát vọng. Con thắp ba nén hương, khấn:
Lạy mẹ tha thứ cho con. Con muôn vàn hối lỗi ăn năn!
Giữa hư không mẹ cười. Nụ cười mẹ nghiêng một vằng trăng khuya khoắt bao dung

Ngoại

Thuở thiếu thời, vào những dịp nghỉ hè, tôi thường về quê ngoại. Nhà ngoại ở ven dòng sông nhỏ hiền hoà, suốt bốn mùa chảy giữa đôi bờ tre xanh hun hút. Ngoại tôi làm nghề chích lễ lấy máu phong ngứa nổi tiếng một vùng. Những lần về ngoại, tôi được tắm mình trong không khí trong lành, yên ả của vườn cây ngát hương hoa trái vườn ngoại và chiều chiều ngụp lặn trong dòng sông mát rượi với bạn làng. Tuy nhiên, tôi cũng bực mình vì chiều tối phải ngồi tẩn mẩn chùi muội đèn bám trong mấy chục bóng đèn cóc, khêu tim, châm dầu và đi xuống bếp, leo lên trang, lội trong vườn thắp hương cho mấy chục cái bát nhang từ trên bàn thờ ra tận ngõ. Một hôm, tôi bảo: "Mệ mê tín dị đoan quá, chỗ nào cũng thờ, cũng cúng, gốc cây, cục đá cũng lạy, nội tiền hương đèn, bông ba quả phẩm rằm, mùng một tháng tháng mệ lo sao xuể?". Ngoại tôi không nói không rằng, cứ lụi hụi thờ cúng và chiều hôm lọ mọ đi châm đèn, thắp hương như thế đến mấy chục năm trời. Sau ngày giải phóng, tôi mới hay ngoại tôi thường thắp hương để làm ám hiệu đưa đón cán bộ về trong hầm bí mật dưới chái bếp nhà ngoại. Bây giờ ngoại tôi không còn nữa. Tôi đã thỉnh bàn thờ ngoại dưới làng lên nhà tôi thờ cúng và cả tấm Huân chương cao quý của ngoại được Chủ tịch nước tặng.

(Nguyễn Nguyên An)
Tác giả: anhz27    Thời gian: 13-4-2009 08:35 AM
Kẻ cắp

Sau một cuốc xe mệt lử dưới nắng 39oC, tôi ghé quán ven đường uống ly nước giải khát. Cạnh bàn tôi có hai người đàn ông ngồi nhậu nhẹt, trên bàn ê hề đặc sản. Người đàn ông to béo, nói:
- Muốn xin, con viết đơn đưa thủ trưởng con ký, ba duyệt là xong. Ba còn tại chức năm nay nữa, để ba gửi thư tay cho thủ trưởng con, ổn cả. Con sẽ thấy một tiếng nói của nhạc phụ con năm bảy chục triệu là chuyện nhỏ.
Đúng lúc ấy một con bé đi xin lê chân đến, ngửa nón:
- Xin ông cho con năm trăm.
Người đàn ông vừa to béo vất tờ một ngàn xuống bàn. Con bé cóm róm tới nhặt. Ông nói:
- Mầy có biết đi xin như vậy là đồng loã với kẻ cắp không? Liệu hồn bở nghề không thôi ông cho người đưa vào trường giáo dưỡng nghe chưa.
Con bé ngơ ngác không hiểu. Tôi thì phân vân không biết ai đích thị là kẻ cắp!?

[ Last edited by anhz27 at 2009-4-22 09:45 AM ]
Tác giả: anhz27    Thời gian: 22-4-2009 10:53 AM
PHẠT!
anhz27

" Hoét! Hoét"
- Trể học con rồi ba ơi
- Không sao để ba năn nỉ
- Chào bác, bác đi bên trái đường, bác xuống xe cho kiểm tra giấy tờ
- Dạ anh thông cảm, trưa nắng tôi qua tạm để kịp giờ cho con
- Thôi đưa 100 ngàn
- Dạ .... tôi có ... 30 ..
- Thôi được rồi, ông già đi đi ...
.........
- Tiêu 3 cuốc xe rồi con
- .....
Tác giả: anhz27    Thời gian: 20-5-2009 09:33 PM
Con nuôi

Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói:
- Mình biết tất cả về con nuôi đấy.
Một học sinh khác hỏi:
- Thế con nuôi là gì?
Cô bé trả lời:
- Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng.


Du học

Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
Thành công
vội vàng lên đường
sống những ngày xa xứ

Thư đầu viết: "ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình..."

Cuối năm viết: "mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm..."

1 năm sau viết: "em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội... Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không..."




Chào mừng ghé thăm Nét Đẹp Việt Nam (https://forum.netdepviet.org/) Powered by Discuz! X3.2