netdepviet Đăng vào 27-1-2014 16:26:04

Lắng mình tại cổ tự Từ Hiếu

Chùa Huế là một phần trong những nét kiến trúc của cố đô xưa và việc đi lễ chùa cũng là một trong những nét văn hóa của đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Tuy đất không rộng, người không đông nhưng với hơn 400 ngôi chùa đã khiến TP Huế trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn của cả nước. Trong đó có một ngôi chùa cổ nổi tiếng lâu đời đó là chùa Từ Hiếu
efaH_6pohzw
Nguồn gốc tên chùa Từ Hiếu ?
Chuyện bắt đầu từ cuộc đời một nhà sư có pháp danh là Nhất Định. Năm 1843, sau khi từ chức Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự và trao quyền trụ trì chùa Bảo Quốc cho pháp đệ là Nhất Niệm, nhà sư Nhất Ðịnh đã dựng lên Thảo Am An Dưỡng để tịnh tu và dưỡng mẹ già.
Một ngày nọ, mẹ của nhà sư Nhất Định bị bệnh rất nặng. Nhà sư lo thuốc thang, hết lòng chăm sóc nhưng bệnh tình của mẹ vẫn không khỏi. Có người khuyên nhà sư nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, bởi mẹ nhà sư đã quá suy nhược cơ thể.
Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai, sư Nhất Định vẫn chống gậy băng rừng lội suối, xuống chợ cách Thảo Am An Dưỡng hơn 5km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ tẩm bổ.
Câu chuyện của sư Nhất Định đến tai Tự Đức vốn là một vị vua rất hiếu thảo với mẹ. Vua Tự Đức rất cảm phục trước tấm lòng của sư Nhất Định nên đã ban tên Từ Hiếu tự cho Thảo Am An Dưỡng và ban tiền để tu sửa lại. “Thảo Am An Dưỡng” được mang tên chùa Từ Hiếu từ đó.
Chùa được xây dựng từ năm 1943 trên một ngọn đồi được bao bọc xung quanh bởi rừng thông xanh mướt. Cách trung tâm thành phố chưa đầy 5km, đường sá đi lại dễ dàng và khí hậu trong lành, mát mẻ nên lượng người lên chùa viễn cảnh thường rất đông.

Theo thời gian, mặc dù đã bị tàn phá nhiều nhưng nhìn chung, kiến trúc tổng thể của ngôi chùa hầu như vẫn còn nguyên vẹn với cổng chùa, sân vườn, chính điện và hậu điện. Người dân Huế thường tìm đến ngôi chùa này để tìm thấy sự thanh thản trong cõi lòng, xua tan những lo âu, phiền muộn của cuộc sống phàm tục.
Trang: [1]
Xem phiên bản đầy đủ: Lắng mình tại cổ tự Từ Hiếu