Nét Đẹp Việt Nam

 Quên mật khẩu
 Register
Xem: 3168|Trả lời: 0
In Chủ đề trước Tiếp theo

Tiến về Hà Nội

[Lấy địa chỉ]
"Giữa năm 1949, tại Việt Bắc, mình cùng một số văn nghệ sĩ được triệu tập đến dự một cuộc họp để nghe Trung ương phổ biến tình hình chiến sự. Đích thân hai ông Trường Chinh và Tố Hữu chủ trì cuộc họp đó. Mọi người được nghe phổ biến chủ trương chuẩn bị tổng phản công và giới văn nghệ sĩ được giao nhiệm vụ: "Cần phải nhanh chóng có những sáng tác kịp thời phục vụ cho kháng chiến..." - nhạc sĩ Văn Cao thủng thẳng kể lại cho chúng tôi nghe về bối cảnh ra đời của bài "Tiến về Hà Nội"
.

Sau cuộc họp đó, mình và Nguyễn Đình Thi được phân công trở lại Khu 3 công tác và phổ biến lại cho mọi người. Mình thuê một chuyến đò dọc, đưa cả vợ con cùng với Nguyễn Đình Thi xuôi theo dòng sông Lô về Khu 3.

Chợ Đại - chợ Cống Thần (thuộc huyện ứng Hòa, Hà Tây) gần như là thủ phủ của giới văn nghệ sĩ lúc đó. Khi được biết chủ trương chuẩn bị "Tổng phản công" ai cũng vui mừng, phấn khởi. Mọi người hào hứng vào công tác. Ai cũng mong ngày chiến thắng để được trở về Hà Nội. Hòa trong cái không khí đó, mình sáng tác liền một lúc 2 bài "Tổng tiến công" và "Tiến về Hà Nội". "Tiến về Hà Nội" mình làm trong một đêm thu, bầu trời trong vắt đầy sao, không gian ngập tràn ánh trăng và dậy mùi lúa ngậm đòng. Mình đánh thức Tạ Tỵ dậy (Tạ Tỵ là họa sĩ) và hát cho hắn nghe. Tạ Tỵ sướng quá chồm lên: "Hay! Hay quá. Moa để toa đi thông báo cho mọi người".

Bài hát lập tức được truyền đi khắp nơi.

Chủ trương "Tổng phản công" chưa kịp thực hiện thì cuối năm 1949, giặc Pháp đã mở các cuộc càn quét lớn vào các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ - và thế là để bảo toàn lực lượng, quân ta phải rút lên rừng. Một số "các vị" không chịu được gian khổ "dinh tê" vào thành. Nhóm Tạ Tỵ - Phạm Văn Đôn - Phạm Văn Chừng - Phạm Duy vào khu 4 theo tướng Nguyễn Sơn, mình - Tạ Phước - Tô Vũ... chạy sang Đồng Năm Thái Bình. Tại đây, đầu năm 1950, nhạc sĩ Tạ Phước đã dàn dựng "Tiến về Hà Nội" và biểu diễn phục vụ cho bộ đội và nhân dân".

Văn Cao ngừng kể, ông tợp một hụm rượu, đôi mắt ông ắng đi, bất động. Vài phút sau, ông mới từ từ ngẩng lên kể tiếp: "Nghĩ lại cái không khí của đêm đó mình vẫn thấy bồi hồi, xúc động. Mọi người vỗ tay hát theo: "Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về...". Giai điệu đó, lời ca đó đã trở thành ước nguyện của mọi người. Có lẽ chính vì thế mà bài hát đó đã loang ra khắp nơi. Ít lâu sau, tại Việt Bắc, trong các cuộc chỉnh huấn, chỉnh quân, bài "Tiến về Hà Nội" được "đem lên bàn mổ" và tác giả của nó bị phê phán là "lạc quan tếu", tuy nhiên, cũng chính nhờ có cái vụ này mà từ đó mình rút ra kinh nghiệm "Không sáng tác nhạc có lời nữa". Văn Cao cười. Nụ cười thanh thản trở lại trên khuôn mặt ông.

Đã gần nửa đêm. Bóng đèn điện trong phòng chợt bừng sáng, soi rõ từng khuôn mặt đăm chiêu của mọi người.

( trích báo CAND )


Bài hát: Tiến về Hà Nội
Sáng tác: Văn Hoá



Trùng trùng quân đi như sóng
Lớp lớp đoàn quân tiến về
Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng
cờ ngày nào tung bay trên phố
Trùng trùng say trong câu hát, lấp lánh lưỡi lê sáng ngời
Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về
Cả cuộc đời tươi vui về đây

Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về
Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào
Chảy dòng sương sớm long lanh
Chúng ta ươm lại hoa sắc hương say ngày xa
Ôi phố phường Hà Nội xưa yêu dấu
Những bông hoa ngày mai đón tương lai vào tay
Những xuân đời mỉm cười vui hát lên
Khi đoàn quân tiến về là đêm tan dần
Như mùa xuân xuống cạnh đường nghe gió về
Hà Nội bừng tiến quân ca


Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Register

Quy tắc điểm

Phòng tối|iPhone|Archiver|G+|Youtube|Facebook|Twitter|Contact| Netdepviet.org

GMT+7, 19-4-2024 06:31 PM , Processed in 0.017265 second(s), 23 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2006 Made with in Hanoi,Vietnam and Contents are published by all members

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách